Phân Tích Khái Niệm Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một khái niệm rộng bao gồm nhiều mặt, để làm sáng tỏ khái niệm này cần xem xét nó ở các bình diện sau:
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ở đây khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ, nó đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước (và của cả bộ máy nhà nước nói chung) phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; mọi cán bộ và nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để ton trọng pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; mọi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội và các đoàn thể quần chúng. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa các tổ chức chính trị – xã hội được nhà nước quan tâm tạo điều kiện để các tổ chức đó phát triển. Mỗi tổ chức và đoàn thể có những phương pháp, hình thức và nguyên tắc hoạt động riêng phù hợp với đối tượng của tổ chức mình. Nhưng dù được tổ chức dưới hình thức nào và sử dụng phương pháp gì thì các tổ chức chính trị- xã hội phải tôn trọng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các tổ chức chính trị- xã hội và đoàn thể quần chúng được hình thành và hoạt động trên phạm vi lãnh thổ nhà nước, tham gia vào các quan hệ xã hội, trong đó các mối quan hệ cơ bản mà nhà nước xác lập và bảo vệ. Vì vậy, các tổ chức và đoàn thể cũng phải nghiêm chỉnh và triệt để thực hiện pháp luật của nhà nước. Đồng thời trong khi đề ra phương hướng tổ chức và hoạt động của tổ chức mình, các tổ chức chính trị- xã hội và các đoàn thể quần chúng phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, phải bảo đảm cho hoạt động của tổ chức mình nằm trong phạm vi mà pháp luật cho phép.
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xử sự của mọi công dân. Là nguyên tắc xử sự của công dân, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi công dân phải tôn trọng pháp luật một cách triệt để, phải xử sự theo đúng yêu cầu của pháp luật.
Mọi công dân tôn trọng và tự giác thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để pháp luật hiện hành là điều kiện cơ bản để bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, là điều kiện để mọi người tự do phát triển.
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong mối quan hệ này dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở để củng cố nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời pháp chế xã hội chủ nghĩa là yếu tố cần thiết không thể thiếu được để củng cố và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Như vậy: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị- xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Theo quy luật phát triển của chủ nghĩa xã hội, pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng được củng cố và tăng cường, bởi vì trong chủ nghĩa xã hội có những bảo đảm cần thiết cho sự phát triển của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những bảo đảm đó là:
(i) Những bảo đảm về kinh tế: nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển theo xu hướng thống nhất, năng suất lao động ngày càng cao tạo khả năng nâng cao mức sống, thoả mãn nhu cầu vật chất của nhân dân lao động.
(ii) Những bảo đảm về chính trị: sự phát triển của hệ thống chính trị và các thể chế chính trị, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và Hệ thống chính trị thống nhất là những bảo đảm cho pháp chế được củng cố và hoàn thiện.
(iii) Những bảo đảm về tư tưởng: xã hội xã hội chủ nghĩa đề cao công tác giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, chú trọng phát triển và nâng cao trình độ chính trị, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật của nhân dân.
(iv) Những bảo đảm pháp lý: các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật ngày càng đầy đủ, hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, các quy định của pháp luật bảo đảm cho nhân dân tham gia vào công tác pháp chế ngày càng đầy đủ và phù hợp.
(v) Những bảo đảm về tổ chức: các biện pháp như thanh tra, kiểm tra… ngày càng phát triển với sự tham gia rộng rãi của quàn chúng.
(vi) Những bảo đảm về xã hội: cùng với sự phát triển của nhiều hình thức hoạt động phong phú mang tính chất xã hội của các tổ chức và đoàn thể quần chúng sẽ tạo ra những bảo đảm về mặt xã hội cho việc củng cố nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Từ khóa » Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì
-
Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì ? Quy định Về ... - Luật Minh Khuê
-
Khái Niệm Về Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa? Các Yêu Cầu Của Pháp ...
-
Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì? Yêu Cầu Của Pháp Chế XHCN?
-
Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Của Nhà Nước Cộng ... - Luật Hoàng Phi
-
Nguyên Tắc Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Quản Lý Hành Chính Nhà ...
-
Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì?
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...
-
Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì? Trình Bày Những Yêu Cầu Cơ Bản ...
-
Pháp Chế Là Gì? Nguyên Tắc Pháp Chế Hiện Nay [cập Nhập 2022]
-
Bàn Về Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Trong điều Kiện Xây Dựng Và Hoàn ...
-
[PDF] Và Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa
-
Tăng Cường Pháp Chế Trong Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Theo ...
-
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM