Phạm Trù Cái đẹp - Blog Lê Phước
Có thể bạn quan tâm
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!
Liên kết
- Home
- Lê Phước
- Thời sự Đắk Nông
- Giặt ủi Đắk Nông
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
Phạm trù cái đẹp
1. Tại sao cái đẹp lại là phạm trù trung tâm của mỹ học?Cái đẹp vừa là phạm trù cơ bản của thiên nhiên, cuộc sống, đồng thời cũng là phạm trù trung tâm của mỹ học. Yếu tố này không phải là ý muốn chủ quan của các nhà mỹ học xác lập ra, là do chính vai trò của cái đẹp trong cuộc sống quy định.- Hạnh phúc lớn lao cùa con người là được sống với những nét đẹp hoàn hảo và toàn diện của nó. Cái đẹp đi vào mọi lĩnh vữc trong cuộc sống. Nhà văn Dostowesky cho rằng: “Chính cái đẹp đã cứu rỗi nhân loại nầy”.Ðiều này khẳng định rằng: “cái đẹp trước hết là những đặc tính thẩm mỹ vốn có của các sự vật trong thiên nhiên, trong xã hội trong sản xuất vật chất, bồi bổ tinh thần, trong mọi ngành nghệ thuật”.- Cái đẹp đã làm cho hoạt động hàng ngày của con người được hoàn thiện hơn, mọi công việc được cải tiến và hoàn chỉnh hơn, và cuộc sống càng có giá trị cao hơn. Qua những cố gắng để cải tiến cuộc sống, tăng cường kiến thức, phát triển tình cảm, con người dần dà đã nhận thức được quy luật phổ biến của cái đẹp trong vạn vật. Từ những nhận định bình thường để tìm ra được những nét đẹp, loại trừ những cái xấu, quả là một quá trình lâu dài để giúp cho xã hội ngày càng xinh đẹp thêm, con người thừa hưởng được nguồn hạnh phúc cao hơn.- Trước mọi diễn biến trong cuộc sống, con người đã phân biệt được sự khác nhau giữa đẹp và xấu, đúng và sai, tiến bộ và lạc hậu, ích lợi và nguy hại. Dần dà, mở rộng ra, con người đã biết dùng khái niệm về cái đẹp, để nhận thức được những gì tạo nên vẻ đẹp cho mình và cho xã hội. Con người đã hiểu được cái đẹp chính là sự hài hoà, sự tao nhã, sự linh hoạt, sự gia tăng chất lượng và phẩm lượng, là trật tự cần thiết trong tổ chức xã hội. Khai triển rộng ra, cái đẹp mang lại sự tiến bộ, văn minh, cách mạng, ích lợi cho cuộc sống.Như vậy, cái đẹp không chỉ là đối tượng riêng của mỹ học, mà còn là một lĩnh vực rất đa dạng, phong phú cho nhiều ngành khoa học khác.Cái đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: đó là những kết cấu hài hoà về vật chất, về màu sắc, ánh sáng, âm thanh, trong ánh mắt, nụ cười, cảm thông, tư tưởng, có khi được phát triển thành một tác phẩm nghệ thuật.Cái đẹp hiện ra thiên hình vạn trạng, với tính chất khác nhau. Văn hào Leon Tolstoi viết: “Những tài liệu viết về cái đẹp chất lên như núi, tuy nhiên, cái đẹp vẫn là một câu đố giữa cuộc đời”. Kant thì giải thích: “Cái đẹp đã phá vỡ những sai lầm, hủ bại vốn có từ trước”. Hégel thì khuyên mỗi người đều có thể tìm ra cái đẹp trong từng cảm giác thưởng ngoạn của mình.2. Phân biệt cái đẹp và thẩm mỹ?Trong khoa mỹ học, có những khác biệt giữa cái đẹp và cái thẩm mỹ. Cái đẹp là đối tượng của khoa mỹ học, thì nó chỉ là một bộ phận của cái thẩm mỹ, chứ không hoàn toàn bao hàm toàn vẹn giá trị thẩm mỹ. Cái thẩm mỹ là một khái niệm khoa học rất rộng. Nó bao gồm cả cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống, trong tâm hồn, trong nghệ thuật. Trong khoa mỹ học, người ta thường phân biệt ra thành: thẩm mỹ khách quan, thẩm mỹ chủ quan, thẩm mỹ trong nghệ thuật. Tuy nhiên, trong bất cứ hình thái nào, cái đẹp và cái thẩm mỹ vẫn có một số nét chung:+ Về tinh thần: Cái đẹp tuy là một bộ phận tạo thành của cái thẩm mỹ, tuy nhiên, cái đẹp và cái thẩm mỹ đều có một số phẩm chất chung. Trước hết, cả hai đều mang những giá trị về tinh thần. Ðó là yếu tố thưởng ngoạn, đánh giá, miêu tả, thưởng thức, chứ không phải là yếu tố thực dụng để ăn, để uống, để ngửi, để nếm. Cái đẹp tuy vẫn thường gắn vào với những đồ đạc thực dụng, nhưng giá trị chính là yếu tố tinh thần, hiểu biết sâu sắc.+ Về tình cảm: Cũng như giá trị của thẩm mỹ, cái đẹp mang lại yếu tố tình cảm sâu sắc lâu dài trong tiềm thức. Cái đẹp đi vào sự thưởng ngoạn, đánh giá và sáng tạo của con người, như những cảm xúc hình thành từ tri giác, biểu tượng, phán đoán, nhất là thông qua sự thâu nhận bằng thị giác và thính giác. Khi ngắm nhìn một cảnh đẹp, lắng nghe một âm thành huyền diệu, thì tình cảm thẩm mỹ của con người trào dâng lên, sôi nổi, tha thiết, hứng khởi.Chẳng hạn như tìm hiểu giá trị về thi (Kinh thi). Khổng Tử giải thích: “Thi” có thể tại hứng khởi, việc xem xét, việc đoàn kết, việc căm ghét. Gần có thể giúp cho việc thờ cha, xa giúp cho việc thờ vua, lại biết được nhiều tên các loài chim muông, cây cở (Tử viết: Tiểu tử là mạc học phủ thi! Thi khả dĩ hứng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức vu điểu thú thảo một chi danh - Luận Ngữ - Dương hoá).+ Tính vô tư: Về phương diện nhận định cái đẹp của nghệ thuật, điều cần hấn là giữ thái dợ vô tư, khách quan, tránh thiên kiến, hay bị chi phối bởi những ý kiến vốn được phát khởi từ trước, do một nhà phê bình nào hay một thành kiến nào. Phải trung thực trong mọi nhận định nghệ thuật. Theo nhà triết học cổ điển Ðức Immanual Kant (trong cuốn Phê phán năng lực phán đoán” (1790) thì: “Một khi phán đoán về giá trị chan chính cuả cái đẹp, với bất cứ quan điểm nào, phải được phát khởi bằng sự phá đoán vô tư, bất vụ lợi. Phán đoán về giá trị của cái đẹp là phán đoán theo cái khái niệm không khái niệm”. Theo nhà triết học nầy, nghệ thuật không thể nào lệ thuộc hay ràng buộc theo một thứ lợi nhuận nào. Giá trị của nghệ thuật là tạo ra nguồn mỹ cảm chân chính, tạo sức mạnh tinh thần, nâng cao giá trị nghệ thuật của xã hội. Nhãn: Mỹ học1 nhận xét:
nguyen ai vy nói...bai viet cua pan con mang tinh khai quat, nen dua ra nhung vd de thuyet phuc hon
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Tìm kiếm
Avatar
Thông tin
- Lê Đình Phước- SN: 23-9-1988- PV Báo Đắk Nông- Call: 0948.500066- Email: phuoctk88@gmail.comDanh mục
- Báo chí - bài đăng (11)
- Du lịch - khám phá (12)
- Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam (5)
- Giải trí (3)
- Giáo dục học (1)
- Góc thơ (59)
- Lí luận văn học (24)
- Lịch sử văn minh thế giới (1)
- Mỹ học (1)
- Ngôn ngữ học (8)
- Nhạc (2)
- Nhật kí (65)
- Phương châm sống (8)
- Suy ngẫm (65)
- Thiên nhiên (3)
- Thủ thuật máy tính (1)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh (12)
- Văn học châu Á (1)
- Văn học dân gian (8)
- Văn học phương Tây (8)
- Văn học trung đại Việt Nam (2)
- Văn học Việt Nam (1)
- Xã hội học (3)
Tiêu biểu
- Bài giảng: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
- CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC
- NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”
- Tiểu luận: Thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam
- HỘI THOẠI TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”
- Tiểu luận: LỆCH LẠC XÃ HỘI
- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO
- Các tính chất của ngôn ngữ báo chí (các ví dụ của thể loại ghi nhanh)
- So sánh truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích hiện đại?
Lượt truy cập
Lượt xem
Người theo dõi
Từ khóa » Cái đẹp Trong Mỹ Học
-
Các Phạm Trù Thẩm Mỹ Về Cái Đẹp Là Gì?
-
Cái đẹp Trong Nghệ Thuật Dưới Góc Nhìn Mỹ Học - Duongmonkyhiep
-
Cái đẹp Là Gì? Biểu Hiện & Các Quan điểm Về Cái đẹp
-
Mỹ Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Biểu Hiện Của Cái đẹp Trong Lĩnh Vực Nghệ Thuật
-
[PDF] VẬN DỤNG PHẠM TRỤ CÁI ĐẸP CỦA MỸ HỌC VÀO TÍÍỰC TIỄN ...
-
Mỹ Học Hiện đại, Quan điểm Về Cái đẹp Của Mác – Lênin - Tài Liệu Text
-
Bản Chất Của Cái đẹp - Weblog Đào Duy Thanh
-
QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP CỦA MỸ HỌC CỔ ĐẠI - Hệ Tri Thức
-
CÁI ĐẸP - Cộng đồng Học Tập 24h, Học,học Mọi Lúc, Học Mọi Nơi.
-
TRẢ LỜI CÂU HỎI MÔN TẬP MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG LỚP C210 DH 01
-
Đề Tài Phạm Trù Cái đẹp Trong Nghệ Thuật - Luận Văn
-
Nên Dạy Mỹ Học Trong Chương Trình Phổ Thông - Thành ủy TPHCM