Silicon Là Gì? Silicon Là Nhựa Hay Cao Su? Có độc Không? - Hút ẩm

Silicon là chất liệu quen thuộc được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, thậm chí là cả ngành y. Vậy Silicon là gì? Silicon có tác dụng gì, silicon có độc không? Cùng maytaoamcongnghiep.com cùng tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Chính

  • Silicon là gì?
  • Vậy silicone là gì?
  • Các loại silicon phổ biến và công dụng của chúng
    • Dầu silicon là gì?
    • Nhựa silicon là gì?
    • Silicone đàn hồi
    • Silicone gel
  • Silicone có độc không?
  • Silicon là nhựa hay cao su?
    • Về tính dẻo, tính đàn hồi
    • Về mức độ độc hại
    • Về khả năng tái chế
    • Về quy trình sản xuất
  • Cách nhận biết silicon an toàn
  • Một số thuật ngữ khác liên quan đến silicon
    • Thung lũng silicon là gì?
    • Bơm silicon là gì?
    • Giấy silicon là gì?
    • Apple Silicon là gì?
    • Mỡ silicon là gì?
    • Ferro silicon là gì?
    • Organic silicon là gì?

Silicon là gì?

silicon là gì
Silicon là gì?

Có nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm silicon và silicone, nhưng thực tế, đây là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, silicon là nguyên tố đứng thứ 14 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và có ký hiệu là Si, và đặc điểm của nó là có cả tính chất của phi kim lẫn kim loại.

Phi kim, kim loại silicon là gì? – Silicon là nguyên tố vô cùng dồi dào và nó chỉ xếp sau oxygen mà thôi. Nó chiếm tới 25.7% trọng lượng của lớp vỏ hình thành nên Trái Đất và chúng ta có thể tìm thấy ở Mặt Trời, cùng các ngôi sao.

Trong tự nhiên, silicon rất hiếm khi được tìm thấy dưới dạng nguyên chất, mà nó sẽ tồn tại dưới dạng silica và oxide như là tồn tại dưới dạng đá lửa, cát, đá tinh thể, đá lửa, đá thạch anh,… Ngoài ra, nó còn có thể xuất hiện dưới dạng khoáng chất khác như đất sét, granite, mica, feldspar,…. Một số hình thức phổ biến hiện nay của silicon phải kể đến như mỡ silicon, dầu silicon, nhựa silicon, cao su silicon,….

Vậy silicone là gì?

silicone là gì
Silicone là gì?

Trong khi silicon là nguyên tố đứng thứ 14 trong bảng tuần hoàn thì silicone lại là loại polymer tổng hợp, trơ và được tạo thành từ những đơn vị lặp lại của siloxane. Nó bao gồm 1 nhóm chức của 2 nguyên tố silic và 1 nguyên tử oxi thường xuyên có sự kết hợp với hydro và cacbon.

Nhà hóa học Frederic Kipping người Anh chính là người đầu tiên tìm ra được silicone. Quá trình để tìm ra được silicone được thực hiện ở bên trong phòng thí nghiệm. Tên ban đầu của nó là silico ketone và sau đó thì rút gọn thành silicone như bây giờ.

Silicone thường có khả năng chịu nhiệt, đàn hồi như cao su và được sử dụng phổ biến trong chất bôi trơn, chất bịt kín, thuốc men, chất kết dính, dụng cụ nấu ăn và dùng cả trong cách điện và cách nhiệt.

Các loại silicon phổ biến và công dụng của chúng

Silicon có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau và mỗi dạng lại có công dụng riêng với chúng ta. 4 loại silicon phổ biến thường gặp: silicon lỏng (dầu silicon), silicon gel, silicon đàn hồi, nhựa silicon. Cụ thể:

Dầu silicon là gì?

dầu silicon là gì
Dầu silicon ở dạng lỏng có màu trắng hoặc vàng nhạt

Dầu silicon hay còn gọi là silicon lỏng được sử dụng làm chất bôi trơn, có màu vàng nhạt hoặc màu trắng, ổn định ở nhiệt độ cao và có khả năng truyền nhiệt khá tốt. Hơn thế, dầu này có khả năng chống nước khá tốt và không dễ bị cháy. 

Vì thế, dầu silicon được sử dụng khá phổ biến trong cả ngành công nghiệp nặng lẫn nhẹ để giảm nhiệt và giảm ma sát.

Nhựa silicon là gì?

Nhựa silicon là loại vật liệu được sử dụng trong các lớp phủ chịu nhiệt cùng các vật liệu chống chịu thời tiết dùng trám những lỗ thủng nhỏ trên mái nhà, hoặc các vật dụng sử dụng trong gia đình.

Silicone đàn hồi

silicon đàn hồi là gì
Silicon đàn hồi được sử dụng trong sản xuất găng tay

Silicon đàn hồi hay còn có tên gọi khác là cao su silicon, nó được dùng như chất cách điện và dùng để hàn trong các phương tiện hàng không vũ trụ, hay găng tay.

Silicone gel

Silicon gel là loại có ít liên kết chéo giữa các chuỗi polymer và được dùng trong mỹ phẩm giúp giữ nước cho da và phần mềm của 1 số lót giày. Đặc biệt, loại silicon này còn được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ để nâng ngực.

Silicone có độc không?

silicon có độc không
Silicon có độc không?

Ngày nay, silicone được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp, vật dụng hàng ngày và ngay cả trong y tế. Và một trong những thắc mắc của nhiều người là “Silicon có độc không?”. 

Silicon là chất hóa học, nên nó sẽ có độc nếu không sử dụng đúng cách hoặc lựa chọn sản phẩm kém chất lượng, nó sẽ gây ra các tác dụng phụ như đột biến, kích ứng da, ung thư,… Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tiếp xúc với 1 lượng silicon ở mức tiêu chuẩn thì nó không có tác dụng phụ hoặc nếu có thì chỉ ở mức cực nhẹ. 

Do vậy, silicon có lợi hay có hại còn do mức độ sử dụng nhiều hay ít, loại silicon nào mà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Silicon là nhựa hay cao su?

Silicon là 1 dạng cao su tổng hợp và được tổng hợp lại bằng cách thay đổi các silicon. Và sự khác biệt quan trọng nhất giữa cao su và nhựa về cơ bản là: Nhựa là 1 polyme tổng hợp, trong khi đó silicon có thể được tìm thấy như là 1 polyme có sẵn trong tự nhiên hoặc có thể sản xuất trên dây chuyền kỹ thuật như 1 dạng polyme tổng hợp.

vật liệu silicon là gì
Silicon là 1 dạng cao su tổng hợp

Về tính dẻo, tính đàn hồi

Nhựa nổi bật với tính dẻo cùng khả năng tạo khuôn và tạo hình bằng nhiệt và áp suất. Trong khi đó, cao su lại nổi trội với tính đàn hồi cùng khả năng tạo khuôn kém hơn hẳn so với nhựa.

Vì vậy, nhựa thường được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm có tính định hình như công cụ, vật dụng, bình chứa,… Trong khi đó cao su lại thường được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm có tính đàn hồi và độ bền bỉ cao như lốp xe,…

Về mức độ độc hại

Do có tính trơ và độ bền hóa học tốt hơn so với cao su, nên độ độc hại của nhựa sẽ thấp hơn so với cao su silicon. Ví dụ điển hình phải kể đến như các loại nhựa PC, PES, PP,… và được sử dụng vô cùng rộng rãi trong các ngành thực phẩm, y tế do không có độc, bền bỉ, chịu nhiệt tốt,…

Về khả năng tái chế

silicon là nhựa hay cao su
Silicon hiếm khi được tái chế

Về phương diện tái chế, việc tái sử dụng của cao su và nhựa sẽ có những điểm khác biệt khá rõ rệt. Trong khi đó, nhựa có khả năng tái chế và sử dụng tương đối cao thì cao su silicon lại chỉ được tái chế 1 phần nào đó, chủ yếu là sử dụng như 1 chất độn. Điểm tạo nên sự khác biệt này là nhờ tính chất nổi bật của cao su và nhựa, cũng như là các sản phẩm khác được làm từ chúng.

Ví dụ như các loại bình nước, chai lọ làm bằng nhựa thì đều có thể tái chế thành những sản phẩm mới với công dụng khác. Trong khi đó, lốp xe cũ làm bằng cao su silicon sẽ chỉ được tái chế 1 phần nào đó hoặc sử dụng với mục đích làm chất độn hoặc 1 thành phần bổ sung cho sản phẩm khác.

Về quy trình sản xuất

Nhựa là 1 loại polymer nhân tạo 100% và nó không có sẵn trong tự nhiên, được sản xuất nhờ sản phẩm từ dầu mỏ. Trong khi đó, cao su lại hiện diện sẵn ở trong tự nhiên như cao su từ cây cao su hoặc được tổng hợp lại như cao su buna,…

Cách nhận biết silicon an toàn

Để nhận biết silicon đó có an toàn không thì các bạn cần lưu ý một số điều sau:

cách nhận biết silicon an toàn
Làm thế nào để nhận biết silicon đó có an toàn không?

Silicon không tỏa ra mùi lạ: Silicon có màu sắc và thay đổi tùy theo nhà sản xuất, tuy nhiên nó sẽ là dạng chất không mùi. Vì vậy, nếu 1 đồ vật được làm bằng silicon có mùi thì chắc chắn đó không phải là silicon mà đó có thể là cao su hoặc nhựa.

Silicon có độn thêm các chất làm đầy là không an toàn: Bạn hãy thử kéo và vặn xoắn các sản phẩm làm từ silicon, nếu thấy có các hạt trắng xuất hiện thì chứng tỏ đây là silicon bị trộn lẫn và không an toàn. Những chất làm đầy này có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe của con người.

Lựa chọn sản phẩm có bao bì, nhãn mác đầy đủ: với các thông số chịu nhiệt của loại silicon đó để sử dụng đúng cách. Ngoài ra, khi mua các sản phẩm từ silicon nên lựa chọn các thương hiệu, nhãn hàng uy tín trên thị trường để mua được sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm làm từ silicon:

  • Trong mỹ phẩm, nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần là silicone
  • Tránh để sản phẩm làm từ silicon tiếp xúc trực tiếp với lửa
  • Không sử dụng được với các thiết bị hàn, khò thực phẩm
  • Mặc dù silicon có khả năng cách nhiệt tốt, nhưng các bạn cần cẩn thận khi dùng các đồ dùng silicon khi nó ở nhiệt độ cao.

Một số thuật ngữ khác liên quan đến silicon

Thung lũng silicon là gì?

thung lũng silicon là gì ở đâu
Thung lũng Silicon

Thung lũng silicon là gì ở đâu? Thung lũng silicon hay còn gọi là Silicon Valley là thung lũng điện tử chỉ những khu thương mại công nghệ cao với các công ty dẫn đầu về công nghệ như Google, Apple, Facebook,…. 

Thung lũng silicon gồm có 1 bộ phận ở phía bắc của thung lũng Santa Clara, cùng 1 số các cộng đồng xung quanh miền Nam bán đảo San Francisco cùng vịnh Đông. Địa phận của thung lũng Silicon kéo dài khoảng từ Menlo Park và Fremont tại Vịnh Đông xuống đi qua San Jose và điểm trung tâm của nó là ở khoảng Sunnyvale ở California.

Bơm silicon là gì?

Bơm silicon là phương pháp giúp tăng kích thước vòng 1 mà không cần thực hiện biện pháp phẫu thuật. Kỹ thuật thực hiện này là tiêm trực tiếp chất silicon vào bên trong bầu ngực, nó giúp bầu ngực trở nên quyến rũ và căng tròn hơn.

Giấy silicon là gì?

Giấy silicon là loại giấy chống dính, giấy cách ly dùng để bảo vệ, tránh ô nhiễm bụi bẩn. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường bị thay đổi thì độ dài và độ rộng của sản phẩm không bị thay đổi. Nó có khả năng chống thấm nước 1 cách hiệu quả, độ co giãn tốt, không bị biến dạng.

Apple Silicon là gì?

apple silicon là gì
Apple Silicon là gì?

Apple Silicon được hiểu là phiên bản mở rộng của chip dựa trên ARM được sử dụng trong iphone, Apple Watch, dành cho máy Mac. Điều này đã đưa tất cả các sản phẩm trong hệ sinh thái phần cứng của Apple dưới cùng 1 thiết kế.

Bằng cách tự tạo ra Apple Silicon đã giúp Apple có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với việc macOS và phần cứng Mac hoạt động, đem lại sự gia tăng vô cùng mạnh mẽ về hiệu năng và hiệu suất.

Mỡ silicon là gì?

Mỡ silicon là loại mỡ chuyên dụng có tính chống xước cao, nó được tạo ra từ cách trộn dầu Silicon với chất làm đặc từ những loại xà phòng vô cơ. Đồng thời, nó có thể sử dụng trong điều kiện môi trường có nhiều thay đổi, và chống lại các tác nhân phá hủy hóa học. Vì vậy  nó có thể làm việc trong điều kiện môi trường ẩm ướt, thích hợp với các loại máy móc thường xuyên với nhựa hoặc cao su.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng bôi trơn và bảo vệ các khớp kim loại như khớp đóng cửa. Hoặc những nơi chúng ta không thể thực hiện được việc phủ sơn mạ kẽm quá dày. Mỡ silicon thường có màu trắng, tính chất của mỡ chuyên dụng này còn phụ thuộc vào tỉ lệ thành phần silicon cũng như chất làm đặc.

Ferro silicon là gì?

ferro silicon là gì
Ferro silicon

Ferro silicon là chất khử oxy thiết yếu trong ngành công nghiệp sản xuất phôi thép, ngành công nghiệp đúc kim loại cùng nhiều ngành công nghiệp khác. Trong thép mỏ hàn, người ta sử dụng silicon để khử oxy kết tủa và khử oxy khuếch tán. Ngoài ra, silicon có trong gạch sắt cũng được sử dụng như 1 tác nhân hợp kim trong sản xuất thép.

Organic silicon là gì?

Organic silicon hay còn gọi là Silicon hữu cơ được hình thành bởi các nguyên tử Hydro và nguyên tử cacbon của các mô sống. Cũng giống như những sinh vật sống khác như động vật và thực vật, cơ thể chúng ta tạo ra nhiều silicon hữu cơ để củng cố sự tăng trưởng, phát triển của chúng.

Loại silicon này đang được sử dụng như 1 khoáng chất làm đẹp giúp giải quyết các vấn đề về da khác nhau, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Ngoài ra, nó cũng còn được biết đến với khả năng hấp thụ độc tố giúp da không bị thâm, mụn và các sắc tố.

Chắc hẳn sau khi tham khảo bài viết trên đây các bạn đã có thể trả lời được câu hỏi silicon là gì cũng như silicon có độc hay không. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và để có thể xem nhiều bài viết hay, bổ ích khác, các bạn vui lòng ghé thăm website của maytaoamcongnghiep.com thường xuyên nhé!

Từ khóa » Silicon Dạng Lỏng Là Gì