Những Lợi ích Của Việc Trồng Cây Bản địa Trong Thiết Kế Cảnh Quan ...
Có thể bạn quan tâm
LỜI GIỚI THIỆU
Thiết kế cảnh quan là một phần quan trọng giúp tăng thẩm mỹ và độ hài hòa cho toàn bộ công trình bằng những sáng tạo trong thiết kế, sắp xếp, bố trí các vật liệu, vật dụng, hình khối ở các phần không gian mở [6]. Trong đó, việc trồng cây xanh, tạo tiểu cảnh sân vườn là một trong những hạng mục chính của thiết kế cảnh quan. Những điểm xuyến xanh giữa các khối bê tông cứng nhắc giúp tạo cảm giác không gian sống mát mẻ, thoáng đãng đồng thời cây xanh đô thị còn có thể làm giảm nhiệt độ không khí nhờ chắn bức xạ lên bề mặt công trình và hấp thụ nhiệt từ mặt trời cho quá trình thoát hơi nước và quang hợp [7].
Tuy nhiên, việc lựa chọn cây trồng phù hợp cũng cần được cân nhắc kĩ lưỡng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Trong đó cảnh quan được trồng với các loại cây bản địa được khuyến khích bởi các kiến trúc sư nhờ vào những lợi thế to lớn mà nó mang lại. Bài viết này sẽ đề cập một số lợi ích của việc trồng cây bản địa so với các loại cây khác.
Hình minh họa: việc lựa chọn các loài cây phù hợp khi thiết kế cảnh quan có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình vận hành và duy trì công trình (Dự án Khu đô thị Làng Sen – Long An)
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG CÂY BẢN ĐỊA
Cây bản địa là những loài cây phát triển và phân bố tự nhiên tại địa phương, bao gồm những loài cây nhập nội nhưng đã sống, thích nghi, và hòa nhập vào hệ sinh thái địa phương một thời gian dài [8]. Đôi khi, cây bản địa là những loài cây được quy hóa trong nội bộ một quốc gia [8].
-
Tăng tính thẩm mỹ cho công trình
Các loài thực vật bản địa thể hiện được sức hấp dẫn và nét đặc trưng của từng vùng miền [2]. Ví dụ như sen, súng, cau, chuối, cỏ lau, dương xỉ,…là những loại cây mang đậm dấu ấn của các vùng làng quê Việt Nam. Bằng sự khéo léo của mình, các kiến trúc sư đã kết hợp hài hòa những loại cây này vào trong những công trình xây dựng, có thể biến hóa đa dạng các phong cách truyền thống, hiện đại, hay tối giản [9]. Ngoài ra, cây bản địa còn giúp cho công trình không bị nhầm lẫn trong hàng loạt công trình khác có thiết kế tương tự nhờ vào sự đa dạng của thảm thực vật đặc trưng của khu vực [2]. Chủ công trình có thể thể hiện màu sắc riêng qua việc bố trí cảnh quan đẹp mắt, mới lạ với cây trồng bản địa [5]. Một công trình có độ thẩm mỹ cao với cảnh quan được trau chuốt còn có thể tạo sự liên kết giữa nội thất và ngoại thất làm tăng tính thống nhất của công trình đồng thời đem đến không gian thư giãn, mát mẻ cho người sử dụng.[6]
-
Không có tính xâm lấn
Việc thiết kế cảnh quan nhờ trồng cây bản địa thích hợp cả những công trình lớn và nhỏ bởi đa số các loài cây bản địa không có tính xâm lấn, cho phép các loại câu khác phát triển, sinh trưởng tốt nên có nhiều ứng dụng hơn [3]. Đặc điểm này giúp cho việc thiết kế, duy trì cảnh quan trở nên dễ dàng hơn khi không phải liên tục kiểm soát mức độ tăng trưởng, tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc [3].
-
Khả năng sinh trưởng mạnh mẽ
Các công trình lớn và phát triển theo hướng bền vững có xu hướng ưu tiên các loài cây bản địa hơn bởi đặc điểm sinh trưởng mạnh mẽ và phù hợp với thổ nhưỡng địa phương [9]. Do đó, chúng có khả năng chống chọi tốt với các loại thời tiết khắc nghiệt ở địa phương đó cũng như dễ dàng sinh trưởng phát triển trở lại sau đó nên giúp tiết kiệm công sức thay mới cây trong trường hợp cây cũ bị chết [3].
-
Giúp tiết kiệm nước
Cũng nhờ vào sự quen thuộc với khí hậu và đất đai, các loài bản địa cần ít nước để duy trì sự sống nhờ vào khả năng giữ nước tốt hơn cũng như dễ thích nghi với lượng mưa ở địa phương đó. Điều này tiết kiệm một phần lớn chi phí tưới tiêu cũng như công sức chăm sóc cây cối [3]. Một số loài cây bản địa có rễ dài bám sâu xuống lòng đất còn có giúp tăng khả năng giữ nước của đất một cách đáng kể, hạn chế lãng phí nước và góp phần giúp phòng chống lũ lụt vào mùa mưa bão [4].
-
Chống sâu bệnh
Cây bản địa còn có sức đề kháng tốt trước các loại sâu bệnh, mầm bệnh, nhờ đó mà chúng có thể tồn tại được mà không cần được phun thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vậy [2]. Việc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và quan trọng hơn hết là không gây ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến sự phát triển của các loài động thực vật xung quanh [3]. Bên cạnh đó, chất lượng không khí được cải thiện nhờ hạn chế sử dụng máy cắt cỏ và ô nhiễm nguồn nước cũng được giảm thiểu do không cần sử dụng thuốc trừ sâu. Từ đó, con người sẽ có không gian sống lành mạnh hơn và nhờ đó mà sức khỏe cũng được nâng cao [10].
-
Khôi phục hệ sinh thái
Một số dự án cảnh quan quy mô lớn có thể góp phần giúp phục hồi hệ sinh thái ở địa phương , những nơi mà môi trường sống tự nhiên đã bị tàn phá do các hoạt động quy hoạch đô thị của con người [5]. Bởi vì phần lớn các loài trong tự nhiên phải sống dựa vào cây cối, việc mở rộng nơi phân bố của thực vật bản địa giúp tạo nơi cư trú và cung cấp thực phẩm như trái cây, mật hoa, quả hạt, hạt cây cho các loài sinh vật ong bướm, chim chóc, và các động vật khác. Vì vậy mà mức độ đa dạng sinh học cho khu vực đó tăng lên đồng thời cũng lan tỏa ảnh hưởng tích cực này sang các khu vực xung quanh đó [5].
-
Giảm chi phí duy trì
Bên cạnh đó, mặc dù chi phí lắp đặt, trồng cây ban đầu có thể dao động khá nhiều bởi còn dựa vào nhiều yếu tố khác, tuy nhiên chi phí bảo trì, chăm sóc cây về lâu dài tương đối thấp [5].
Hình minh họa: việc lựa chọn cây bản địa mang lại nhiều lợi ích kinh tế lẫn sinh thái (dự án Nhà máy Phụ liệu Phú Cường)
THÚC ĐẨY VIỆC TRÔNG CÂY BẢN ĐỊA
Chính quyền địa phương có thể thúc đẩy việc trồng cây bản địa trong cộng đồng bằng cách khuyến khích và tài trợ các dự án tiên phong triển khai trồng cây địa phương, góp phần hiểu rõ hơn về cách hoạt động và duy trì mảng cây xanh bản địa. Địa phương còn có thể nghiên cứu các loại cây phù hợp và chủ động ứng dụng trong các công trình công cộng như công viên để khuyến khích cho sự phát triển việc trồng cây bản địa về sau này. Ngoài ra, các địa phương còn có thể cung cấp các tài liệu giáo dục và thông tin liên quan đến cảnh quan thiên nhiên bao gồm hội thảo, bản tin, và hỗ trợ kĩ thuật để mở rộng sự phổ biến đến nhiều đối tượng hơn.[5]
Bên cạnh đó, hệ thống đánh giá công trình xanh LOTUS là một công cụ có thể giúp ích cho việc thiết kế cảnh quan thiên nhiên một cách cẩn thận và hệ thống, theo xu hướng phát triển bền vững ít gây tác động tiêu cực đến môi trường. Một loạt các công trình xanh được cấp chứng nhận LOTUS đã có những bước tiến lớn trong việc chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên dự án. Tiêu biểu là dự án chung cư cao tầng Diamond Lotus Riverside đạt chuẩn công trình xanh LEED và LOTUS được xây dựng với diện tích cây xanh cao gấp 3 lần diện tích xây dựng công trình [11]. Tòa nhà gây ấn tượng bởi hệ thống cây xanh bao quanh mặt đứng với diện tích khoảng 4,571 m2 như một tấm lọc không khí tự nhiên với 20 tầng có ban công cây xanh[11]. Đây là một công trình nổi bật về không gian sống xanh trong tình trạng mảng xanh đô thị vẫn chưa được quan tâm và đầu tư một cách tương xứng.
LỜI KẾT
Để xây dựng một công trình bền vững thì cây xanh là một trong những yếu tố cực kì quan trọng, trong đó việc lựa chọn loại cây phù hợp cần được chú trọng hơn. Qua bài viết trên, có thể thấy được việc trồng cây bản địa đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, kinh tế, và môi trường, có tiềm năng thay thế được những bãi cỏ vốn cần được chăm sóc trong tương lai. Hệ thống đánh giá LOTUS là cầu nối hỗ trợ và phát triển mô hình thiết kế cảnh quan đô thị hiện đại một cách bền vững và thân thiện.
Nguyễn Ngọc Hồng Linh
VGBC Technical team
THAM KHẢO
- Principles of a Sustainable Landscape Design – Dyck Arboretum [Internet]. Dyck Arboretum. 2016 . Available from: https://dyckarboretum.org/principles-sustainable-landscape-design/#! .
- Landscaping with Native Plants – Dyck Arboretum [Internet]. Dyck Arboretum. Available from: https://dyckarboretum.org/landscaping-with-native-plants/
- 6 Benefits of Landscaping with Native Plants – Greener Horizon [Internet]. Greener Horizon. 2017. Available from: https://www.greenerhorizon.com/6-benefits-landscaping-with-native-plants/
- Native Gardening [Internet]. Fs.fed.us. Available from: https://www.fs.fed.us/wildflowers/Native_Plant_Materials/Native_Gardening/index.shtml
- [Internet]. Fs.fed.us. Available from: https://www.fs.fed.us/wildflowers/Native_Plant_Materials/Native_Gardening/documents/epa_green.pdf
- Thiết kế cảnh quan là gì? Những lầm tưởng về thiết kế cảnh quan [Internet]. Nội Thất HTTL – Thiết Kế Nội Thất. Available from: https://httl.com.vn/thiet-ke-canh-quan-la-gi/
- Wang ZH, Zhao X, Yang J, Song J. Cooling and energy saving potentials of shade trees and urban lawns in a desert city. Applied Energy. 2016 Jan 1;161:437-44.
- Loài bản địa – Wikipedia tiếng Việt [Internet]. Vi.wikipedia.org. Available from: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%C3%A0i_b%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%8Ba
- [Internet]. Available from:
https://www.facebook.com/173439343197764/posts/841846176357074/
- Natural Landscaping: Native Plants and Planting Strategies for Green Development [Internet]. BuildingGreen. Available from: https://www.buildinggreen.com/feature/natural-landscaping-native-plants-and-planting-strategies-green-development
[Internet]. Available from: http://vgbc.vn/diamond-lotus-riverside-du-an-chung-cu-cao-tang-duoc-thiet-ke-xay-dung-va-van-hanh-theo-tieu-chuan-cong-trinh-xanh-leed-va-lotus/
Từ khóa » Cây Bản Xứ Là Gì
-
Loài Bản địa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thực Vật Bản địa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghịch Lý Cây Bản địa - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
-
Bảo Tồn Và Phát Triển Các Loại Cây Trồng Có Nguồn Gốc Bản địa
-
Sự Khác Biệt Giữa Người Bản Xứ Và Người Bản địa (Ngôn Ngữ)
-
Bản Xứ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tại Sao Nhật Bản được Gọi Là Xứ Phù Tang? - Saigon Travel
-
Tình Nguyện Trồng Cây Bản địa ở New Zealand
-
Phục Hồi Rừng Từ Cây Bản địa đa Mục đích Tại Sơn La
-
[PDF] Trồng Rừng Hỗn Giao Các Loài Cây Bản địa Với Cây Keo Tai Tượng Tại Xã ...
-
Cây Sao đen, Loài Cây Gỗ Bản địa đa Tác Dụng - Báo Thừa Thiên Huế
-
Trồng Rừng Thay Thế Bằng Cây Bản địa - Báo Thừa Thiên Huế Online
-
Ăn Uống Như Một Người Dân Singapore Bản địa