Niệu Quản Nằm ở đâu Và Có Chức Năng Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Vị trí của Niệu quản
Vị trí của niệu quản nằm ở đâu? Niệu quản bắt đầu từ chỗ nối với thận ở bể thận ngang mức mỏm ngang cột sống L2 – L3 – nơi nước tiểu được lọc từ thận tập hợp lại, xuống bàng quang.
2. Cấu tạo của Niệu quản
- Khi chiều cao thay đổi thì chiều dài của niệu quản thay đổi theo, giới tính, vị trí của thận và bàng quang. Khi một người bước vào tuổi trưởng thành, trung bình chiều dài niệu quản từ 25 – 30 cm.
- Kích thước niệu quản to đều từ trên xuống dưới trừ 3 chỗ hẹp niệu quản: một ở chỗ nối niệu quản – bể thận, một chỗ ở nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (nơi niệu quản đi ngang qua eo trên) và một nơi ở trong thành bàng quang. Trước khi niệu quản đổ vào bàng quang, có một đoạn niệu quản đi trong thành bàng quang và kết thúc bằng 2 lỗ niệu quản.
- Niệu quản có đường kính ngoài 4 – 5 mm, đường kính trong 2 – 3 mm, nhưng đường kính trong có thể căng rộng 7mm. Niệu quản có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc.
- Có 3 đoạn niệu quản: niệu quản trên, niệu quản giữa và niệu quản dưới. Một số các nhà y học chia niệu quản thành 2 đoạn: niệu quản gần từ chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu lên trên và niệu quản xa từ chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu xuống dưới bàng quang.
3. Chức năng của Niệu quản
Niệu quản có chức năng dẫn nước tiểu từ đài bể thận xuống bàng quang.
4. Các bệnh thường gặp
- Sỏi niệu quản
- Sỏi bàng quang
- Hẹp niệu quản
5. Những điều cần lưu ý
Uống nhiều nước
- Trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong 24 giờ
- Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi…). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.
- Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
Uống nước chanh
Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu là khoáng sản, chất lỏng và axit bị mất cân bằng. Tức là lúc này hàm lượng các chất như canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Các chất này bình thường có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Chúng tạo thành sỏi khi không được hòa tan.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalat
Oxalat là một loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sô cô la; cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt. Các thực phẩm này chúng ta hạn chế chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
Giảm lượng muối ăn hàng ngày
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Cắt giảm lượng caffeine
Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá… vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn vẫn bổ sung nước đầy đủ. Chúng ta uống ít nước mỗi ngày chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá
Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
Giảm cân an toàn để giữ sức khỏe
Việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao…
Nguồn: Vinmec
Từ khóa » Chức Năng Của Niệu Quản Là Gì
-
Niệu Quản Nằm ở đâu Và Có Chức Năng Gì? | Vinmec
-
Niệu Quản Nằm ở đâu? | Vinmec
-
Niệu Quản Có Chức Năng Gì Trong Cơ Thể Bạn? - YouMed
-
Niệu Quản Là Gì, Nằm ở Đâu? Hình Ảnh & Chức Năng Giải Phẫu
-
Tổng Quan Về Hệ Tiết Niệu Của Cơ Thể
-
Những điều Cần Biết Về Niệu Quản Và Các Bệnh Lý ở Cơ Quan Này
-
Niệu Quản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sỏi Niệu Quản: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Hẹp Niệu Quản: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán & Điều Trị
-
Vị Trí, Chức Năng Của Hệ Tiết Niệu
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Hẹp Niệu Quản Và Phẫu Thuật Nội Soi ...
-
Phẫu Thuật Tạo Hình Niệu Quản Phục Hồi Chức Năng Hệ Tiết Niệu
-
SỎI NIỆU QUẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Dị Tật Niêu Quản - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia