Nuôi Bò Xem... Tướng! - THÔNG TIN KH&CN VĨNH LONG

  • Trang chủ
  • Trang chủ thư viện
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đăng ký
  • Sơ đồ web
  • Liên hệ - Góp ý
Bảng quảng cáo
NGHIÊN CỨU - THAM KHẢO Công nghệ tổng hợp (53700) Kết quả đề tài / dự án KHCN (4429) Kết quả nghiên cứu (2516) Tiêu chuẩn VN (1560) Luận án tiến sĩ (9834) PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN Kỹ thuật nông nghiệp (3117) Sách số hóa (8000) Hỏi đáp Khoa học TT (40000) PHIM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Phim KHCN nông thôn (4318) Sở hữu trí tuệ và cuộc sống
Home Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc Nuôi bò xem... tướng! KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP (PHẦN 2) (2052)

Nuôi bò xem... tướng!

PostDateIconThứ ba, 10 Tháng 8 2010 13:30 | In Email Chuyện nuôi bò của nông dân Bình Định bây giờ nghe cứ na ná như chuyện nuôi gà chọi. Hầu hết người nuôi không còn đầu tư theo kiểu "được chăng hay chớ", mà đã nuôi là phải cầm chắc phần thắng. Nhưng cũng chính vì sự tin tưởng tuyệt đối vào việc xem tướng... bò nên không ít nông dân đã mắc lỡm những kẻ lái buôn. <P style="MARGIN: 4.5pt 0cm; TEXT-ALIGN: justify"><B><I><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Lõ trán thì nuôi, lõ đuôi thì thịt<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></I></B></P> <P style="MARGIN: 4.5pt 0cm; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Xác định con giống là yếu tố then chốt cho sự thành công nên người nuôi bò hiện nay rất cẩn trọng trong việc chọn con giống và hầu hết đều rất sành sỏi trong việc nhận biết một con bò có khả năng cho ra đời những lứa con tốt. Cách chọn giống bò bây giờ nghe cứ như là cách xem vi vảy của những người chơi gà chọi. Ông Năm sứt - một chuyên gia xem tướng bò đang hành nghề cung cấp bò giống cho các hộ chăn nuôi - ở Nhơn Hạnh (An Nhơn) tiết lộ bí quyết: "Người chăn nuôi bây giờ rất thích giống bò lai. Một con bò giống lai hiện có giá bằng cả gia tài của một nông dân nên họ không thể mua "lụi" như trước đây. Con giống được xem là đủ tiêu chuẩn phải tránh được những nhược điểm sau: không có lang o (lông đen đốm trắng), không bị lõ đuôi (lông đuôi màu đen mà chót đuôi lại trắng) và kỵ nhất là con bò có chiếc lưỡi màu đỏ cả mặt trên và mặt dưới. Từ kinh nghiệm ông bà đã đúc kết: "Lõ trán thì nuôi, lõ đuôi thì thịt". Cũng từ kinh nghiệm, hiện nay giống bò được ưa chuộng nhất là giống "mốc hồng", là con bò có màu lông trắng ngả sang màu đỏ. Con bò được người mua xét nét đến cả vị trí các xoáy của nó. Con bò có xoáy đóng cao trên u thì đó là con bò lý tưởng. Con bò có xoáy đóng thấp ngược về phía lưng là một dự báo không lành: "Cụt vốn cụt lời". Còn con bò có xoáy đóng ngay giữa lưng là con bò có đường ruột không tốt, thường hay bị tiêu chảy, kém phát triển. Thậm chí những chi tiết nhỏ trên con bò cũng nói lên được điều tốt xấu của chúng. Con bò có yếm dài, tai quắp, dậu dài, mo đỏ (dậu là cơ quan sinh dục của bò đực, mo - của bò cái) là những con bò đáng chọn nuôi. Riêng sắc màu của cơ quan sinh dục con bò cái cũng rất quan trọng. Con nào "mo son" (màu đỏ) thì có giá cao hơn con "mo đen” những 2 triệu đồng vì chúng hứa hẹn những con bê tốt. <o:p></o:p></SPAN></P> <P style="MARGIN: 4.5pt 0cm; TEXT-ALIGN: justify"><B><I><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nhìn bò biết tuổi<o:p></o:p></SPAN></I></B></P> <P style="MARGIN: 4.5pt 0cm; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Ngày xưa vì chưa biết cách đoán tuổi bò nên các cụ thường gặp phải trường hợp con giống chỉ mới cho vài lứa con là đã phải bán thịt vì "tuổi tác" không còn khả năng sinh sản, bởi một con bò giống chỉ có thể sinh sản tốt khoảng trên mười lứa con. Bây giờ, nhìn hàm răng là người mua biết ngay con bò này đã sinh được mấy lứa bằng kinh nghiệm: bò đã có một lứa con sẽ bị mất đi 2 chiếc răng cửa, sinh sản lần thứ 2 thêm một chiếc nữa sẽ bị rụng. Cứ thế mà tính lên thì sẽ biết con bò này còn mấy đứa con, đồng nghĩa với người nuôi sẽ còn bao nhiêu thu nhập...". Không những thế, giống bò nội tỉnh cũng được xem là một tiêu chuẩn bởi chúng đã thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nên chúng có cường độ phát triển ổn định. Bò ngoại tỉnh được gọi là "bò chở" - là những con bò được các thương lái đưa về từ các vùng khác như: Ninh Thuận, Bình Thuận (nơi có giống bò kéo cộ rất vạm vỡ) và vùng biên giới Campuchia. Những con bò này vốn sống ở những vùng đồi núi nên chỉ quen với một món thực phẩm là lá cây, chúng sẽ chẳng thèm dòm ngó tới những bó rơm, kể cả những bó cỏ xanh tươi. Để phân biệt giữa bò nội tỉnh và bò chở, anh Trịnh Hoài Linh-một người đã nhiều năm gắn bó với bò lai - cho biết: "Bò của mình thường có mõm rất to vì thường xuyên gặm cỏ, còn bò các xứ khác thì mõm nhỏ vì chỉ ăn lá cây. Một nét để phân biệt nữa là những con "bò chở" thường khi ăn không cắm đầu xuống đất mà cứ ngỏng cổ lên cao vì quen tìm lá cây. Nếu ai không phân biệt được mà mua trúng những con "bò chở" thì coi như đã bị hớ một khoản khá lớn do lũ bò này chỉ có giá bằng khoảng 2/3 con bò nội tỉnh...". <o:p></o:p></SPAN></P> <P style="MARGIN: 4.5pt 0cm; TEXT-ALIGN: justify"><B><I><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">"Tướng mạo” chưa hẳn đã an toàn<o:p></o:p></SPAN></I></B></P> <P style="MARGIN: 4.5pt 0cm; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Chính sự tin cậy vào "tướng mạo" khi chọn giống mà những người chăn nuôi đã vô tình tạo nên một kẽ hở để những người lái bò trục lợi. Một con bò bị lõ đuôi hoặc có bộ lông "lang o" khi mua sẽ chẳng có giá là bao. Thế nhưng họ đã khéo léo dùng công nghệ nhuộm tóc cho người đem nhuộm cho bò để đánh lừa nông dân. Từ con bò "lang o" biến thành con "mốc hồng" hoặc từ con "lõ đuôi" biến thành con có chiếc đuôi một màu rất lý tưởng là điều quá đơn giản với cánh lái buôn. Và những sự biến hóa này cũng sẽ cho những lái bò một khoản lãi không nhỏ. Do vậy, người chăn nuôi hiện nay muốn tránh "mua nhầm" cần phải biết phân tích màu lông của lũ bò bằng phương pháp kiểm nghiệm hẳn hoi.<o:p></o:p></SPAN></P>

Các bài viết khác...

  • - Kỹ thuật chăn nuôi dê
  • - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
  • - Từ con bò sữa đến sữa bò
  • - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
  • - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
  • - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
  • - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
  • - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
  • - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
  • - Tổ chức công việc cho trại heo
KT Nông nghiệp
  • Kỹ thuật trồng trọt
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Gia súc
    • Gia cầm
    • Chăn nuôi khác
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Chế biến bảo quản
  • Thông tin phân bón
  • Thuốc Bảo vệ thực vật
  • Văn bản NN và PTNT
  • Những vấn đề liên quan
Hỗ trợ trực tuyến Yahoo Chat lmphuong1012Skype Chat komodo_2012Mr. Phương0987150445
Bài viết mới

Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao Lập dừa dứa là tên quen thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...

Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut) I. Giới thiệu: Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...

Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...

Bài viết đọc nhiều
  • Phương pháp trồng chanh không hạt
  • Giúp cam, quýt ra hoa, đậu quả tốt
  • Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Đăng nhập

Tên đăng nhập

Mật khẩu

Lưu mật khẩu!

Thiết kế Web Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long thiết kế Website quảng bá doanh nghiệp. Tin tức mới "Cách mạng" nông nghiệp nhờ nano? Công nghệ cao: Tạo sức bật cho nền nông nghiệp TP Hồ Chí Minh Hướng tới máy tính hiểu ngữ điệu và cảm xúc trong giọng nói Thống kê truy cập Hiện có 69 khách Trực tuyến

Copyright ©2010 - 2012 TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VĨNH LONG Địa chỉ: 339 Khóm Tân Xuân, Phường Tân Ngãi, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long. Email: it.khcnvl@gmail.com ĐT: 0270.3862339

Xây dựng trên nền mã nguồn mở Joomla! Login

Từ khóa » Bò Xoáy Tam Tinh