Niệu Quản – Wikipedia Tiếng Việt

Niệu quản
Ureter (góc nhìn giải phẫu)
Ureter (sơ lược)1. hệ tiết niệu con người: 2. thận, 3. bể thận, 4. niệu quản, 5. bàng quang, 6. niệu đạo. (bên trái nhìn thẳng vào), 7. Tuyến thượng thậnVessels:8. Renal artery và vein, 9. Inferior vena cava, 10. Abdominal aorta, 11. Common iliac artery và veinWith transparency:12. gan, 13. ruột già, 14. Pelvis
Chi tiết
Tiền thânUreteric bud
Động mạchSuperior vesical artery, Vaginal artery, Ureteral branches of renal artery
Định danh
LatinhUreter
MeSHD014513
TAA08.2.01.001
FMA9704
Thuật ngữ giải phẫu[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Niệu quản (tiếng Latinh: ureter), một bộ phận thuộc hệ tiết niệu của con người, là một ống cơ dài khoảng 25 cm, dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Niệu quản bắt đầu từ chỗ nối với thận ở bể thận, một ống phễu nơi nước tiểu được lọc từ thận tụ lại. Chiều dài của niệu quản thay đổi theo chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và bàng quang. Trung bình vào tuổi trưởng thành niệu quản dài 25 – 30 cm. Đường kính từ 3–4 mm, khi căng khoảng 5 mm, đều từ trên xuống dưới trừ 3 chỗ hẹp: một ở chỗ nối niệu quản – bể thận, một ở nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (nơi niệu quản đi ngang qua eo trên) và một ở trong thành bàng quang.

Do những chỗ hẹp này mà trong các trường hợp có sỏi thận hay sỏi bể thận khi nó rơi xuống niệu quản có thể bị kẹt ở đó gây nên cơn đau quặn thận.

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn.Trước khi sử dụng những thông tin này, độc giả cần liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Một số bệnh liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Sỏi niệu quản

[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hợp sỏi thận, khi sỏi di chuyển xuống niệu quản từ thận, gây cản trở dòng nước tiểu làm cho thận và bể thận bị căng giãn gây cơn đau rất dữ dội. Cơn đau này khởi phát ở vùng thắt lưng cùng bên với niệu quản có sỏi. Kèm theo có thể có đái ra máu hay một số rối loạn chức năng khác. Nếu không được điều trị để tái lưu thông dòng nước tiểu, cơn đau này sẽ tái diễn lại nhiều lần đến khi thận cùng bên mất hoàn toàn chức năng.

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa vào cơn đau điển hình và hình ảnh trên X-quang và siêu âm nên sỏi niệu quản thường dễ dàng chẩn đoán. Một số ít trường hợp khó cần đến sự trợ giúp của chụp cắt lớp vi tính (CT-Scaner) chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV: Urography Intravenous), chụp niệu quản - bể thận ngược dòng (UPR: Uretero-pyelography retrograde), xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Các phương pháp điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Để điều trị hiệu quả và triệt để bệnh, cần xác định chính xác loại sỏi và kích thước của sỏi.

  • Với sỏi nhỏ 3–4 mm có thể dùng thuốc, theo dõi 1-2 tuần. Ngoài ra bệnh nhân nên:
    • Uống đủ từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày
    • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều calci oxalat như: sữa, phô mai, nước chè đặc…
    • Giảm hàm lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày
    • Tăng cường hoạt động …
  • Với các sỏi lớn gây giãn đài bể thận niệu quản, có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị: Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser hoặc xung hơi, mổ lấy sỏi…

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sỏi thận

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Các hệ cơ quan trong cơ thể heo
Vận động
Bộ xương
Khối xương sọXương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương đỉnh, xương thái dương
Khối xương mặtxương lá mía, xương hàm dưới, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới, xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái
Xương thân mìnhCột sống, sụn sườn, xương ức, xương sườn, xương sống
Xương chi trênXương đòn, xương vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương quay, xương trụ, xương cổ tay, khớp vai
Xương chi dướiXương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, xương bàn chân, khớp hông
Hệ cơ
Cơ xương, cơ trơn, cơ tim
Cơ đầu mặt cổCơ vùng đầu, cơ vùng cổ
Cơ thân mìnhCơ thành ngực, cơ thành bụng, cơ hoành
Cơ tứ chiCơ chi trên, cơ chi dưới
Tuần hoàn
TimTâm thất, tâm nhĩ, nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, van tim
Mạch máu
Động mạchĐộng mạch chủ, động mạch đầu mặt cổ
Tĩnh mạch 
Mao mạch 
MáuHuyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Vòng tuần hoànVòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ
Miễn dịch
Bạch cầuBạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô, bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T)
Cơ chếThực bào, tiết kháng thể, phá hủy tế bào nhiễm
Bạch huyết
Phân hệphân hệ lớn, phân hệ nhỏ
Đường dẫn bạch huyếtống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết
Bạch huyết
Hô hấp
Đường dẫn khíMũi, thanh quản, khí quản, phế quản
PhổiHai lá phổi, phế nang
Hô hấpSự thở, sự trao đổi khí
Tiêu hóa
Ống tiêu hóaMiệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn
Tuyến tiêu hóaTuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy, gan
Bài tiết
Hệ tiết niệuThận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo
Hệ bài tiết mồ hôiDa, tuyến mồ hôi
Hệ bài tiết Carbon dioxide (CO2)Mũi, đường dẫn khí, phổi
Vỏ bọc
DaLớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da
Cấu trúc đi kèmLông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay
Thần kinh
Thần kinh trung ươngNão (trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy sống
Thần kinh ngoại biênDây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh
Phân loạiHệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
Giác quan
Mắt  • thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới)
Tai  • thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong)
Mũi  • khứu giác (lông niêm mạc)
Lưỡi  • vị giác (gai vị giác)
Da  • xúc giác (thụ quan)
Nội tiết
Nội tiết nãoVùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên
Nội tiết ngựcTuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức
Nội tiết bụngTuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh hoàn (ở nam))
Sinh dục
Cơ quan sinh dục namTinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu
Cơ quan sinh dục nữBuồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình

Từ khóa » Chức Năng Của Niệu Quản Là Gì