Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì? Yêu Cầu Của Pháp Chế XHCN?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì?
  • 2 2. Yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa:
  • 3 3. Bảo vệ các quyền và tự do của công dân đã được pháp luật quy định:

1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì?

Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã hình thành lý thuyết pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xét về nội dung, những quan niệm về pháp chế rất gắn với pháp quyền, vì pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn với những quan niệm về nhà nước pháp quyền, vì pháp chế xã hội chủ nghĩa là phương pháp của chuyên chính vô sản thì nhà nước pháp quyền cũng là một phương pháp để quản lý xã hội.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các viên chức và mọi công dân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên nghiêm chinh những luật, những văn bản dưới luật. Xã hội là một cộng đồng người. Trong tập thể đó thường xuyên này sinh những quan hệ mà bất kỳ xã hội nào cũng có những quy tắc, những tiêu chuẩn xã hội hợp lý điều chỉnh tương ứng để thực hiện việc tổ chức đời sống xã hội. Trong những hệ thống các vi phạm xã hội điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì hệ thông quy phạm pháp luật có vị trí quan trong trong việc bảo đảm lợi ích cơ bản và mục tiêu xã hội.

Hiệu lực của những văn bản pháp luật có được pháp huy hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, việc các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước và công dân tuân theo và chấp hành pháp luật là yếu tổ cơ bản. Điều đó quyết định ảnh hưởng của pháp luật đối với xã hội. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện mối tương quan giữa hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, hành vi xử sự của công dân với những quy phạm pháp luật.

Pháp chế chỉ có thể được củng cố ,tăng cường chi có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được tiến hành theo đúng luật, mọi nhân viên Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định. Chống mọi khuynh hướng, biểu hiện lợi dụng quyền hạo thoái thác, không tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ pháp luật của mình.

Do đó hiến pháp xác định: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Nguyên tắc này là thống nhất đối với tất cả các cơ quan Nhà nước. Điều này bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước cần thiết cho việc tổ chức lại các quan hệ xã hội, tránh khỏi những sự lợi dụng. những lỗ hổng để phá rối trật tự, kỷ cương xã hội chủ nghĩa. Lênin đã chỉ ra rằng : “hễ hơi làm trái pháp luật, hơi làm mất trật tự Xô viết một chút, thể là đã có một lỗ hồng cho bọn thù địch của người lao động lợi dụng ngay”.

Trong xã hội ta các đoàn thể và các tổ chức quần chúng ngày chàng được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để các tổ chức này phát huy vai trò của minh tông quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Mỗi tổ chức đoàn thể để có phương thức và nguyên tắc hoạt động riêng. Song các tổ chức ấy vẫn phải tôn trọng và tuân theo nguyên tắc pháp chế nghĩa là trong tổ chức và hoạt động của mình. Các đoàn thể phải dựa trên cơ sở những quy định của Hiên pháp và pháp luật hiện hành. Đồng thời, các đoàn thể và tổ chức quần chúng phải có trách nhiệm động viên giáo dục thành viên của mình tôn trọng và tuân theo pháp luật nhà nước.

Đảng cộng sản Việt Nam là người “lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” nhưng sự lãnh dạo của Đảng phải tôn trọng nguyên tắc Pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mọi công dân phải tuân theo pháp luật, được sử dụng các quyền và thực hiện mọi nghĩa vụ do pháp luật quy định. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xử sự theo pháp luật của công dân mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, công dân với các tổ chức trong xã hội, quan hệ giữa công dân với nhau, mọi người xử sự theo pháp luật. Tôn trọng pháp luật của mọi công dân là điều kiện cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội. Bình đăng trước pháp luật cũng là điều kiện cho mỗi người được tự do phát triển.

Trong xã hội chủ nghĩa pháp chế quan hệ chặt chẽ với dân chủ. Trong mỗi quan hệ này, dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ chế để củng cố và tăng cường pháp chế, mặt khác, pháp chế xã hội chủ nghĩa là phương tiện cần thiết để bảo vệ, cùng cổ và mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Dân chủ càng mở rộng thì càng phải tăng cường pháp chế. Vi pháp chế bảo đảm thực hiện nguyên tắc dân chủ, xây dựng tính tổ chức kỷ luật, trật tự, thiết lập kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước và công bằng xã hội. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc lập lại trật tự pháp luật là một yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách. Tư tưởng đó đã được thể hiện trong đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chỉ trên cơ sở một trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa ổn định, mới có thể giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế – xã hội đặt ra và mới có ổn định chính trị để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới toàn diện tiến lên. Do đó, có thể nói : “thi hành pháp luật là thực hiện đường lối chính sách của Đảng điều đó có nghĩa là trật tự pháp luật là điều kiện để thực hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là thể hiện trên thực tế hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là làm cho chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được hình thành và thực hiện.

Chúng ta không thể chỉ đánh giá pháp chế qua việc ban hành nhiều luật hay ít, xử lý có nghiệm hay không khi có vi phạm mà phải đánh giá một cách tổng quát. Mặt khác, kết quả thể hiện rõ nét nhất của tình trạng pháp chế là trật tự trong xã hội tốt, môi trường sống an toàn, không khí dân chủ và cởi mở trong đời sống, tự do bình đẳng được đề cao.

Để đảm bảo một nền pháp chế có nội dung như trên, phải thực hiện một cuộc cải cách Nhà nước và hệ thống chính trị nói chung, trong đó phải xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ấy quản lý bằng cách lấy pháp luật làm chuẩn mực cao nhất của mọi hành vi và của mọi người được làm tất cả những gi mà pháp luật không cấm đoán.

2. Yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa:

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất nhỏ là phổ biến, Đảng và Nhà nước rất coi trọng vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Đảng và Nhà nước là ổn định kỷ cương và lập lại trật tự được thể hiện trong các nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Quán triệt nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật

Dựa trên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý toàn bộ xã hội một cách tập trung và thống nhất. Pháp chế bảo đảm tính thống nhất và tập trung đó, tính thống nhất của pháp chế phản ánh sự thống nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, đồng thơi phản ánh ý chí thống nhất của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nguyên tắc pháp chế thống nhất đòi hỏi trước hết phải bảo đảm địa vị tối cao của luật, nghĩa là từ việc xây dựng pháp luật đến việc chấp hành pháp luật, luôn luôn phải xuất phát từ luật trên cơ sở luật để thi hành luật. Nói rõ hơn, pháp chế bắt buộc các cơ quan Nhà nước phải thực hiện chức năng của mình trong phạm vi thẩm quyền trên cơ sở pháp luật và phù hợp với pháp luật. Đối với cơ quan Nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan kinh tế hay cơ quan tư pháp đều phải như vậy. Các văn bản quy phạm do các cơ quan Nhà nước ban hành không được trái với luật. Ngay đối với cơ quan lập pháp là Quốc Hội khi ban hành luật cũng phải phù hợp với Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước (Trừ trường hợp khi Quốc hội thấy cần thiết phải ra luật sửa đổi hoặc bổ xung Hiến pháp).

Thực hiện nguyên tắc pháp chế thống nhất trong hoạt động quản lý sẽ làm cho chủ trương, chính sách của Đảng thể hiện trong các văn bản pháp luật được thực hiện đầy đủ và đúng đắn từ Trung ương đến cơ sở, nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động thực tiễn của Chính quyền được củng cố, sức mạnh của Nhà nước chuyên chính vô sản được phát huy và quyền làm chủ tập thể của nhân dân được triệt để tôn trọng.

Nguyên tắc pháp chế thống nhất tuyệt đối không thể dung nạp lối quản lý “phép vua thua lệ làng”, một biểu hiện chống lại pháp luật chuyên chế dưới chế độ phong kiến. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi “Lệ làng” phải phù hợp với pháp luật Nhà nước.

Nguyên tắc pháp chế thống nhất bác bỏ xu hướng bản vị cục bộ, núp dưới cái bóng gọi là đặc điểm địa phương, đặc điểm của ngành để tùy tiện không chấp hành luật hay sai pháp luật; vin vào các đặc điểm địa phương để không thực hiện các quy định trong việc vận dạng các quy luật kinh tế hoặc làm cho kinh tế địa phương phát triển không phù hợp với đường lối phát triển kinh tế cả nước, làm lợi ích riêng không phù hợp với lợi ích chung.

Nhà nước ta đòi hỏi phải thực hiện nguyên tắc pháp chế thống nhất, nhưng cũng rất coi trọng và khuyên khích những khả năng sáng tạo của địa phương. Trong việc tổ chức hành pháp luật Nhà nước cho phép các địa phương, các ngành, các cơ quan sản xuất và kinh doanh có quyền ra các nội quy, điều lệ thích ứng để quản lý. Nhưng những nội quy, điều lệ ấy không được trái với đường lối, chính sách chung của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

– Tất cả các văn bản pháp luật của Nhà nước đều phải được quản triệt để tôn trọng và chấp hành một cách nghiêm chỉnh, không có một ngoại lệ nào đối với các quy phạm còn có hiệu lực, chưa được hủy bỏ hoặc sửa đổi

Một khi pháp luật đã được ban hành theo đúng thẩm quyền và đúng thể thức do Nhà nước quy định thì không có ai có thể nói rằng nên hay không nên tuân theo và chấp hành pháp luật đó. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chấp hành pháp luật một cách triệt để, vô điều kiện. Thái độ tự do , tùy tiện trong việc chấp hành pháp luật là trái với nguyên tắc pháp chế và không phù hợp với bản thân cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là chấp hành đúng lời văn và tinh thần của các quy phạm pháp luật. Coi nhẹ bất kỳ mặt nào cũng dễ dẫn tới sai lầm trong thực tiễn (dù tự giác hay không tự giác). Nhưng nghiêm chinh chấp hành pháp luật không có nghĩa là chấp hành một cách hình thứ, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một mặt phải chấp hành triệt để các quy phạm pháp luật. Mặt khác vận dụng các quy phạm pháp luật ấy sao cho phù hợp với nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội chủ nghĩa.

– Mọi người phải bình dăng trước pháp luật – pháp luật bình đẳng trước mọi người

Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa không thừa nhận bất cứ một đặc quyền nào trong lĩnh vực thực hiện pháp luật. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có một pháp luật và một kỷ luật của Nhà nước cho tất cả mọi người. Đảng viên và những người ngoài Đảng, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo không phân biệt dân tộc hay tôn giáo tất cả đều có nghĩa vụ tuần theo pháp luật và có quyền đòi hỏi người khác, cơ quan khác phải tôn trọng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của minh. Pháp luật đã ban hành mọi người đều phải thi hành như nhau. Ai vi phạm đều bị xử bình đẳng.

3. Bảo vệ các quyền và tự do của công dân đã được pháp luật quy định:

Trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam công dân có những quyền dân chủ đã được Hiến pháp quy định. Cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, các cơ quan Nhà nước phải được tôn trọng và bảo đảm những quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định đảm bảo thực tế của các quyền tự do của công dân, ngăn chặn kịp thời đồi với mọi sự vi phạm các quyền Nó là một trong những yêu cầu quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các công dân khi sử dụng các quyền tự do, khi được pháp luật trao cho, không được gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội, cũng như lợi ích của các công dân khác. Nhà nước phải thường xuyên quan tâm tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền và tự do của công dân một cách có hiệu quả.

Ngăn chặn kịp thời và nhanh chóng mọi sự vi phạm pháp luật. Bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cũng đều có hại cho Nhà nước, xã hội và lợi ích của công dân, bởi thế các cơ quan Nhà nước phải phản ứng nhanh chóng và phân minh đối với những vi phạm đó.

Đảng ta đã chi rõ : Phải chinh đồn tổ chức thi hành những biện pháp có hiệu lực trừ diệt các tên nan hoi lộ, cửa quyền loại bỏ và nghiêm trị những phần tử biến chất lợi dụng danh nghĩa Đảng, chính quyền để dục khoét nhân dân, áp bức quần chúng. Các cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, An ninh dựa vào nhân dân để phát hiện và xử lý kịp thời những vụ vi phạm pháp luật, vi phạm quyền của công dân.

Từ khóa » Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì