Silicon Là Gì? Sản Phẩm Từ Chất Liệu Silicon Có độc Hại Không?

Silicon là gì? Sản phẩm từ chất liệu silicon có độc hại không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người tiêu dùng hiện nay. Bài viết dưới đây của META.vn sẽ giải đáp thắc mắc đó, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Hãy tham khảo nhé!

Silicon là gì? Sản phẩm từ chất liệu silicon có độc hại không?
  • Silicon là gì?
  • Phân loại silicon
    • Silicon lỏng
    • Silicon gel
    • Silicon đàn hồi
    • Silicon nhựa
  • Các sản phẩm từ chất liệu silicon có độc hại không?
  • Ứng dụng của silicon trong đời sống
    • Ứng dụng trong ngành hàng không và vũ trụ
    • Ứng dụng trong ngành xây dựng
    • Ứng dụng trong sản xuất thiết bị điện tử
    • Ứng dụng trong y tế, chăm sóc sức khỏe
    • Ứng dụng trong sản xuất đồ gia dụng
    • Ứng dụng trong ngành sơn
    • Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, tem nhãn
    • Ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm
  • Cách nhận biết silicon an toàn
  • Một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm có chứa silicon

Silicon là gì?

Tìm hiểu về silicon

Silicon (hay còn gọi là silicone) là một loại polymer tổng hợp, trơ được tạo thành từ các đơn vị hóa học nhỏ hơn là monome liên kết với nhau trong chuỗi dài. Silicon gồm một nhóm chức năng của hai nguyên tử silic và một nguyên tử oxy thường xuyên kết hợp với cacbon hoặc hydro.

Các liên kết trong silicon có tính ổn định cao. Silicon chịu nhiệt và đàn hồi như cao su, được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, dụng cụ nấu ăn, dùng trong cách nhiệt và cách điện...

Phân loại silicon

Silicon có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ có các công dụng riêng, cụ thể:

Silicon lỏng

Silicon lỏng hay còn được gọi là dầu silicon thường dùng để làm chất bôi trơn, phụ gia sơn và thậm chí là các thành phần trong mỹ phẩm.

Silicon lỏng được ứng dụng trong mỹ phẩm

Silicon gel

Silicon gel là một dạng silicon lỏng được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm, ứng dụng trong y tế, dụng cụ nấu ăn... Ngoài ra, silicon gel này còn được sử dụng phổ biến trong các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để nâng ngực.

Silicon gel được ứng dụng trong các phòng thí nghiệm, y tế

Silicon đàn hồi

Silicon đàn hồi (hay còn gọi là cao su silicon) được dùng như chất cách điện để hàn trong các phương tiện hàng không vũ trụ. Ngay cả trong ngành y tế, silicon cũng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như găng tay tẩy da chết, cốc nguyệt san, máy rửa mặt, máy hút sữa... Silicon y tế rất an toàn với sức khỏe nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Silicon đàn hồi được ứng dụng để làm găng tay

Silicon nhựa

Silicon nhựa được dùng trong các lớp phủ chịu nhiệt cũng như các vật liệu chống chịu thời tiết hay thậm chí dùng để trám những lỗ thủng nhỏ trên mái nhà, các vật dụng khác trong gia đình.

Silicon nhựa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Các sản phẩm từ chất liệu silicon có độc hại không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người tiêu dùng đặt ra khi mà silicon xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, từ trong công nghiệp cho tới các vật dụng nhà bếp tiếp xúc với thực phẩm, đồ ăn, thức uống ở nhiều nhiệt độ khác nhau hay thậm chí là để đặt trực tiếp vào cơ thể người trong y tế (nâng ngực)... Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, silicon hoàn toàn an toàn, không gây độc hại với sức khỏe người sử dụng.

Ứng dụng của silicon trong đời sống

Với các ưu điểm của mình, silicon hiện nay là một trong những loại vật liệu, nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống.

Ứng dụng trong ngành hàng không và vũ trụ

Keo silicon thường dùng để gia cố cửa máy bay

Nhờ tính mềm dẻo và khả năng co giãn, silicon thường được sử dụng làm chất kết dính và bịt kín các lỗ hổng nhỏ ở một số bộ phận của máy bay và tàu vũ trụ như cửa ra vào, cửa sổ, cánh, thùng nhiên liệu, công tắc thủy lực, thùng trên không, mép cánh, các thiết bị điện thiết bị hàng đầu, trút ống dẫn, các miếng đệm động cơ, dây điện và hộp đen...

Ứng dụng trong ngành xây dựng

Silicon được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng

Trong xây dựng, các loại keo silicon cũng được sử dụng rất phổ biến bởi nó có thể hoạt động tốt trên nhiều bề mặt như bê tông, kính, đá granit, thép và nhựa... Điều này cho phép các kiến ​​trúc sư cũng như công nhân thi công có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện nhiều ý tưởng khác lạ, chẳng hạn như thi công cửa sổ sát đất hay kính cong...

Keo silicon có thể bịt kín các khe hở để đảm bảo các vật liệu được gắn kết tốt với nhau cũng như hấp thụ phần lớn lực ma sát của gió hoặc của động đất. Keo silicon cũng bảo vệ các khớp nối của các cấu kiện, đảm bảo cho cấu trúc cơ bản không bị thay đổi quá nhiều do tác động của độ ẩm, nhiệt độ, sự ăn mòn, ánh sáng mặt trời, tia cực tím, ô nhiễm và các hóa chất khác.

Ứng dụng trong sản xuất thiết bị điện tử

Sử dụng thay cho chất bán dẫn

Silicon là một chất có vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của ngành công nghệ máy tính nói riêng và viễn thông, điện tử nói chung. Vật liệu này thường được sử dụng trong các mạch có độ nhạy cao, vi xử lý... thay cho chất bán dẫn. Chúng bảo vệ các linh kiện khỏi bị quá nhiệt cũng như bảo vệ chúng khỏi tác động của độ ẩm, muối, ăn mòn, ô nhiễm... Bàn phím, con lăn máy photocopy, vỏ cho máy tính, máy fax, điện thoại và các thiết bị giải trí gia đình... là những thiết bị thường sử dụng nhiều silicon nhất.

Ứng dụng trong y tế, chăm sóc sức khỏe

Ứng dụng của silicon trong y tế sức khỏe

Silicon cũng được ứng dụng rất phổ biến trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là để sản xuất các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh như bình sữa, núm vú giả... Silicon đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất theo yêu cầu của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như kháng vi khuẩn, dễ dàng để khử trùng, không phản ứng với các vật liệu khác và không gây kích ứng cho cơ thể.

Silicon có thể sử dụng bên ngoài, bên trong hoặc tiêm tĩnh mạch... do ít gây ra các phản ứng không mong muốn hay dị ứng. Nó cũng được sử dụng để làm mềm, làm chất bôi trơn mà không để lại dư lượng dầu mỡ, từ đó duy trì được lớp màng bảo vệ vết thương trong quá trình chữa bệnh.

Ống slicon cũng thường được thấy trong một số thiết bị y tế, ví dụ như ống truyền dịch, máy tạo nhịp tim... giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Ứng dụng trong sản xuất đồ gia dụng

Silicon thường được sử dụng để làm đồ gia dụng

Silicon cũng là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng, đặc biệt là dụng cụ làm bếp. Các sản phẩm nhà bếp được làm từ silicon thường có khả năng chịu nhiệt tốt, giá thành rẻ, thuận tiện, dễ sử dụng và tuổi thọ lâu dài.

Bên cạnh đó, chúng có khả năng chống dính cao, dễ dàng vệ sinh và đặc biệt là không thôi nhiễm làm thay đổi mùi vị thực phẩm. Một số vật dụng nhà bếp thường được làm bằng silicon có thể kể đến là: Phới trộn, khuôn bánh, thảm nướng...

Silicone cũng là thành phần lý tưởng cho các hóa chất đánh bóng và tẩy rửa sàn đá, bàn đá, mặt kính... Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm chất chống tạo bọt trong bột giặt, nước giặt quần áo.

Ứng dụng trong ngành sơn

Ứng dụng trong ngành sơn

Những tiến bộ trong công nghệ silicon cho phép các loại sơn hiện nay có tuổi thọ dài hơn và có thể chống chọi tốt hơn với tác động ánh nắng mặt trời, muối, ô nhiễm... Sơn làm từ silicon có độ bám dính cao, dễ dàng phối trộn ra nhiều màu sắc và hạn chế bám bẩn tốt hơn.

Sơn silicon giúp tăng cường độ bền cho nhà cửa, xe cộ, đặc biệt là các đồ vật kim loại dễ han gỉ trong thời gian dài mà không bị nứt, vỡ, bong tróc hoặc phồng rộp. Lớp phủ trên đường cao tốc, giàn khoan dầu và đường bộ bề mặt ít có khả năng hạn chế ăn mòn từ dầu, xăng, phun muối và mưa axit...

Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, tem nhãn

Ứng dụng trong ngành in ấn

Trong chế biến bột giấy và tem nhãn, silicon là hợp chất cho phép người ta sản xuất số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nó thường được ứng dụng trong sản xuất các tờ tem, nhãn, giấy ghi chú bóc dán, giấy ghi chú... bởi lớp keo silicon có khả năng chống ẩm và chống nhiệt rất tốt.

Ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm

Ứng dụng trong ngành mỹ phẩm

Silicon cũng là một nguyên liệu thường thấy trong công nghiệp mỹ phẩm. Nó giúp các sản phẩm chăm sóc cá nhân không gây ra tình trạng đỏ rát, châm chích và không gây kích ứng. Ví dụ, silicon giảm cặn trắng và cảm giác dính của chất chống mồ hôi trong lăn khử mùi.

Đặc biệt, silicon thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm trang điểm "không trôi" như kem nền, mascara, bút kẻ mắt, phấn phủ... bởi chúng giúp mỹ phẩm giữ được màu sắc và độ bóng trong thời gian dài, kể cả dưới tác động của nhiệt độ, mồ hôi, mưa gió, ánh nắng... Trong dầu gội, silicon là thành phần dùng để tăng độ bóng cho tóc.

Cách nhận biết silicon an toàn

Cách nhận biết silicon an toàn

  • Silicon không có mùi lạ: Silicon có màu sắc thay đổi tùy theo nhà sản xuất nhưng nó là chất không mùi. Nếu một đồ vật bằng silicon mà có mùi thì chắc chắn đó không phải là silicon mà là nhựa, cao su...
  • Silicon độn chất làm đầy là loại không an toàn: Bạn hãy kéo và vặn xoắn các sản phẩm silicon, nếu thấy có hạt trắng xuất hiện thì chứng tỏ đó là silicon đã bị trộn với một số chất làm đầy khác, không phải silicon an toàn. Những chất làm đầy này có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng cũng như chất lượng của sản phẩm đó.
  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Sản phẩm có bao bì, nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông số chịu nhiệt của loại silicon đó. Người dùng nên lựa chọn các thương hiệu và nhãn hàng uy tín để mua được sản phẩm chất lượng tốt.

Một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm có chứa silicon

  • Không để silicon tiếp xúc với lửa.
  • Không sử dụng silicon với các thiết bị khò, hàn thực phẩm.
  • Tuy silicon cách nhiệt tốt nhưng người dùng cần cẩn thận khi dùng các đồ dùng silicon khi chúng ở nhiệt độ cao.
  • Không sử dụng silicon chung với các đồ vật nhọn như dao, kéo... bởi có thể gây hư hại sản phẩm.
  • Nên cho thực phẩm vào khuôn silicon trước khi đặt vào lò.

Trên đây là một số thông tin về silicon là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. META.vn mong rằng bạn đã nắm rõ và rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Từ khóa » Silicon Dạng Lỏng Là Gì