Những Dấu Gạch Nối Từ Quá Khứ [Radio Cảm Thức] - Septiny

Tôi làm radio Cảm Thức không nhằm mục đích thương mại mà chỉ vì thích những Cảm Thức của Phạm Lữ Ân.

Hãy mua sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” để ủng hộ tác giả. NXB: NXB Hội nhà văn và công ty Phương Nam. Giá: 39.000đ

Radio Cảm thức sử dụng ca khúc: Yellow room (Yiruma) và My angel (Kellie Pickler).

Những dấu gạch nối từ quá khứ – Septiny

**

Có lần, tôi đọc trên internet một tin ngộ nghĩnh. Một phụ nữ Ba Lan tên là Agat Czemierys đã đăng một quảng cáo với nội dung: “Chúng tôi muốn nhận nuôi một ông hay bà, người sẽ sống, tận hưởng  kỳ nghỉ hè và đi mua sắm cùng chúng tôi suốt đời. Không ràng buộc về tiền bạc, chỉ có tình thương”.

Kết quả là Agat đã nhận được hàng nghìn thư trả lời từ các cụ già trên khắp Ba Lan, mong được làm ông  bà cho các con của cô.

Câu chuyện đó làm tôi nhớ bà ngoại của mình quá đỗi. Tôi nhớ những ngày ngồi gọt cau với bà, lấy vỏ cau kết thành những chiếc thuyền thúng nhỏ. Nhà văn Louisa May Alcott iết rằng: “Mỗi ngôi nhà cần có một người bà trong đó”. Tại sao vậy? Tại  sao những ký ức ấu thơ về ông bà luôn là những ký ức êm đềm nhất? Tại sao khi đến tuổi dậy thì con cái thường cãi lời cha mẹ nhưng lại sẵn sàng nghe lời ông bà? Tại sao cũng đều xuất phát từ yêu thương, nhưng cha mẹ thường lại trách mắng, còn ông bà lại có thể bao dung? Tại sao có những chuyện ta không thể kể với ba mẹ, nhưng sao lại tâm sự với ông  nội hay bà ngoại?

Có khi nào bạn tự hỏi mình điều đó?

Mỗi thế hệ đều có vai trò của mình. Ông bà có sự nhẫn nại và dịu dàng của người đi qua quãng đường dài. Luôn luôn có một đoạn đường mà cha mẹ chúng ta chưa đi qua. Và ông bà ở đó, để yêu thương chúng ta, nuông chiều chúng ta, cả làm hư hỏng chúng ta, với một tình yêu vô điều kiện.

Đôi khi, có những mâu thuẫn xảy ra giữa cách giáo dục nghiêm khắc của ba mẹ, và sự chiều chuộng của ông bà. Nhưng rồi khi lớn lên, nhìn lại thời thơ ấu thì bạn sẽ hiểu rằng: nhân cách của bạn đã được hình thành nhờ cả hai điều đó, nhờ sự cân bằng kỳ diệu của cả hai. Quả thật, ai có được cha mẹ nghiêm khắc và ông bà nuông chiều thì quả là hạnh phúc lớn lao.

Ông bà của chúng ta chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là một dấu gạch nối giữa chúng ta với quá khứ. Thế hệ của ông bà cũng như cái rễ cây vậy. Bạn không nhìn thấy rễ cây, nhưng bạn biết rằng rễ luôn hiện hữu ở đó, là nguồn gốc của nhựa sống, là nơi khởi đầu của những chiếc lá non. Vì vậy dù bạn gặp ông bà ở đâu, trong gia đình hay viện dưỡng lão, thậm chí khi nhìn thấy ông bà trên đường, dù là ông bà của bất cứ ai, cũng đừng hờ hững đi qua mà không cúi đầu chào. Với lòng biết ơn

Phạm Lữ Ân

>> Các Radio khác:

Những khoảng trống không phải để lấp đầy [Radio cảm thức]

Tiếng người hay chỉ tiếng chiêm bao [Radio cảm thức]

Ta sẽ làm chi đời ta [Radio cảm thức]

Có một cuốn sách bên trong bạn [Radio cảm thức]

Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn [Radio cảm thức]

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Nối Từ Quá Khứ