Nhảy Sào Là Gì? Kỹ Thuật Nhảy Sào Cơ Bản | Thể Thao ONLINE

Bộ môn nhảy sào có tên tiếng anh là Pole vault hay Pole Jump là một nội dung trong bộ môn điền kinh cùng với 3 môn khác là nhảy ba bước, nhảy cao và nhảy xa. Mặc dù là môn thể thao mà Việt Nam chúng ta đã tổ chức và đã tham gia tại nhiều giải đấu lớn tầm khu vực như Seagames…nhưng nhìn chung bộ môn này vẫn còn chưa được phổ biến tại nước ta.

Chính vì thế, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá chi tiết về môn thể thao này. Từ lịch sử hình thành cho tới các quy tắc hay luật nhảy sào, cùng với đó là những kỹ thuật nhảy sào căn bản nhất và cũng không thể thiếu các kỷ lục về độ cao, mà các vận động viên tại Việt Nam và trên thế giới đã chinh phục được.

nhảy sào
Môn nhảy sao là gì?

Lịch sử môn nhảy sào

Môn nhảy sào là môn có lịch sử hình thành khá đặc biệt. Tại 2 đất nước là Ba lan và Hà lan xưa vào đầu những năm 1800 tại những tỉnh tại khu vực biển bắc có hệ thống đầm lầy và suối nhỏ chằng chịt rất khó khăn cho việc di chuyển từ khu vực này tới khu vực khác.

Và để có thể di chuyển thường phải đi vòng và khá xa, chính vì vậy người dân ở nơi đây đã nghĩ ra một cách thức dùng những chiếc sào được làm từ tre và nhôm(hiện nay vật liệu làm sào được làm bằng sợi Carbon hoặc sợi thủy tinh) để nhảy qua những khu vực đó mà không phải đi vòng, đó chính là nguồn gốc sơ khai của bộ môn nhảy sào (Pole vault) hiện đại ngày nay.

Và một bước ngoặt lớn để đem môn thể thao này đến với thế giới, đó là vào năm 1826 tại London của nước Anh đã tổ chức cuộc thi nhảy sào đầu tiên với mức sào lên tới 3,3m.

Cho tới thời điểm này thì môn thể thao này đã phát triển trên toàn thế giới và nhảy sào là nội dung của rất nhiều cuộc thi như OLYMPIC….với những sự thay đổi mới từ dụng cụ thi đấu, luật thi môn nhảy sào cũng như thành tích càng ngày càng được nâng cao

Luật nhảy sào cơ bản

(Tại Việt Nam hiện chưa có tài liệu chính thức về luật của môn nhảy sào, dưới đây là tài liệu sưu tầm từ nước ngoài, nếu có có thắc mắc hay góp ý gì các bạn vui lòng đóng góp tại phần Comment để wikithethao.com kịp thời chỉnh sửa !)

A. Quy tắc chung của môn nhảy sào

  1. Trọng lượng của mỗi vận động viên phải được huấn luyện viên ghi lại trên mẫu đăng ký cùng với tên của vận động viên đó.
  2. Số lần thử tối đa cho một độ cao là 3 lần thử
  3. Vận động viên sẽ bị loại sau 3 lần không thành công tại một độ cao đăng ký.
  4. Vận động viên thực hiện lại lần 2 và lần 3 sau khi đã thực hiện lần 1 và lần 2 không thành công.

6. Giới hạn về thời gian: a. Vận động viên phải thực hiện phần thi của mình trong vòng 2 phút tính từ lúc được gọi tên.

b. khi vẫn còn 3 đối thủ thì lượt nhảy của một vận động viên sẽ được giới hạn là 4 phút, khi còn một đối thủ chưa nhảy thì thời gian giới hạn là 6 phút.

c. Quyết định bắt đầu tính giờ và kết thúc việc tính giờ sẽ được quyết định bởi ban trọng tài.

7. Khi kết thúc giờ thì không vận động viên nào được thực hiện thêm.

B. Quy định trong thi đấu với vận động viên

  1. Người tham gia thi nhảy sào không được sử dụng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào bên ngoài để sử dụng cho phần thi của mình.
  2. Không được mang giày có thiết kế đặc biệt nào để có thể tạo lợi thế một cách không công bằng so với các vận động viên còn lại.
  3. Không được phép sử dụng găng tay hay các những cụ sử dụng bao tay khác, trừ khi tay bị chấn thương và vết thương hở.
  4. Cho phép sử dụng băng dính cổ tay.
  5. Nếu không được sự cho phép, các vận động viên không được phép sử dụng bất kỳ dụng cụ nào của các vận động viên khác.
  6. Các HLV phải xác định trọng lượng của vận động viên và chọn loại sào.
  7. Trọng lượng của người nhảy sào phải nhỏ hơn hoặc bằng, giới hạn chịu tải trọng của sào.

C. Bắt lỗi khi thi đấu nhảy sào

Vi phạm một trong những lỗi sau sẽ được tính là một lỗi trong môn nhảy sào.

  1. Di chuyển thanh xà ngang ra khỏi vị trí ban đầu bằng cây sào hay bất kỳ ai khác.
  2. Không vượt qua xà ngang sau khi rời khỏi mặt đất.
  3. Dùng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể để tác dụng lên xà
  4. Khi lên tới vị trí cao nhất cần phải giơ hai tay lên

Mỗi một sai phạm sẽ bị tính, nhưng không tính vào thành tích khi đo lường. Đó là những quy định chung nhất của luật nhảy sào.

Kỹ thuật nhảy sào cơ bản

Kỹ thuật nhảy sào
Cách nhảy sào cơ bản

Bước 1: Chọn chiều cao phù hợp với bạn

Đối với người mới khi mới học cách nhảy sào thì bạn nên loại bỏ thanh ngang để có nhiều không gian hơn cho việc làm quen với các kỹ thuật nhảy sao. Sau khi đã cảm thấy tự tin hơn bạn nên chọn cho mình một mức xà phù hợp từ thấp tới cao.

  • Đối với người mới thì chiều cao của xà nên để từ 1,5 – 1,8m
  • Với học sinh phổ thông hay các bạn học cao đẳng đại học thì chiều cao của xà từ 2,1 – 3m
  • Đối với các vận động viên chuyên nghiệp chiều cao khuyến nghị là từ 3,7 – 4,3m

Bước 2: Đặt tay lên sào

cách nhảy sào
Cách cầm sào đúng kỹ thuật
  • Với những ai thuận tay phải thì tay phải sẽ đặt lên trên và tay trái đặt phía dưới hai tay cách nhau khoảng từ 30cm tới 60cm tùy thuộc sải tay của bạn.
  • Tương tự với những ai thuận tay trái thì tay trái đặt trên và tay phải đặt ở dưới.

Bước 3: Xác định vị trí xuất phát

Đây là bước quan trọng trong kỹ thuật nhảy sào, xác định khoảng cách phù hợp để có được đà chạy và lực bật tốt nhất. Khoảng cách tốt nhất để thực hiện nhảy sào là từ 8 tới 10 bước chạy từ vị trí xuất phát cho tới hộp dậm nhảy.

Bằng cách đo bước chân 2 bước đi bộ sẽ bằng 1 bước chạy, vì thế xuất phát từ hộp nhảy bạn đo đúng 16 tới 20 bước chân đó là khoảng chạy đà tốt nhất. Trong khoảng cách đó bạn chạy thử và chọn ra vị trí tốt nhất để có thể thực hiện tốt nhất phần thi của mình.

nhảy sào
Đo để tìm khoảng cách nhảy lý tưởng nhất dành cho bạn

Bước 4: Chạy nước rút

Tốc độ chạy càng nhanh thì mức xà bạn chinh phục sẽ càng cao hơn, vì thế hãy tăng tốc hết mức có thể ở giai đoạn này.

Cách chạy đà khi nhảy sào

Bước 5: Bật nhảy 

Đây là giai đoạn mà cơ thể của bạn từ mặt đất sẽ được đẩy lên không trung và vọt qua xà, quá trình đó có thể chia làm 6 giai đoạn, mỗi một giai đoạn đều cần có sự chuẩn xác để bạn có thể chinh phục được mức xà cao nhất có thể và tránh được những rủi ro khi nhảy sào.

Và tất nhiên không ai ngay từ đầu có thể thực hiện tốt giai đoạn này tất cả thành công trong việc nhảy qua những mức sào đều đến từ việc nỗ lực luyện tập của bạn, đây là giai đoạn khiến cho nhiều người sẽ phải nản lòng nhất.

Nhưng các bạn hãy yên tâm rằng những bước dưới đây sẽ rút ngắn quãng đường chinh phục kỹ thuật nhảy sào, nếu như các bạn thực hiện đúng và không ngừng luyện tập.

  • Giai đoạn 1: chống đầu sào vào đúng vị trí lỗ của hộp nhảy.

Ở động tác này khi bạn tiếp cận tới hộp nhảy, trước khi bạn cắm sào vào hố nhảy sẽ có giai đoạn bạn chuyển sào từ tư thế sát eo sang từ thế nâng gậy lên đỉnh đầu, luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn cảm nhận được thời điểm để thực hiện thao tác này.

cách nhảy sào

  • Giai đoạn 2: Bật nhảy

Khi sào đã cắm vào hố nhảy bạn dùng sức bật của chân để đẩy cơ thể rời khỏi mặt đất và bay lên không trung, lúc này bạn sử dụng chiếc sào như là đòn bẩy để có thể đẩy cơ thể lên cao nhất có thể.

kỹ thuật nhảy sào

  • Giai đoạn 3: Đẩy chân lên mức cao nhất

Truyền lực từ tay chuyển tới hông sau đó đẩy chân lên mức cao nhất có thể.

nhảy sào

  • Giai đoạn 4: Đẩy người qua xà

Khi sào ở phương thẳng đứng so với mặt đất bạn dùng tay đẩy sào uốn cong người đồng thời đẩy toàn bộ cơ thể qua xà.

kỹ thuật nhảy sào

  • Giai đoạn 5: Uốn mình qua xà

Đây là bước cần kết hợp giữa kỹ năng và một chút tinh tế, sử dụng phần thân làm trọng tâm uốn mình qua xà và trọng tâm sẽ chuyển từ hông tới phần lưng, sau đó xoay người hướng mặt song song với mặt đất.

Trong giai đoạn này sự tinh tế là điều rất quan trọng, bạn giữ cơ thể mình để không bị đụng vào xà.

  • Giai đoạn 6: Trên không

Là bước chuyển của giai đoạn trên, bạn đẩy sào khi đã đạt độ cao cực đại, tại bước này khi cơ thể bạn đã vượt qua được mức xà thì coi như bạn đã đến gần nhất với việc chinh phục mức xà bạn đã đặt mục tiêu.

nhảy sào

Bước 6: Tiếp đất

Đến giai đoạn này thì sự an toàn là yếu tố bạn cần đặt lên hàng đầu. Bạn sẽ tiếp xúc với thảm bằng phần lưng của mình và cần lưu ý các vấn đề sau.

  • Tay của bạn để sát ngực, chân co về phía trên.
  • Không tiếp đất bằng chân sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như những chấn thương với gân kheo.

cách tiếp đất khi nhảy sào

Để có thể hiểu hết một cách tuần tự việc tập luyện nhảy sào dành cho người mới các bạn có thể tham khảo Clip dưới đây để có cách thức tập luyện hiệu quả nhất.

Nguồn ảnh: “wikihow.com”

Đó là những kỹ thuật nhảy sào cơ bản nhất cùng với những cách để thực hiện các động tác nhảy sào theo từng giai đoạn. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng khám phá về những kỷ lục thế giới và Việt Nam của bộ môn thể thao nhảy sào.

Kỷ lục nhảy sào thế giới

Người hiện nay đang giữ kỷ lục thế giới ở bộ môn nhảy sào là vận động viên người pháp Renaud Lavillnie trong cuộc thi tại Donetsk, Ukraine vào ngày 15/2/2014 anh này đã vượt qua mức xà 6,16m và cho đến thời điểm hiện nay Renaud Lavillnie vẫn là người nhảy sào cao nhất thế giới.

kỷ lục nhảy sào thế giới
Renaud Lavillnie người đang giữ kỷ lục thế giới môn nhảy sào.

Kỷ lục nhảy sào nữ thuộc về vận động viên Yelena Isinbayeva người nước Nga. Với mức xà là 5,06m trong một cuộc thi nhảy sào tại Thụy sỹ vào năm 2009.

Kỷ lục nhảy sào Việt Nam

kỷ lục nhảy sào việt nam

Vũ Văn Huyện là vận động viên nhảy sào của Quân Đội đã xác lập một kỷ lục nhảy sào Việt Nam khi vượt qua mức xà là 4m90 vào ngày 24/9 năm 2013. Vũ Văn Huyện cũng là một vận động viên được đánh giá rất cao tại khu vực Đông Nam Á.

Tổng kết: Đó là tất cả những thông tin về bộ môn nhảy sào từ những khái niệm chung nhất để các bạn thấy được nhảy sào là gì cho đến lịch sử hình thành của bộ môn này, cũng như luật nhảy sào và hướng dẫn cách nhảy sào cơ bản nhất. Hi vọng bài viết có ích cho bạn trong việc tìm hiểu thông tin về bộ môn thú vị này.

Tham khảo thêm:

  • Kỹ thuật nhảy cao
  • Kỹ thuật nhảy xa

Từ khóa » Môn Nhảy Sào Trong Tiếng Anh Là Gì