Những Trường Hợp Phạm Quy Trong Nhảy Xa Bạn Cần Biết!!

Nhảy xa là một môn thể thao thi đấu trong bộ môn điền kinh và cũng là một nội dung học, nội dung kiểm tra trong bộ môn Thể dục thể chất tại các trường THCS, THPT và Đại học.

Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu những trường hợp phạm quy trong nhảy xa và một số quy định khác trong bộ môn nhảy xa bạn nên biết qua bài viết bên dưới nhé.

1. Những trường hợp phạm quy trong nhảy xa

Những trường hợp bị tính phạm quy trong nhảy xa:

  • Chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể dù chạy đà giậm nhảy hoặc không giậm nhảy.
  • Giậm nhảy phía bên ngoài phạm vi hai đầu ván dù ở phía sau hay phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy.
  • Trong quá trình rơi xuống, điểm chạm đất phía bên ngoài khu vực rơi gần với ván giậm hơn so với điểm chạm gần nhất trong khu vực rơi.
  • Sau khi hoàn thành lần nhảy, VĐV đi ngược lại phía sau qua khu vực rơi xuống.
  • VĐV thực hiện hoặc sử dụng bất cứ hình thức nhào lộn nào trong khi chạy đà hoặc trong lúc nhảy.
  • VĐV chỉ được quyền giậm nhảy trên ván giậm hay trên đường chạy đà, nếu giậm nhảy chạm vạch kiểm tra ngoài ván giậm nhảy, hoặc khi nhảy xong đi ngược lại trong hố xem như phạm luật, thành tích lần đó không công nhận.

2. Một số quy định khác trong bộ môn nhảy xa

2.1 Khi thi đấu

  • Trình tự thực hiện của các VĐV sẽ được rút thăm.
  • Từ khi trọng tài gọi tên cho đến khi VĐV bắt đầu nhảy thời gian không được kéo dài quá 1,5 phút.
  • Trong tất cả các cuộc thi nhảy xa (trừ thi đấu đồng đội) nếu có từ 8 VĐV trở xuống thì mỗi vận động viên được nhảy và tính điểm 6 lần và lấy thành tích cao nhất trong 6 lần nhảy đó để xếp thứ hạng.
  • Nếu có từ 8 VĐV trở lên thì phải thi đấu loại. Trong thi đấu loại, mỗi vận động viên nhảy 3 lần, 8 VĐV đạt thành tích cao nhất được vào chung kết, và thứ tự thi đấu được xếp từ thấp đến cao. (Mỗi VĐV được nhảy 3 lần nữa và lấy thành tích cao nhất trong 6 lần nhảy của 2 vòng để xếp thứ hạng, nếu có hai hoặc nhiều VĐV có thành tích cao nhất bằng nhau thì xếp hạng bằng nhau hoặc xếp theo thành tích cao nhất của các lần nhảy còn lại kể cả đấu loại và chung kết)
  • Nếu thi đấu đồng đội mỗi VĐV chỉ được nhảy 3 lần tính theo thành tích cao nhất.
Mỗi VĐV được nhảy 3 lần và lấy thành tích cao nhất đạt được trong 3 lần đó

Mỗi VĐV được nhảy 3 lần và lấy thành tích cao nhất đạt được trong 3 lần đó

  • Trong khi thi đấu VĐV có quyền bỏ một vài lần nhảy của mình.
  • Nếu trận thi đấu tạm ngừng vì thời tiết hay vì nguyên nhân nào khác không phải do trọng tài hoặc VĐV gây nên thì hoãn thi đấu trong vài giờ hoặc chuyển sang ngày khác, địa điểm khác.
  • Khi một VĐV đã bắt đầu phần thi, các VĐV khác không được phép sử dụng đường chạy với mục đích tập luyện.
  • Nếu VĐV giậm nhảy ở vị trí trước khi đạt tới ván giậm sẽ không bị coi là phạm luật.
  • Tất cả các lần nhảy sẽ được đo từ điểm chạm gần nhất do bất kỳ bộ phận nào của cơ thể hoặc chân tay trên khu vực rơi tới vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch giậm nhảy và việc đo phải tiến hành vuông góc với vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch này.
  • Mỗi vận động viên được tính thành tích tốt nhất trong các lần nhảy bao gồm cả những lần nhảy để quyết định vị trí đầu tiên khi có sự bằng nhau.
  • VĐV nhảy xa giậm nhảy bằng một chân rơi xuống bằng hai chân.
  • VĐV chỉ được quyền giậm nhảy trên ván giậm hay trên đường chạy đà. Nếu giậm nhảy chạm vạch kiểm tra ngoài ván giậm nhảy hoặc khi nhảy xong đi ngược lại trong hố xem như phạm luật và thành tích lần đó sẽ không được công nhận.

Ghi chú: Sẽ không bị coi là phạm lỗi nếu VĐV chạy ra bên ngoài vạch trắng đánh dấu đường chạy đà ở bất cứ điểm nào.

>>> Xem thêm kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi hiệu quả, giúp bạn đạt thành tích tốt nhất.

2.2 Đường chạy đà

  • Độ dài tối thiểu của đường chạy đà phải là 40m, tối đa là 45m. Đường chạy đà phải có độ rộng tối thiểu 1.22m, tối đa 1.25m và được đánh dấu bằng những vạch trắng rộng 5 cm.
Đường chạy đà dài khoảng 40 - 45m, rộng 1.22m

Đường chạy đà dài khoảng 40 – 45m, rộng 1.22m

  • Độ nghiêng sang bên của đường chạy đà không được vượt quá 1/100 và độ nghiêng toàn bộ theo hướng chạy đà không được vượt qua 1/1000.
  • Vật đánh dấu: Một VĐV có thể đặt một hoặc hai vật đánh dấu do ban tổ chức cung cấp hoặc cho phép để giúp VĐV trong chạy đà và giậm nhảy. Nếu không có các dấu như vậy, VĐV có thể sử dụng băng dính, tuy nhiên không được vẽ phấn hoặc những chất tương tự để tạo thành những dấu không xoá được.

2.3 Ván giậm nhảy (bục giậm nhảy)

  • Ván giậm được chôn ngang mức với đường chạy đà và bề mặt của khụ vực rơi (hố cát). Cạnh của ván giậm gần với khu vực rơi được gọi là vạch giậm nhảy, ngay sau vạch giậm nhảy được đặt một ván phủ chất dẻo để giúp cho trọng tài xác định phạm quy.
  • Nếu không thể lắp đặt ván phủ chất dẻo thì có thể áp dụng phương pháp sau: ngay sau vạch giậm nhảy tạo một khuôn bằng đất xốp hoặc cát có kích thước giống ván giậm nhảy. Khuôn cát hoặc đất xốp này có góc vát 45° dọc theo chiều dài của nó.
  • Khoảng cách giữa ván giậm nhảy và mép xa của khu vực rơi (hố cát) phải có độ dài tối thiểu 10m, ván giậm nhảy phải đặt cách mép gần của khu vực rơi từ 1-3m.
  • Cấu trúc ván giậm nhảy là một khối hình hộp chữ nhật bằng gỗ hoặc vật liệu cứng phù hợp khác có kích thước 1.22 x 0.2 x 0.1 m (dài x rộng x cao), mặt trên ván giậm nhảy được sơn màu trắng.
Ván giậm nhảy có kích thước 1.22 x 0.2 x 0.1 m (dài x rộng x cao)

Ván giậm nhảy có kích thước 1.22 x 0.2 x 0.1 m (dài x rộng x cao)

  • Ván phủ chất dẻo để xác định phạm quy: Ván này gồm 1 thanh cứng rộng 10 cm (±2 mm) và chiều dài từ 1.21m tới 1.22m bằng gỗ hoặc bất cứ vật liệu nào phù hợp. Ván này sẽ được gắn vào khoảng trống hoặc giá trong đường chạy đà ở cạnh ván giậm nhảy gần phía khu vực rơi, mặt trên ván cao hơn mặt ván giậm nhảy 7mm (±1mm), hai cạnh bên có mặt ván với góc 30 độ và mặt vát hướng về phía đường chạy được phủ một lớp chất dẻo có độ dày 1mm. Nếu mặt ván được tách riêng thì khi ghép vào phải có góc nghiêng 30° và phải đủ chắc để chịu được toàn bộ lực của chân VĐV.
  • Bề mặt của ván phía dưới lớp chất dẻo phải là vật liệu để mũi đinh của giày VĐV bám chắc chứ không bị trơn trượt.
  • Lớp phủ chất dẻo có thể được làm nhẵn bằng cách lăn hoặc miết để tạo hình phù hợp cho các mục đích xoá tẩy vết chân của vận động viên in trên lớp phủ.

>>> Xem ngay kỹ thuật giậm nhảy đúng kỹ thuật giúp bạn có sức bật tốt hơn, thành tích đạt được cao hơn.

2.4 Khu vực rơi xuống (hố nhảy xa)

  • Khu vực rơi xuống (hố cát) phải có chiều rộng tối thiểu 2.75 m, tối đa là 3 m. Nếu điều kiện cho phép, khu vực rơi nên được bố trí cân đối so với đường chạy đà.
  • Khu vực rơi xuống phải đổ đầy cát ẩm và xốp, không có chướng ngại vật, đá hoặc vật nhọn. Mặt trên của khu vực rơi phải bằng với bề mặt ván giậm nhảy.
Kích thước hố nhảy xa

Kích thước hố nhảy xa

Trên đây là những trường hợp phạm quy trong nhảy xa và một số quy định khác trong bộ môn nhảy xa. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

>>> Xem thêm 50+ dụng cụ thể thao trường học giá rẻ, giúp các bạn có thể luyện tập các bài kiểm tra môn thể dục ngay tại nhà.

Từ khóa » Cách Xếp Vị Thứ Trong Nhảy Xa