Niệu Quản Có Chức Năng Gì Trong Cơ Thể Bạn? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Niệu quản là gì?
- Niệu quản có chức năng gì?
- Bệnh lí có thể mắc phải ở niệu quản?
- Làm sao để ngăn ngừa các bệnh lí của niệu quản?
Hệ tiết niệu là một trong những hệ cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể. Không chỉ giúp cơ thể thải ra ngoài các chất dư thừa mà giúp tối ưu các chất được hấp thụ lại vào cơ thể. Niệu quản nằm ở vị trí như đường dẫn kết nối các thành phần trong hệ tiết niệu. Vì vậy, bài viết sau đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ giúp mọi người có kiến thức sâu hơn về chức năng cũng như bệnh lí thường gặp ở niệu quản.
Niệu quản là gì?
Niệu quản có hình dạng như 2 sợi dây được bao bọc bởi lớp cơ bên ngoài. Vị trí của chúng nằm đối xứng 2 bên với nhau. Niệu quản dài khoảng 25 đến 30 cm ở người lớn.
Thành của niệu quản bao gồm ba lớp. Lớp ngoài cùng gồm các sợi liên kết với nhau. Lớp giữa bao gồm các cơ trơn vòng bên trong và cơ trơn dọc bên ngoài. Chức năng chính của lớp này là tạo ra chuyển động của dòng nước tiểu để đẩy nước tiểu xuống dưới. Lớp bên trong cùng là lớp niêm mạc, là biểu mô chuyển tiếp liên tục với lớp niêm mạc của bể thận và bàng quang. Lớp này tiết ra chất nhờn, có tác dụng bảo vệ bề mặt lớp biểu mô.
Niệu quản có chức năng gì?
Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận tạo ra nước tiểu và đảm nhận các chức năng khác của hệ tiết niệu. Niệu quản đóng vai trò như xe vận chuyển mang nước tiểu từ thận đến bàng quang hay là nơi chứa nước tiểu tạm thời. Niệu đạo là một cấu trúc hình ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài.
Các cơ ở thành niệu quản liên tục co lại và giãn ra để đẩy nước tiểu ra khỏi thận và đi xuống dưới. Nếu nước tiểu bị trào ngược trở lại hoặc không được dẫn xuống bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng tiểu. Cứ theo chu kỳ từ 10 đến 15 giây sẽ có một lượng nhỏ nước tiểu được đẩy xuống bàng quang.
Bệnh lí có thể mắc phải ở niệu quản?
Tắc nghẽn niệu quản
Là sự tắc nghẽn ở một hoặc cả hai ống (niệu quản) dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang của bạn. Tắc khúc nối bể thận niệu quản là tình trạng tắc nghẽn xảy ra ở đoạn nối nơi niệu quản bám vào thận. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng nước tiểu xuống niệu quản. Ngoài ra, còn tăng lượng nước tiểu ứ lại ở thận. Hậu quả là tăng áp lực bên trong thận. Theo thời gian có thể gây suy giảm chức năng thận.
Sự tắc nghẽn có thể bẩm sinh hoặc mắc phải do chấn thương, mô sẹo, sỏi hoặc hiếm hơn là khối u. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể nhanh chóng chuyển từ nhẹ (đau, sốt và nhiễm trùng) đến nặng (mất chức năng thận, nhiễm trùng huyết và tử vong). Những triệu chứng dưới đây có thể gợi ý đến bệnh lí này, bao gồm:
- Đau bụng ở một hoặc cả hai bên vùng hạ sườn.
- Có máu trong nước tiểu của bạn.
- Sốt.
- Chân bị sưng.
- Giảm lượng nước tiểu được bài tiết ra ngoài (gọi là thiểu niệu).
Khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra kết hợp với tắc nghẽn, bệnh nhân có thể diễn tiến nặng hơn. Nghiêm trọng nhất có thể phải nhập viện, phẫu thuật cấp cứu và điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nước tiểu bình thường hoàn toàn không có vi trùng. Nó không chứa vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nhiễm trùng tiểu xảy ra khi vi trùng, thường là từ đường tiêu hóa, xâm nhập vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sôi. Hầu hết các nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn E. coli, thường sống trong đường ruột.
Ngoài ra, vi trùng có thể gây bệnh do nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu của bạn. Bao gồm niệu đạo, niệu quản, bàng quang và thận. Đây là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Nữ giới có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn nam giới. Tình trạng nhiễm trùng làm cho niêm mạc của đường tiết niệu bị viêm đỏ và bị kích thích, có thể tạo ra một số triệu chứng sau:
- Đi tiểu thường xuyên, kể cả ngày lẫn đêm.
- Đau hoặc rát khi đi tiểu.
- Sốt.
- Nước tiểu có màu sẫm, đục hoặc màu đỏ (có thể có máu trong nước tiểu).
- Nước tiểu có mùi hôi.
- Cảm thấy đau ngay cả khi không đi tiểu.
- Mệt mỏi.
- Đau ở lưng hoặc bên hông, dưới xương sườn.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Tiểu lắt nhắt: mặc dù rất muốn đi tiểu nhưng chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu được thải ra ngoài.
Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu có thể giống trong những bệnh cảnh khác. Vậy nên, bạn cần đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán phù hợp.
Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR)
Đây là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên lại một hoặc cả hai bên niệu quản và đôi khi đến thận. Thường phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đôi khi một đứa trẻ bị trào ngược bàng quang niệu quản có thể không có triệu chứng. Nếu một đứa trẻ có các triệu chứng, thì phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng tiểu. Vì nước tiểu đi ngược dòng trở lại là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn có thể phát triển dễ dàng hơn trong đường tiết niệu của trẻ.
Các vấn đề với chức năng bàng quang hoặc ruột đôi khi có thể liên quan đến trào ngược bàng quản niệu quản. Bao gồm:
- Nhiễm trùng tiểu: nhiễm trùng bàng quang hoặc thận
- Có thể tiểu không kiểm soát, đái dầm và không đi tiểu
- Có thể gặp các vấn đề về đường ruột như táo bón
Niệu quản đôi hay lạc chỗ
Tiểu dầm là một vấn đề phổ biến trong thời thơ ấu. Nhưng nhìn chung không có bất thường cơ bản nào về đường tiết niệu. Trong khi đó, són tiểu (tiểu không kiểm soát) là triệu chứng chính của niệu quản lạc chỗ. Bình thường có 1 niệu quản ở mỗi bên nối thận với bàng quang. Khi niệu quản không tìm thấy ở vị trí này, đó được xem là lạc chỗ. Tình trạng này có thể biểu hiện trước khi sinh hoặc ngay sau sinh bởi nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh lý tắc nghẽn niệu quản bẩm sinh. Hai yếu tố nguy cơ này cuối cùng có thể dẫn đến suy thận mạn.
Trong hầu hết các trường hợp, niệu quản lạc chỗ có 1 đầu bắt nguồn từ thận. Dựa vào các hình ảnh trên siêu âm, X quang hay chụp Ctscan bụng có thể thấy niệu quản đôi (2 đầu niệu quản cùng gắn với 1 bên thận). Thận còn lại có thể có niệu quản gắn vào hoặc không.
Đánh giá và quản lý những bệnh nhân trẻ có biểu hiện són tiểu sau khi tập đi vệ sinh hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát thường có thể khó khăn. Rối loạn chức năng bàng quang, bàng quang hoạt động quá mức, cũng như niệu quản lạc chỗ là một số rối loạn có thể biểu hiện bằng các triệu chứng này.
Làm sao để ngăn ngừa các bệnh lí của niệu quản?
Bạn không thể ngăn ngừa xuất hiện trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ, nhưng những thói quen tốt có thể giúp giữ cho đường tiết niệu của con bạn khỏe mạnh nhất có thể. Để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng đường niệu, hãy cho con bạn:
- Uống đầy đủ chất lỏng dựa trên lời khuyên của bác sĩ.
- Thực hiện các thói quen tốt trong phòng tắm, như đi tiểu thường xuyên khi cần thiết, hạn chế nhịn tiểu và vệ sinh vùng hậu môn từ trước ra sau.
- Thay tã bẩn càng sớm càng tốt, nếu trẻ tập đi vệ sinh bằng cách ngồi bô.
- Cần điều trị táo bón nếu cần thiết. Cố gắng ngăn không để trẻ bị táo bón.
Niệu quản đóng vai trò như ống dẫn chất thải của hệ tiết niệu ra bên ngoài cơ thể. Và các bệnh lí ở niệu quản thường dễ xảy ra ở trẻ em vì vậy các cha mẹ phải thường xuyên theo dõi các triệu chứng bất thường của con. Ngoài ra, dạy trẻ cách vệ sinh cơ quan sinh dục để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập cũng rất quan trọng.
Từ khóa » Chức Năng Của Niệu Quản Là Gì
-
Niệu Quản Nằm ở đâu Và Có Chức Năng Gì? | Vinmec
-
Niệu Quản Nằm ở đâu? | Vinmec
-
Niệu Quản Là Gì, Nằm ở Đâu? Hình Ảnh & Chức Năng Giải Phẫu
-
Tổng Quan Về Hệ Tiết Niệu Của Cơ Thể
-
Những điều Cần Biết Về Niệu Quản Và Các Bệnh Lý ở Cơ Quan Này
-
Niệu Quản Nằm ở đâu Và Có Chức Năng Gì?
-
Niệu Quản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sỏi Niệu Quản: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Hẹp Niệu Quản: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán & Điều Trị
-
Vị Trí, Chức Năng Của Hệ Tiết Niệu
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Hẹp Niệu Quản Và Phẫu Thuật Nội Soi ...
-
Phẫu Thuật Tạo Hình Niệu Quản Phục Hồi Chức Năng Hệ Tiết Niệu
-
SỎI NIỆU QUẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Dị Tật Niêu Quản - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia