[PDF] Bài Tập Thảo Luận Môn Luật Dân Sự (có đáp án) - Học Luật OnLine

Dưới đây là một số dạng bài tập tình huống môn Luật dân sự thường được giảng viên sử dụng trong các giờ thảo luận của sinh viên.

..

Những nội dung liên quan:

  • Câu hỏi và đáp án môn luật dân sự 1
  • Câu hỏi và đáp án môn luật dân sự 2
  • Đề cương ôn tập môn luật dân sự
  • 102 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự
  • Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)

..

Bài tập thảo luận môn Luật dân sự

Download tài liệu về máy

[PDF] Bài tập thảo luận môn Luật dân sự

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Bài tập thảo luận môn Luật dân sự PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

1. CHẾ ĐỊNH QUYỀN NHÂN THÂN

Bài 1. Ông Nguyễn Văn A. và bà Trần Ngọc B. sinh được một bé gái. Muốn con mình có tên Tây (tên nghe giống nước ngoài) nên ông bà yêu cầu cán bộ tư pháp xã ghi tên con trên giấy khai sinh là Nguyễn Ngọc Linda. Cán bộ tư pháp không giải quyết. Ông A đã khiếu nại đến chủ tịch UBND xã. Chủ tịch UBND cũng không cho đặt tên này. Hỏi, việc từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là đúng hay sai? Tại sao?

Bài 2. Anh Nguyễn Văn A. yêu cô Nguyễn Thị B. (cô B. là con của ông Nguyễn Văn A.). Ông Nguyễn Văn A. yêu cầu anh Nguyễn Văn A. phải đổi sang tên khác thì ông mới đồng ý giả cô B. Anh Nguyễn Văn A. đến Ban tư pháp xã xin làm thủ tục đổi tên để cưới vợ với lý do: “tôi trùng tên với cha vợ sắp cưới, nếu không đổi tên thì ông già tẩy chay, không cho cưới”. Tuy nhiên, cán bộ hộ tịch từ chối không giải quyết. Vì cán bộ cho rằng: “cha mẹ vợ với con rễ là người dưng, việc trùng tên chẳng có ảnh hưởng gì cả!”. Hỏi: việc từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là đúng hay sai? Tại sao?

Bài 3. Anh A. và chị B. là vợ chồng, chưa có con, không có tài sản chung. Vì cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc nên vợ yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn, chồng khai với toà “xỉn ngủ ngoài đường còn bảnh hơn ngủ trên giường với vợ”. Xét thấy mục đích hôn nhân không đạt được, Toà án giải quyết cho họ ly hôn. Phiên xử gần xong chồng đưa tay xin nói. Thẩm phán cho phép: “anh có ý kiến gì cứ nói đi”. Chồng dõng dạc: “Thưa quý Toà, trước khi cưới cô ấy, tôi chưa hề gặp gỡ, chung đụng với cô gái nào khác. Tôi là một… trinh nam. Ăn ở với cô ấy 2 năm qua, tôi đã mất đi sự trong trắng của người thanh niên rồi. Tôi đề nghị quý Toà buộc cô ấy đền bù lại cho tôi thời trinh nam”.

Theo thẩm phán: “Toà chỉ xét xử theo những gì pháp luật Dân sự quy định. Pháp luật Dân sự không nói đến cái gì trinh nam trong trắng nên Toà rất tiếc không thể buộc nguyên đơn đền bù khoản đó lại cho anh”. Chồng năn nỉ một lần nữa, Toà vẫn bác yêu cầu.

Hỏi: theo các anh (chị) việc bác yêu cầu của Toà án đúng hay sai? Tại sao?

2. CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN – QUYỀN SỞ HỮU

Bài 1. Bà A. ra chợ mua cá của bà B. Sau khi lựa xong, bà A. đồng ý mua con cá với giá 50.000 đồng và nhờ bà B làm thịt con cá như thường lệ, bà A. cầm tiền ngồi chờ. Tới chừng mổ bụng cá thì chuyện bất ngờ xảy ra: trong bụng cá có chiếc nhẫn vàng. Hỏi: nhẫn ấy thuộc về ai?

Bài 2. Toà án nhân dân cấp huyện vừa xử sơ thẩm tuyên cho ông A. và bà B. ly hôn. Trên đường về nhà, ông A. mua 05 tờ vé số, mỗi vé trúng 1,5 tỷ đồng. Hay tin ông A. trúng số, bà B. bè đến đòi chia số tiền trúng số đó. Hỏi: bà B. có được khoản tiền nào không? Tại sao?

Bài 3. Sáng sớm, anh Bình thấy trong sân nhà mình có một chiếc áo veston còn mới nhưng không biết là của ai. Anh Bình đã đem chiếc áo đi hỏi hết các nhà trong phố xung quanh nhà mình nhưng không ai nhận. Mùa đông năm đó, nhân ông Hoàn là chú của anh Bình từ quê ra, anh Bình đã bán rẻ cho chú anh chiếc áo nói trên. Ông Hoàn mặc áo đó đi bộ dạo phố thì anh Nhật hát hiện và đòi chiếc áo. Theo anh Nhật, chiếc áo này anh mua từ Anh Quốc giá 2.500 Euro có hoá đơn chứng từ rõ ràng, anh mới chỉ mặc được một lần. Khoảng 3 tháng trước, anh giặt phơi trên sân thượng thì bị gió thổi bay mất. Lâu nay anh vẫn dò hỏi nhưng không tìm lại được Tưởng áo đã bị kẻ trộm lấy mất, nên anh không dò hỏi nữa. Nay thấy ông Hoàn mặc áo nên anh đòi ông Hoàn hải trả lại áo cho anh. Ông Hoàn cho rằng ông mua áo từ Bình, anh Nhật muốn lấy áo thì gặp Bình mà đòi, chứ ông không biết. Hơn nữa, chiếc áo trên bị bay mất rất lâu, anh Nhật mất mà không tìm nữa thì coi như từ bỏ quyền sở hữu. Vì thế ông không đồng ý trả lại áo. Hãy cho biết:

  1. Lập luận của ông Hoàn đúng hay sai? Tại sao?
  2. Chiếc áo trên được xác định là vật vô chủ, vật không xác định chủ sở hữu hay vật bị đánh rơi? Tại sao?
  3. Theo anh (chị) tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Tại sao?

Bài 4. A cho B mượn máy tính xách tay. B đã mang về quê để cho người bạn cũ là C. Sau đó, C đã tặng chiếc máy tính này cho D. D mang máy tính lên thành phố để nâng cấp hết 1,5 triệu đồng. D đến thăm người thân thì vô tình A đã đến chơi và phát hiện D đang sử dụng máy tính của mình nên A đòi D phải rả lại máy tính. Anh (chị) hãy giải quyết tranh chấp trên và cho biết cơ sở pháp lý?

3. CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG

Bài 1. Ông A gửi cho Tổng kho B 10.000 thùng dầu DO và dặn bên B là khi nào có ai muốn mua dầu DO thì bên B báo lại dùm. Hôm sau, khách hàng C gặp bên để hỏi mua dầu DO. B tự ý ký hợp đồng bán số dầu trên cho bên C với giá cao hơn và báo cho A biết về việc mình đã bán số dầu trên cho bên C, thay vì phải báo trước cho bên A và để bên A quyết định. Nhận được thông báo của bên B, bên A rất bất ngờ, chưa thể phản ứng gì ngay. Ngay chiều hôm đó, giá dầu DO đã tăng giá đột ngột, vượt quá giá mà B đã ký hợp đồng bán cho bên C (mặc dù giá này là rất cao và rất hời nếu tính vào lúc ký hợp đồng). Ngay lập tức bên A gọi điện báo với B là không được bán số dầu nói trên.

Anh (chị) hãy xác định hướng giải quyết khi xảy ra các trường hợp sau:

  1. B chưa giao số dầu nói trên cho bên mua, nhưng đã nhận tiền của bên mua. Khi B mang tiền đến giao lại cho A thì A không nhận. C đòi B phải giao số dầu đã cam kết bán trong hợp đồng.
  2. B đã giao dầu cho C rồi, nhưng C chưa trả tiền mua dầu. Nay A muốn đòi huỷ bỏ hợp đồng đã ký giữa B và C, đồng thời lấy lại số dầu của mình thì có được không? Tại sao?

Bài 2. Anh A là người nghiện ma tuý và phá tán tài sản gia đình. Theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Tào án tuyên bố anh A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và chỉ định chị B là vợ của anh A làm người đại diện hợp pháp cho anh A. Sau khi anh A bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mọi chuyện liên quan đến việc mua bán, quản lý tài sản trong gia đình đều do B đảm nhiệm. Nhân một hôm chị B đi vắng, cháu C con của anh A và chị B sốt nặng. Trong lúc không có tiền và không thể vay mượn của ai được nên anh A đã bán chiếc xe đạp của mình cho M để lấy tiền mua thuốc trị bệnh cho C. Khi trở về, chị B cho rằng anh A bán xe như vậy là quá rẻ. Chị yêu cầu M trả lại xe với lý do anh A đã bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch liên quan đến tài sản của anh A đều phải do chị đại diện xác lập, thực hiện.

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy giải quyết tranh chấp nói trên giữa các bên liên quan và giải thích vì sao?

Bài 3. A (19 tuổi) là người bị mắc chứng tâm thần phân liệt thể hung cảm (lúc tỉnh táo bình thường, lúc lên cơn không kiểm soát được hành vi) thường làm nhiều việc không kiểm soát được. Tuy những lúc tỉnh táo A vẫn như người bình thường. Một hôm A dem chiếc xe máy hiệu Vespa LX của mình đi bán cho B với giá 20 triệu đồng lấy tiền đi chơi và tiêu xài hết. Gia đình tìm kiếm A khắp nơi nhưng không thấy liền nhắn tin tìm A trên đài truyền hình địa phương. Vài hôm sau A về cả nhà mới biết A đã bán rẻ chiếc xe máy cho B để lấy tiền di chơi. Hỏi tại sao A làm như vậy thì A ngơ ngác không nói được gì và dường như không biết chuyện gì xảy ra. Hãy xác định hướng giải quyết các tình huống sau:

  1. Nếu cha mẹ A đến đòi xe với lý do Hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự thì có được không? Tại sao?
  2. Các anh (chị) hãy tư vấn cho A đòi lại chiếc xe từ B
  3. Theo anh (chị) trong tình huống trên có khi nào hợp đồng A và vẫn còn hiệu lực pháp luật không? Cơ sở pháp lý?

Bài 4. Ngày 15/6/216, gia đình ông Hồng có đám giỗ nên sang mượn của ông Nam một chiếc quạt đứng (quạt cây) phục vụ cho việc tổ chức ăn uống. Đây là một chiếc quạt cổ nên có những hoa văn rất đẹp đẽ được khắc rên đó. Trước khi giao quạt cho ông Hồng, ông Nam đã dặn rất cẩn thận rằng chiếc quạt cổ thời Pháp nên chỉ chạy được điện 110V bà bảo ông Hồng phải dùng bộ chuyển nguồn. Khi mang qạt về nhà, mọi người đều rất thích thú vì chiếc quạt lạ mắt. Buổi trưa, khi gia đình tổ chức tiệc ăn uống thì con trai ông Hồng đã cắm chiếc quạt cây ông Hồng mượn của ông Nam để phục vụ việc ăn uống. Do không được nhắc nhở đổi nguồn điện nên anh đã cắm trực tiếp vào nguồn điện 220V làm chiếc quạt bị cháy. Sau buổi hôm đó, ông Hồng có sang trình bày sự việc và xin ông Nam cho mình được mua một chiếc quạt cây mới thay thế hoặc dền tiền, nhưng ông Nam không đồng ý vì chiếc quạt cây của ông là chiếc quạt cổ nên rất quý nên yêu cầu ông Hồng phải mang chiếc quạt của ông đi sửa. Tuy nhiên, vì chiếc quạt của ông Nam là quạt cổ nên trên thị trường không ai có thể sửa được chiếc quạt này. Hỏi:

  1. Hãy chỉ ra căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong tình huống trên và xác định nghĩa vị nào là nghĩa vụ bị chấm dứt, thời điểm chấm dứt?
  2. Nếu ông Nam chấp nhận cho ông Hồng mua một chiếc quạt cây khác thay thế thì việc ông Hồng giao chiếc quạt cây mới là thực hiện nghĩa vụ gì?
  3. Khi chiếc quạt không thể sửa được thì ông Hồng hay con trai ông Hồng phải chị trách nhiệm với ông Nam?
  4. Loại trách nhiệm được nêu ờ câu c là loại trách nhiệm gì?

4. CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ

Bài 1. A. và B. là vợ chồng, chưa có con. Bữa nọ A. và cha của A. (ông X.) bị tai nạn giao thông cùng một chuyến xe. A. chết không để lại di chúc, 03 ngày sau ông X. chết cũng không để lại di chúc. Biết rằng, ông X. có hai người con là A. và T.

Tang lễ cho ông X. xong T. đến gặp B đòi chia gia tài. Hỏi: T có được hưởng phần di sản nào không? Tại sao?

Bài 2. Ông Giáp kết hôn với bà Bính có 02 con chung là Tý và Sửu. Tý bị bại liệt từ nhỏ. Sửu có vợ là Dần và có 02 con là Ngọ và Mùi. Năm 2016, Sửu bệnh chết. Tháng 02/2017, bà Bính lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 giá trị căn nhà cho cháu nội là Mùi hưởng thừa kế. Tháng 5/2017, bà Bính chết. Sau khi bà Bính chết, các bên liên quan đã phát sinh tranh chấp.

Anh (chị) hãy áp dụng BLDS 2015 để giải quyết tranh chấp thừa kế nói trên. Biết rằng, tài sản riêng của anh Sửu là 100 triệu đồng. Căn nhà là tài sản chung của ông Giáp và bà Bính trị giá 240 triệu. Cha mẹ bà Bính đều đã chết.

Bài 3. Du và Miên là hai vợ chồng có 3 con chung là Hiếu (1992), Thảo và Chi (2004). Du và Miên ly hôn. Hiếu sống với mẹ, Thảo và Chi sống với bố. Hiếu là đứa con có thu nhập cao nhưng có hành động ngược đãi mẹ. Hiếu đã bị Toà án kết án vì hành vi này. Năm 2017, bà Miên bị tai nạn lao động và chết. Trước khi chết bà Miên có viết di chúc để lại cho Trâm là em gái của bà một nửa tài sản. Tài sản chung của ông Du bà Miên là 720 triệu và bà Miên không còn bố mẹ. Hãy:

  1. Chia thừa kế trong trường hợp này?
  2. Giả sử bà Trâm khước từ nhận di sản thừa kế, di sản sẽ được chia như thế nào?

Bài 4. Ông A. kết hôn với bà B, có 02 con chung là C và D. Khi D được 2 tuổi, ông A và bà B đã cho con đi làm con nuôi gia đình ông X. Quá trình chung sống ông bà tạo được tài sản chung trị giá 220 triệu đồng. Năm 2007, bà B chết, ông A lo mai táng 20 triệu. Năm 2008, ông A kết hôn với bà M sinh được một người con là N và cùng tạo lập khối tài sản chung là 180 triệu đồng. Năm 2015 ông A lập di chúc hợp pháp với nội dung: “Cho N 1/2 tài sản của ông”. Năm 2016 ông A chết. Sau đám tang ông A, chị C yêu cầu bà M cho mình hưởng thừa kế. Bà M không những không cho mà còn tìm cách giết C. Rất may, sự việc được phát hiện kịp thời nên C chỉ bị thương nhẹ, còn bà M bị Toà án xử 03 năm tù giam.

Anh (chị) hãy áp dụng BLDS 2015 để giải quyết vấn đề thừa kế nói trên. Biết rằng, cha mẹ ông A và bà B đều chết trước ông A và bà B.

Bài 5. Ông A và bà B kết hôn với nhau và có 2 người con là C và D. C kết hôn với E và có 2 con là M và N. D kết hôn với F và có 2 con là X và Y. Từ tháng 3/2007, ông A còn chung sống với bà H như vợ chồng. Mẹ của ông A (bà T) coi bà H như con dâu. Giữa ông A và à H có 2 con chung là P và Q.

Năm 2008, C chết không để lại di chúc. Năm 2012, ông A lập di chúc với nội dung: “cho P và H hưởng 1/2 tài sản của A”. Ông A chết năm 2016, bà B lo mai táng hết 20 triệu đồng. Sau đám tang, bà H đưa ra di chúc yêu cầu thực hiện. Bà B phản đối.

Anh (chị) hãy áp dụng BLDS 2015 để giải quyết tranh chấp trên. Biết rằng, tài sản chung của ông A và bà B là 1,1 tỷ đồng. Tài sản chung của C và E là 100 triệu đồng. Chị D chết sau ông A 10 ngày. Cha ông A chết trước ông A.

Bài 6. Ông A có vợ là B, có con là C, D, E. C có vợ là H, có con là M, N. D có vợ là K, có con là P, Q. E có vợ là T, có con là X, Y. Tài sản riêng của ông A là 1,2 tỷ đồng. Bà B và C cùng chết trong tai nạn giao thông vào năm 2013. Ông A chết ngày 15/4/2016.

  1. Hãy chia di sản thừa kế do ông A để lại. Biết rằng, ông A không để lại di chúc.
  2. Giả sử M có vợ là J và có con là G, Z. M chết ngày 10/4/2016 thì ai sẽ được hưởng thừa kế của ông A và mỗi người được hưởng bao nhiêu?
  3. Giả sử ngày 30/4/2016, D chết, thì những ai sẽ được hưởng di sản thừa kế do ông A để lại và mỗi người được hưởng là bao nhiêu?

5. CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG

Bài 1. Ông A gửi cho Tổng kho B 10.000 thùng dầu DO và dặn bên B là khi nào có ai muốn mua dầu DO thì bên B báo lại dùm. Hôm sau, khách hàng C gặp bên để hỏi mua dầu DO. B tự ý ký hợp đồng bán số dầu trên cho bên C với giá cao hơn và báo cho A biết về việc mình đã bán số dầu trên cho bên C, thay vì phải báo trước cho bên A và để bên A quyết định. Nhận được thông báo của bên B, bên A rất bất ngờ, chưa thể phản ứng gì ngay. Ngay chiều hôm đó, giá dầu DO đã tăng giá đột ngột, vượt quá giá mà B đã ký hợp đồng bán cho bên C (mặc dù giá này là rất cao và rất hời nếu tính vào lúc ký hợp đồng). Ngay lập tức bên A gọi điện báo với B là không được bán số dầu nói trên.

Anh (chị) hãy xác định hướng giải quyết khi xảy ra các trường hợp sau:

  1. B chưa giao số dầu nói trên cho bên mua, nhưng đã nhận tiền của bên mua. Khi B mang tiền đến giao lại cho A thì A không nhận. C đòi B phải giao số dầu đã cam kết bán trong hợp đồng.
  2. B đã giao dầu cho C rồi, nhưng C chưa trả tiền mua dầu. Nay A muốn đòi huỷ bỏ hợp đồng đã ký giữa B và C, đồng thời lấy lại số dầu của mình thì có được không? Tại sao?

Bài 2. Anh A là người nghiện ma tuý và phá tán tài sản gia đình. Theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Tào án tuyên bố anh A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và chỉ định chị B là vợ của anh A làm người đại diện hợp pháp cho anh A. Sau khi anh A bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mọi chuyện liên quan đến việc mua bán, quản lý tài sản trong gia đình đều do B đảm nhiệm. Nhân một hôm chị B đi vắng, cháu C con của anh A và chị B sốt nặng. Trong lúc không có tiền và không thể vay mượn của ai được nên anh A đã bán chiếc xe đạp của mình cho M để lấy tiền mua thuốc trị bệnh cho C. Khi trở về, chị B cho rằng anh A bán xe như vậy là quá rẻ. Chị yêu cầu M trả lại xe với lý do anh A đã bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch liên quan đến tài sản của anh A đều phải do chị đại diện xác lập, thực hiện.

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy giải quyết tranh chấp nói trên giữa các bên liên quan và giải thích vì sao?

Bài 3. A (19 tuổi) là người bị mắc chứng tâm thần phân liệt thể hung cảm (lúc tỉnh táo bình thường, lúc lên cơn không kiểm soát được hành vi) thường làm nhiều việc không kiểm soát được. Tuy những lúc tỉnh táo A vẫn như người bình thường. Một hôm A dem chiếc xe máy hiệu Vespa LX của mình đi bán cho B với giá 20 triệu đồng lấy tiền đi chơi và tiêu xài hết. Gia đình tìm kiếm A khắp nơi nhưng không thấy liền nhắn tin tìm A trên đài truyền hình địa phương. Vài hôm sau A về cả nhà mới biết A đã bán rẻ chiếc xe máy cho B để lấy tiền di chơi. Hỏi tại sao A làm như vậy thì A ngơ ngác không nói được gì và dường như không biết chuyện gì xảy ra. Hãy xác định hướng giải quyết các tình huống sau:

  1. Nếu cha mẹ A đến đòi xe với lý do Hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự thì có được không? Tại sao?
  2. Các anh (chị) hãy tư vấn cho A đòi lại chiếc xe từ B
  3. Theo anh (chị) trong tình huống trên có khi nào hợp đồng A và vẫn còn hiệu lực pháp luật không? Cơ sở pháp lý?

Bài 4. Ngày 15/6/216, gia đình ông Hồng có đám giỗ nên sang mượn của ông Nam một chiếc quạt đứng (quạt cây) phục vụ cho việc tổ chức ăn uống. Đây là một chiếc quạt cổ nên có những hoa văn rất đẹp đẽ được khắc rên đó. Trước khi giao quạt cho ông Hồng, ông Nam đã dặn rất cẩn thận rằng chiếc quạt cổ thời Pháp nên chỉ chạy được điện 110V bà bảo ông Hồng phải dùng bộ chuyển nguồn. Khi mang qạt về nhà, mọi người đều rất thích thú vì chiếc quạt lạ mắt. Buổi trưa, khi gia đình tổ chức tiệc ăn uống thì con trai ông Hồng đã cắm chiếc quạt cây ông Hồng mượn của ông Nam để phục vụ việc ăn uống. Do không được nhắc nhở đổi nguồn điện nên anh đã cắm trực tiếp vào nguồn điện 220V làm chiếc quạt bị cháy. Sau buổi hôm đó, ông Hồng có sang trình bày sự việc và xin ông Nam cho mình được mua một chiếc quạt cây mới thay thế hoặc dền tiền, nhưng ông Nam không đồng ý vì chiếc quạt cây của ông là chiếc quạt cổ nên rất quý nên yêu cầu ông Hồng phải mang chiếc quạt của ông đi sửa. Tuy nhiên, vì chiếc quạt của ông Nam là quạt cổ nên trên thị trường không ai có thể sửa được chiếc quạt này. Hỏi:

Hãy chỉ ra căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong tình huống trên và xác định nghĩa vị nào là nghĩa vụ bị chấm dứt, thời điểm chấm dứt?

[Download] Đáp án bài tập thảo luận môn Luật dân sự

Download tài liệu về máy

[PDF] Đáp án bài tập thảo luận môn Luật dân sự

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Bài tập thảo luận môn Luật dân sự PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tìm kiếm có liên quan: Bài tập về hợp đồng dân sự có đáp an, 200 câu hỏi luật dân sự có đáp an, Bài tập tình huống luật dân sự 1, Những câu hỏi về luật dân sự, Thi vấn đáp Luật dân sự, De thi luật dân sự 1 có đáp an, Câu hỏi tình huống về luật dân sự, Ngân hàng câu hỏi Luật dân sự

3.2/5 - (5 bình chọn)
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Đề cương môn luật dân sự

Bài viết liên quan

  • 102 câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)102 câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)
  • Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)
  • Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm bài tập chia thừa kếChia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm bài tập chia thừa kế
  • Khái niệm, phân loại và ví dụ về pháp nhân phi thương mạiKhái niệm, phân loại và ví dụ về pháp nhân phi thương mại
  • So sánh hòa giải trong tố tụng và ngoài tố tụngSo sánh hòa giải trong tố tụng và ngoài tố tụng
  • 102 câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật dân sự (có đáp án)102 câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật dân sự (có đáp án)
  • Câu hỏi và đáp án môn Luật Dân sự 2Câu hỏi và đáp án môn Luật Dân sự 2
  • Thứ tự thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thểThứ tự thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

Từ khóa » Dân Sự 2 Thảo Luận 1