Nóng Gan Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nóng gan là gì? Triệu chứng, cách điều trị, khắc phục

Nóng gan là gì? Triệu chứng, cách điều trị, khắc phục

Đặt lịch

Bệnh nóng gan hình thành và tiến triển do chế độ ăn uống giàu chất béo, uống nhiều rượu bia, sinh hoạt không điều độ và lạm dụng các loại thuốc điều trị. Nóng gan có thể phát sinh triệu chứng ngứa ngáy, vàng da, tiểu tiện vàng, táo bón, chán ăn, mất ngủ… Để khắc phục bệnh lý, người bệnh cần kết hợp sử dụng thảo dược hoặc thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ với chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý.

Nóng gan là gì?

Nóng gan thể hiện cho tình trạng gan bị tổn thương, nóng trong dẫn đến suy giảm chức năng thải độc và chuyển hóa các chất. Bệnh lý này thường là hệ quả từ việc người bệnh thường xuyên áp dụng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không lành mạnh.

Trong trường hợp không sớm thăm khám và áp dụng các biện pháp cải thiện, bệnh nóng gan có thể nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Điển hình như bệnh viêm gan, suy gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, trường hợp nặng có thể gây ung thư gan.

Nóng gan thể hiện cho tình trạng gan bị tổn thương, nóng trong
Nóng gan là hiện tượng gan bị tổn thương, nóng trong dẫn đến suy giảm chức năng thải độc và chuyển hóa

Nguyên nhân gây nóng gan

Bệnh nóng gan có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau:

  • Áp dụng chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn uống thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn, nhiều muối hoặc thức ăn ngọt, nhiều đường có thể làm tăng áp lực lên gan. Đồng thời làm tăng nguy cơ tích trữ chất béo triglyceride và dẫn đến bệnh nóng gan.
  • Thường xuyên uống nhiều rượu bia và thức uống chứa cồn: Hàm lượng ethanol và cồn trong các loại rượu bia có thể tăng áp lực lên gan, khiến gan hoạt động liên tục và quá mức để chuyển hóa và đào thải độc tố ra ngoài. Ngoài ra uống nhiều rượu bia và đồ uống chứa cồn còn làm tăng nguy cơ tổn thương tế bào gan, kích thích tế bào gan tích trữ chất béo và gây nóng gan.
  • Lạm dụng thuốc điều trị: Phần lớn các hoạt chất trong thuốc điều trị sẽ chuyển hóa thông qua thận và gan. Chính vì thế nếu bạn lạm dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm… cả gan và thận đều gặp vấn đề, nhanh chóng suy giảm chức năng, gây nóng gan và phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Thói quen sinh hoạt không đều độ: Từ 23 giờ đến 5 giờ là thời gian túi mật và gan thải độc. Do đó nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc, thức khuya, lượng độc tố trong cơ thể có thể tích tụ ở gan. Từ đó gây nóng và suy giảm chức năng gan.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân nêu trên, bệnh nóng gan có thể phát sinh khi bạn sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, sinh sống trong thời tiết nóng bức, thường xuyên tiếp xúc với bụi mịn, hóa chất độc hại…
Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn, thức ăn ngọt có thể làm tăng áp lực lên gan và gây nóng trong

Tham khảo thêm: Bệnh gan lây qua đường nào? Cách phòng ngừa?

Dấu hiệu nhận biết bệnh nóng gan

Gan là cơ quan chuyển hóa các chất và đào thải độc tố của cơ thể. Vì thế, khi gan gặp vấn đề hoặc bị tổn thương, các triệu chứng sẽ nhanh chóng phát sinh và làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Một số dấu hiệu cơ bản giúp nhận biết tình trạng nóng gan gồm:

  • Da vàng: Da vàng được xác định là triệu chứng điển hình của những vấn đề và triệu chứng về gan. Nguyên nhân là do tế bào gan bị tổn thương khiến lượng mật bilirubin nhanh chóng ứ đọng trong máu và dẫn đến hiện tượng da chuyển sang màu vàng.
  • Da nổi mề đay, ngứa ngáy và phát ban: Da nổi mề đay, ngứa ngáy và phát ban là một trong những dấu hiệu thường gặp cho thấy tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm. Tình trạng nóng gan có thể làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố dưới da. Từ đó làm phát sinh ra nhiều triệu chứng khó chịu trên da.
  • Nước tiểu có màu vàng sẫm: Gan gặp vấn đề, chức năng đào thải độc tố của gan suy giảm có thể khiến độc tố tích tụ trong gan, chuyển xuống thận và buộc cơ quan này phải hoạt động liên tục để đào thải. Từ đó khiến cho nước tiểu của bệnh nhân bị nóng gan thường đậm hơn bình thường và có màu vàng sẫm.
  • Phân có màu sắc bất thường: Ngoài nước tiểu có màu vàng sẫm, người bị nóng gan và có chức năng gan thay đổi còn đi ngoài với phân có màu sắc bất thường. Cụ thể như phân có màu bạc và sáng.
  • Hơi thở có mùi hôi: Chức năng gan suy giảm, gan bị tổn thương khiến quá trình sản sinh khí Ammoniac tăng cao, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, chức năng gan suy giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể còn khiến vùng hầu họng khô và dễ gây ra mùi hôi.
  • Những triệu chứng khác: Những triệu chứng khác như miệng khát, môi khô, mất ngủ, táo bón, ngứa toàn thân, buồn nôn, ăn không ngon, mệt mỏi, cảm giác khó chịu, bứt rứt… sẽ phát sinh khi bạn bị nóng gan.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng nóng gan

Gan được đánh giá là một trong những cơ quan quan trọng nhất đối với cơ thể. Cơ quan này tham gia vào quá trình đào thải độc tố và quá trình chuyển hóa thức ăn, chất dinh dưỡng (đặc biệt là chất béo). Chính vì thế, khi tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, người bệnh sẽ thường xuyên đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu. Cụ thể như da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân, táo bón, ăn uống kém, chướng bụng…

Việc phát sinh các triệu chứng khó chịu của bệnh nóng gan sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, giấc ngủ. Đồng thời tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó tình trạng nóng gan kéo dài còn làm tăng nguy cơ phát sinh ra nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm. Điển hình như gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan.

Ngoài ra tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm còn tăng nguy cơ hình thành và phát triển nhiều bệnh lý khác. Bao gồm: Xơ vữa động mạch, mỡ trong máu, tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh lý, vấn đề liên quan đến tim mạch.

Nóng gan kéo dài làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm
Nóng gan kéo dài làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy gan, ung thư gan

Tham khảo thêm: Chỉ số AST (SGOT) trong máu là gì? Khi nào bị gan?

Bệnh nóng gan được điều trị như thế nào?

Để làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực và kiểm soát các triệu chứng của bệnh nóng gan, người bệnh nên áp dụng phối hợp những biện pháp sau:

1. Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học

Để cải thiện tình trạng nóng gan, việc đầu tiên người bệnh cần thực hiện là xây dựng và áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Bởi chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh là nguyên nhân trực tiếp tác động khiến tế bào gan hư hại và tổn thương.

Chính vì thế, để cải thiện bệnh lý và phục hồi chức năng gan, người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm, thức uống gây hại cho gan và tăng cường bổ sung các món ăn tốt cho tế bào gan. Bao gồm:

  • Bổ sung nguồn đạm lành mạnh: Bệnh nhân có chức năng gan suy giảm, tế bào gan bị tổn thương nên bổ sung nguồn đạm lành mạnh từ đậu, nấm, thịt trắng, cá, sữa và các loại hại. Bởi loại thực phẩm này sẽ giúp bạn dung nạp một lượng protein cần thiết cho cơ thể. Protein có khả năng phục hồi chức năng gan và tái tạo các tế bào gan bị tổn thương. Tuy nhiên bạn cần tránh bổ sung quá nhiều đạm cho cơ thể. Bởi điều này có thể làm phát sinh tình trạng tăng acid uric trong máu và tăng nguy cơ gây ra bệnh gout.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây, nấm, khoai lang… vào thực đơn ăn uống. Việc bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể sẽ hỗ trợ gan thực hiện hoạt động đào thải độc tố, cân bằng lượng chất béo triglyceride và giảm lượng cholesterol tích trữ trong gan.
  • Thường xuyên ăn lòng trắng trứng: Việc thường xuyên ăn lòng trắng trứng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nóng gan và bảo vệ chức năng của cơ quan này. Kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần dinh dưỡng có trong lòng trắng trứng gà như methionine, eystin, eytein, acid amin có thể giúp phục hồi và tái tạo màng tế bào gan. Tuy nhiên những người có vấn đề về gan cần hạn chế ăn lòng đỏ trứng. Bởi loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo khó chuyển hóa.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và khoáng chất: Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và khoáng chất như vitamin, kẽm, axit béo omega-3, flavonoid… Bởi những chất này có khả năng bảo vệ mật và tế bào gan khỏi những tác động tiêu cực. Ngoài ra chất chống oxy hóa còn có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa và tái tạo các cơ quan nội tạng.
  • Bổ sung nước ép và uống nhiều nước: Nếu gặp các vấn đề về gan, đặc biệt là tình trạng nóng gan, bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày và tăng cường bổ sung nước ép trái cây, nước ép rau xanh. Thói quen này sẽ giúp làm mát gan, tăng cường chức năng thải độc, giúp giảm mỡ thừa và phòng ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu chất béo: Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu chất béo sẽ gây áp lực lên gan, tăng hàm lượng triglyceride tích trữ trong cơ quan này. Từ đó khiến tình trạng nóng gan ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Dùng chất béo thực vật thay thế chất béo động vật: Người bệnh nên dùng chất béo thực vật như dầu dừa, dầu ô liu, dầu đậu nành và các loại hạt để thay thế chất béo động vật.
  • Không dùng quá nhiều muối, đường: Những người có vấn đề về gan không nên bổ sung thực phẩm mặn, nhiều muối hoặc đồ ăn ngọt, nhiều đường và gia vị cay. Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng làm tăng nguy cơ nóng gan, suy giảm chức năng của cơ quan này và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Khi mắc các bệnh về gan, bạn cần bổ sung đầy đủ vi chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và giảm những tổn thương ở gan bằng cách cân bằng và cải thiện giá trị dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học
Bổ sung nguồn đạm lành mạnh giúp phục hồi chức năng gan và tái tạo các tế bào gan bị tổn thương

2. Từ bỏ thói quen sử dụng rượu bia và hút thuốc lá

Hút thuốc lá và sử dụng rượu bia là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh bệnh nóng gan, suy giảm chức năng gan và xơ gan.

Những hoạt chất được tìm thấy trong rượu bia và thuốc lá có khả năng tác động và gây hại đến cơ quan hô hấp, tế bào gan. Trong khói thuốc lá chứa nicotine và một số hóa chất có thể gây hư hại và tăng nguy cơ thoái hóa tế bào gan.

Việc thường xuyên uống rượu bia và đồ uống có cồn sẽ gây ra nhiều tác động xấu và làm tăng áp lực lên gan. Từ đó khiến gan phải hoạt động liên tục và quá mức để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra việc sử dụng thức uống có cồn trong một thời gian dài còn làm tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan và tử vong.

Chính vì thế khi gan bị nóng hoặc có dấu hiệu suy giảm chức năng, người bệnh cần từ bỏ thói quen sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và hút thuốc lá.

3. Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ

Bên cạnh việc xây dựng và áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt điều độ. Hoạt động này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng gan. Khi bị nóng gan, bạn nên xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt như sau:

  • Nên ngủ đủ giấc, không thức khuya: Người bệnh cần đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 7 – 8 tiếng đồ hồ và ngủ trước 23 giờ. Việc ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ có thể hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố của gan. Đồng thời giúp tái tạo các tế bào gan đang bị hư tổn.
  • Nghỉ ngơi: Bạn không nên làm việc quá sức, thời gian làm việc nên dao động trong khoảng 7 – 8 giờ đồng hồ/ngày. Cần dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Điều này sẽ giúp gan có thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào đang bị tổn thương hồi phục.
  • Kiểm soát căng thẳng: Người bệnh cần tránh căng thẳng, lo lắng hoặc buồn rầu trong thời gian dài. Bởi stress, căng thẳng không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương mà còn cản trở hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Để kiểm soát căng thẳng bạn có thể áp dụng liệu pháp ngồi thiền, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè hay người thân…
  • Duy trì thói quen luyện tập thể thao: Vận động và tập luyện thể thao từ 15 – 30 phút/ngày sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện, duy trì hoạt động của cơ quan tiêu hóa và gan.
  • Chỉ dùng thuốc điều trị khi cần thiết: Bạn cần tránh việc lạm dụng các loại thuốc điều trị. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Nếu có thể bạn nên sử dụng thuốc bôi da, miếng dán hoặc thuốc đặt trực tràng thay vì dùng thuốc uống để giảm bớt tác hại lên gan.
Nên ngủ đủ giấc, không thức khuya
Nên ngủ đủ giấc, không thức khuya để hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố của gan, tái tạo tế bào gan

Tham khảo thêm: Viêm gan E là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

4. Dùng thuốc Tây y

Nếu tình trạng nóng gan xảy ra kéo dài, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn chữa bệnh với một số loại thuốc sau:

  • Flumeciol: Flumeciol là một loại thuốc có tác dụng bảo vệ mu mô gan khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp suy giảm chức năng và hư hại gan do sử dụng thuốc điều trị dài hại.
  • Essential: Essential là thuốc chữa bệnh đường uống. Việc sử dụng thuốc Essential sẽ giúp bệnh nhân bảo vệ tế bào gan và điều hòa chức năng của cơ quan này. Essential phù hợp với những bệnh nhân bị nóng gan, xơ gan và viêm gan mới khởi phát.
  • Cianidanol: Cianidanol có khả năng tiêu trừ gốc tự do, ổn định màng lyposom của tế bào gan và tăng nồng độ ATP. Chính vì thế loại thuốc này thường được dùng trong điều trị chứng nóng gan do nhiễm độc, lạm dụng rượu hoặc do nhiễm virus.
  • Biphenyl dimethyl dicarboxylat: Biphenyl dimethyl dicarboxylat là một loại thuốc được bào chế từ thảo dược. Loại thuốc này có tác dụng cải thiện chức năng gan, bảo vệ tế bào gan khỏi những tác động xấu của bia rượu và các loại thuốc điều trị bệnh. Bên cạnh đó, thuốc Biphenyl dimethyl dicarboxylat còn có tác dụng giảm men gan ALT và hỗ trợ chức năng gan.

Người bệnh chỉ nên dùng các loại thuốc bổ gan khi đã được thăm khám và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra nếu nguyên nhân gây nóng gan là do một số vấn đề, bệnh lý như viêm gan do virus (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C…), viêm gan do rượu, người bệnh cần sử dụng kết hợp thuốc bổ gan và thuốc điều trị đặc hiệu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

5. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Đối với những trường hợp có chức năng gan bị suy giảm nhẹ và chưa phát sinh bệnh lý, bạn có thể thêm các loại thảo dược thiên nhiên vào quá trình điều trị nóng gan để cải thiện bệnh lý. Đồng thời giúp đào thải độc tố ứ đọng và thanh nhiệt cơ thể. Một số bài thuốc giúp điều trị tình trạng nóng gan bằng thảo dược:

  • Rau má: Mang 100 gram rau má tươi ngâm trong thau nước muối và rửa sạch. Tiến hành xay nhuyễn rau má và vắt lấy nước để uống. Để cải thiện tình trạng nóng gan, giảm cholesterol trong máu và cải thiện cân nặng, bạn nên uống từ 4 – 6 ly rau má mỗi tuần.
  • Trà xanh: Sử dụng 100 gram lá trà xanh tươi. Sau khi rửa thật sạch, mang lá trà xanh nấu thành nước uống. Uống nước lá trà xanh mỗi ngày, uống ít nhất 3 – 6 tháng để tăng cường chức năng gan và loại bỏ độc tố.
  • Hoa Atiso: Chuẩn bị hoa Atiso và mang phơi khô. Dùng một nắm nhỏ hoa Atiso khô rửa sạch, sau đó nấu thành nước uống. Để làm mát gan, bạn nên uống nước Atiso mỗi ngày thay cho nước lọc.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Sử dụng thảo dược thiên nhiên như hoa Atiso, trà xanh, rau má để điều trị tình trạng nóng gan

Bệnh nóng gan phát sinh do nhiều yếu tố cùng tác động. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh lý này, người bệnh nên áp dụng đồng thời biện pháp sử dụng thảo dược thiên nhiên / thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý và chế độ ăn uống khoa học.

Có thể bạn quan tâm

  • Chế độ ăn cho người men gan cao – Nên ăn, kiêng gì?
  • Người Bị Viêm Gan B Mạn Tính Sống Được Bao Lâu?

Từ khóa » Hiện Tượng Gan Bị Nóng