Phân Biệt Filler Và Silicon, NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT | aiha

5/5 - (1 bình chọn)

Cả filler và silicon đều có thể giúp chúng ta làm đẩy các khuyết điểm của cơ thể. Tuy nhiên, silicon dạng lỏng đang bị cấm trong thẩm mỹ nội khoa. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cần phân biệt được filler và silicon lỏng để có thể làm đẹp mà không lo biến chứng thẩm mỹ.

Contents

  • 1 Cảnh báo biến chứng tiêm filler nhầm silicon
  • 2 Filler và silicon có gì giống, khác nhau
    • 2.1 Điểm giống nhau
    • 2.2 Điểm khác nhau
  • 3 Biến chứng thường gặp khi tiêm nhầm silicon
  • 4 Phân biệt filler và silicon dạng lỏng
  • 5 Làm thế nào khi bị tiêm filler nhầm silicon

Cảnh báo biến chứng tiêm filler nhầm silicon

Bác sĩ Vũ Thái Hà cho biết, làm đẹp bằng filler đang tạo ra một cơn sốt. Ai cũng muốn tìm hiểu và ai cũng muốn thực hiện. Và cũng chính từ đây cũng xuất hiện nhiều ca biến chứng liên quan. Bởi thứ mà họ được tiêm không phải là filler mà chính là silicon dạng lỏng.

Trường hợp của bệnh nhân nam tên N.T.T có đến thăm khám sau khi nâng mũi bằng filler tại một Spa gần nhà. Sau khoảng 72h thực hiện, mũi có dấu hiệu sưng đau, viêm nặng và hoại tử. Thuyên tắc mạch vùng đáy mắt xảy ra gây ảnh hưởng đến thị lực. Qua thăm khám kiểm tra, các bác sĩ xác định bệnh nhân được tiêm filler nhầm silicon dạng lỏng không rõ nguồn gốc.

Trường hợp của bệnh nhân nữ tên N.H.Y (25 tuổi) gặp biến chứng tiêm filler để làm đầy ngực. Tuy nhiên, qua kết quả chụp chiếu cho thấy sản phẩm được sử dụng là silicon dạng lỏng. Rất may bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây ra biến chứng thuyên tắc phổi, nguy hiểm đến tính mạng.

Đây mới chỉ là 2 trong số rất nhiều ca biến chứng liên quan đến việc tiêm nhầm filler thành silicon dạng lỏng. Thậm chí, có người còn bị mù vĩnh viễn, tử vong chỉ vì bị lừa tiêm silicon vào cơ thể. Vậy nên bạn cần biết cách phân biệt silicon và filler để có thể làm đẹp an toàn.

Phân biệt filler và silicon, NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT

Phân biệt filler và silicon sẽ giúp bạn có lựa chọn thẩm mỹ an toàn

Filler và silicon có gì giống, khác nhau

Điểm giống nhau

Filler là tên gọi chung của các chất làm đẩy. Và silicon dạng lỏng chính là một loại filler. Điểm chung của filler và silicon là đều có thể giúp chúng ta làm đầy các tổ chức khuyết của cơ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là độ an toàn của filler và silicon là như nhau bạn nhé.

Điểm khác nhau

Filler hiện nay dùng trong thẩm mỹ có hai dạng: filler tự thân có nguồn gốc từ mỡ, cơ, biểu bì da, mô của con người… và filler sinh học tổng hợp từ các chất sinh học khác nhau. Dòng sản phẩm này có khả năng liên kết tạo thành các mô sau khi được tiêm vào trong cơ thể và có khả năng tự tan theo thời gian.

Còn đối với silicon dạng lỏng sau khi được tiêm sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể của bạn. Nó không tự biến mất và cũng không bị cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là silicon phát huy được hiệu quả thẩm mỹ. Do có quá nhiều biến chứng liên quan đến silicon nên hiện chất này được cấm trong thẩm mỹ nội khoa nhưng vẫn được sử dụng trong y khoa.

NÊN XEM: Danh sách các loại filler được Bộ y tế cấp phép nhập khẩu và lưu hành

Biến chứng thường gặp khi tiêm nhầm silicon

Tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đưa ra những cảnh báo về việc tiêm nhầm filler và silicon. Ngay cả tổ chức FDA của Mỹ cũng đưa ra những cảnh báo nguy hiểm về biến chứng của silicon dạng lỏng như sau:

  • Khi silicon dạng lỏng được tiêm vào các vùng chứa nhiều mạch máu chúng có thể di chuyển đến các bộ phận khác và gây ra tình trạng tắc mạch máu ở phổi, tim hoặc não.
  • Tiêm silicon dạng lỏng gây tổn thương vĩnh viễn cho các mô và dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong nếu không được phát hiện và xử lý sớm.
  • Nhẹ hơn có thể là tình trạng đau mạn tính, nhiễm trùng, viêm, sẹo và biến dạng vĩnh viễn vùng da được tiêm silicon hay các vùng lân cận.
  • Phát triển u hạt, u cục hoặc mô viêm gây ảnh hưởng tới cảm giác thần kinh, chức năng các cơ quan và giảm sự vận động của cơ…

Đáng chú ý hơn khi các biến chứng của filler và silicon dạng lỏng có thể xuất hiện sau khi tiêm một quãng thời gian dài. Bạn có thể gặp biến chứng của silicon sau một vài tuần, một vài tháng thậm chí là một vài năm sau tiêm. Điều này nói nên rằng những tác hại của silicon dạng lỏng gây ra rất khó lường trước và khó kiểm soát.

Vậy nên, cách duy nhất để chúng ta có thể làm đẹp an toàn chính là phải biết cách phân biệt filler và silicon dạng lỏng. Ngay sau đây sẽ là gợi ý dành cho bạn.

NÊN XEM THÊM: Tiêm filler trẻ hóa bị nổi u cục trên da là bị làm sao? Chuyên gia giải đáp

Phân biệt filler và silicon dạng lỏng

Nếu bạn không có kinh nghiệm bạn sẽ khó có thể phân biệt được filler và silicon dạng lỏng chỉ bằng mắt thường. Do đó, bạn có thể tự biến mình thành một người thông minh khi lựa chọn các dịch vụ tiêm filler an toàn, chất lượng. Đây có thể sẽ là cách duy nhất để bạn có thể tránh được việc tiêm nhầm filler là silicon.

Bạn hãy đến những cơ sở thẩm mỹ hợp pháp, có số đăng ký giấy phép hoạt động rõ ràng để thực hiện dịch vụ thẩm mỹ. Đừng tìm đến những Spa, tiệm gội đầu cắt tóc để tiêm filler trẻ hóa. Bạn cũng cần nói không với các lời quảng cáo về filler hàng xách tay nhưng lại không có gì đảm bảo về chất lượng. 

Bên cạnh đó, cần tìm cho mình một bác sĩ có trình độ, chuyên môn và cả y đức để có thể được tiêm filler an toàn. Nếu bạn nghi ngờ filler mình được tiêm là silicon cũng có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiêm. Không tiêm khi bạn có sự nghi ngờ mà không được giải đáp rõ ràng.

Phân biệt filler và silicon, NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT

Biến dạng mặt khi tiêm nhầm silicon dạng lỏng

Có một điểm rất dễ để có thể nhận dạng filler và silicon chính là dựa vào giá dịch vụ. Thông thường tiêm filler thường có giá cao hơn so với tiêm silicon. Tiêm silicon thường núp bóng filler nhưng giá lại rất rẻ. Vậy nên, chúng ta cũng không nên tin quá nhiều vào những lời quảng cáo “tiêm filler giá siêu rẻ với hiệu quả cao”.

Làm thế nào khi bị tiêm filler nhầm silicon

Nhiều người vẫn nghĩ khi bị tiêm nhầm silicon chỉ cần tiêm giải như filler là được. Nhưng trên thực tế cách xử lý biến chứng filler và silicon là khác nhau. Nếu như chúng ta có thể tiêm giải filler bằng Hyaluronidase thì silicon việc xử lý sẽ phức tạp hơn nhiều.

Khi này bạn sẽ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám thậm chí là tiến hành chụp MRI để xác định vị trí cũng như là mức độ ảnh hưởng của silicon dạng lỏng. Phẫu thuật sẽ là giải pháp hàng đầu nhằm loại bỏ hoàn toàn silicon đã được tiêm trước đó. Thông thường bác sĩ sẽ phải loại bỏ các mô xung quanh để loại bỏ tất cả silicone, dẫn đến biến dạng và sẹo rất cao.

Tại Dr.thaiha, các bác sĩ chuyên khoa luôn tin dùng sản phẩm filler tạm thời có thành phần là Hyaluronic. Sản phẩm đến từ các hãng dược mỹ phẩm nổi tiếng thế giới và là các loại filler được Bộ y tế cấp phép lưu hành. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm đẹp với filler chính hãng chất lượng nhất với giá cạnh tranh nhất.

Ngoài ra, Dr.thaiha cũng hỗ trợ thăm khám và xử lý các biến chứng tiêm filler và silicon từ nơi khác chuyển đến. Đảm bảo quá trình xử lý chuẩn y khoa và giúp cho bạn tránh khỏi các biến chứng xấu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé! Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

  • 3:56 Chiều 04/09/2021
  • 9142 lượt xem
  • Administrator

Từ khóa » Silicon Dạng Lỏng Là Gì