Phân Tích SWOT Ngành Gỗ (phần 3): CƠ HỘI BỨT PHÁ - F247.COM

Tiếp theo đây là hồi 3 của bản phân tích SWOT ngành Gỗ 1. Chiến tranh thương mại là một món quà. image (nguồn:https://www.cnbc.com/2019/06/04/in-the-us-china-trade-war-here-are-the-economies-that-are-winning.html) Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với việc ban hành thuế quan và thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, đã có tác động rõ rệt đến tất cả các khía cạnh của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả thương mại lâm sản. Sau khi đạt kỷ lục 17,3 tỷ đô la vào năm 2018, xuất khẩu lâm sản của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm mạnh, xuống còn 13 tỷ đô la - giảm 24% về giá trị và 28% về lượng - vào năm 2019. Sự suy giảm để lại khoảng trống lớn cho các nhà xuất khẩu khác gia tăng thị phần. • Với mức thuế mới ở mức ngất ngưởng 25% được áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng gỗ của Trung Quốc xuất vào Mỹ, giá cả của các mặt hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ và giảm tính cạnh tranh. Lợi nhuận của các công ty có hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm công ty có vốn sở hữu của Trung Quốc và của các quốc gia khác, nhằm tạo sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ giảm. Trong bối cảnh này, một số công ty phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, bao gồm thay đổi về địa điểm đầu tư nhằm tránh thuế. Theo Nikken Asia, ba hình thức phổ biến trong thay đổi địa điểm đầu tư bao gồm (i) mở rộng hoạt động sản xuất tại quốc gia khác, với mô hình tương tự tại Trung Quốc; (ii) đầu tư mới tại quốc gia khác, và (iii) mua cổ phần tại các công ty thuộc các quốc gia khác Năm 2020, xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ Việt Nam vào Mỹ đạt 6.98 tỷ USD tăng 36% so với kim ngạch năm 2019, một con số đầy ấn tượng. Tỷ trọng kim ngạch từ Mỹ cũng tăng vọt từ 38% năm 2015 lên 58.1% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào tất cả các thị trường năm 2020. image Thị trường Mỹ là động lực chính của toàn ngành Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ vào thị trường Mỹ có sự đóng góp lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế của Việt Nam lấp chỗ trống cho các sản phẩm phải chịu mức thuế cao từ Trung Quốc, bên cạnh đó là nhờ các biện pháp phong tỏa do covid-19 làm gia tăng thời gian ở nhà dẫn tới nhu cầu về đồ nội thất gia đình tăng mạnh. image Mỹ không chỉ là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất mà còn là thị trường lớn nhất, các sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu là nhóm mặt hàng đồ gỗ (HS 94) có giá trị gia tăng cao, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, đẩy tỉ trọng xuất khẩu nhóm các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm tỉ trọng của các mặt hàng nguyên liệu gỗ. Đây là thị trường tiềm năng mà ngành gỗ đang tích cực khai thác trong các năm qua khi các thị trường lớn khác như EU vẫn chưa thể khai thác trong một sớm một chiều chỉ nhờ EVFTA. image

2. Cơ hội từ CPTPP

Việc tham gia CPTPP cũng mang đến nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam hơn. Một số thành viên của CPTPP như Nhật Bản - một trong những nhà nhập khẩu lớn của gỗ Việt Nam, hay Canada - quốc gia có ngành công nghiệp gỗ mạnh với sản lượng một năm lên tới 600 triệu m3 gỗ. Vì vậy, cơ hội đối với ngành gỗ Việt Nam rất lớn. Cùng với đó, ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0, điều này mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam. Đặc biệt, CPTPP sẽ giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản … được thuận lợi hơn, khi thuế hạ xuống. Bên cạnh đó, CPTPP còn có các quốc gia lâm nghiệp hùng mạnh, có rừng tốt, quản lý rất bài bản cho nên chúng ta sẽ học tập được công tác quản trị doanh nghiệp gỗ thế nào cho hiệu quả nhất, đặc biệt là gỗ hợp pháp và bảo vệ môi trường.

3. Đồ gỗ nội thất là động lực tăng trưởng của toàn ngành.

Trên cơ sở hưởng lợi từ các hiệp định cũng như CTTM, mặt hàng đồ gỗ nội thất được xem là nhóm hàng hưởng lợi lớn nhất . Đồ gỗ nội thất nói chung chiếm tới 60% tỷ trọng tiêu thụ G&SPG trên thế giới. Giá trị thị trường nội thất gỗ toàn cầu năm 2018 ước tính khoảng 395 tỷ USD. Hiện chưa có số liệu đánh giá quy mô thị trường năm 2020. Tuy nhiên, ước tính có mức tăng bình quân CAGR là khoảng 5,5%/năm trong giai đoạn 2019 – 2025 (~ 2019 ước tính khoảng 416 tỷ USD). Dưới tác động của dịch Covid 19 ước tính quy mô thị trường nội thất gỗ toàn cầu sẽ giảm tốc độ tăng trưởng CAGR từ 5,5%/năm xuống còn khoảng 2% trong giai đoạn 2020 – 2025. • 05 nước nhập khẩu nội thất (bao gồm nội thất gỗ) hàng đầu là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh và Canada. Chỉ riêng 5 quốc gia này đã chiếm khoảng 55% giá trị thương mại nội thất toàn cầu.Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu nội thất lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% giá trị thương mại nội thất toàn cầu (nội thất thống kê ở đây gồm nội thất gỗ và nội thất không bằng gỗ). • Năm 2019, giá trị nhập khẩu nội thất gỗ của Hoa Kỳ là 23,4 tỷ USD, giảm so với năm 2018 khoảng 1,6 tỷ USD chủ yếu giảm lượng nhập khẩu từ Trung Quốc do tác động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Với tỷ trọng tiêu thụ lớn và mang tính ổn định, ít chịu ảnh hưởng từ ảnh hưởng của đại dịch covid, đây là nhóm hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có cơ hội tận dụng để lấp vào chỗ trống mà Trung Quốc để lại dưới vách ngăn thuế quan. Hiện tại ngoài thuế quan thương mại 25%, một số mặt hàng Trung Quốc còn phải chịu các loại thuế bán phá giá khác như tủ bếp làm từ gỗ dán cứng của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ hiện đang bị áp thuế chống bán phá giá ở mức trên 56%.

  • Đồ gỗ nội thất là thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam Thương mại sản phẩm gỗ thế giới năm 2018 ước tính khoảng 149 tỷ USD. Hiện nay chưa có số liệu đánh giá quy mô thương mại gỗ quốc tế năm 2020. Việt Nam là một trong 5 quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất năm 2020. Trong cơ cấu XK G&SPG, sản phẩm gỗ nội thất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 71.2%, tăng 25% so với năm 2019. Gỗ nội thất là nhóm sản phẩm “gánh” tăng trưởng cho ngành gỗ năm 2020 khi chiếm tới 125% kim ngạch tăng thêm của Việt Nam trong khi các nhóm sản phẩm khác suy giảm. Trong đó, gỗ nội thất nhà bếp có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, đạt 0,678 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng KNXK của nhóm đồ gỗ, tăng 83% so với năm 2019.

image Thị trường trong nước rộng lớn: được định giá 4 tỉ USD, thị trường đồ gỗ trong nước có triển vọng hơn khi thế hệ Millennials (những người sinh năm 1980 – 1998), chiếm 35% dân số Việt Nam, bước vào giai đoạn lập gia đình. Theo khảo sát của Viforest về nhu cầu đồ gỗ trong mùa dịch covid 19, trong khi các thị trường xuất khẩu hầu như đóng băng, thị trường nội địa vẫn đang tiếp tục hoạt động mặc dù có sự suy giảm mạnh về quy mô. Điều này cho thấy, thị trường nội địa có độ ổn định và đặc biệt có sức chống chịu đối với đại dịch tốt hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu và Chiến lược phát triển ngành gỗ trong thời gian tới không chỉ chú trọng vào mở rộng xuất khẩu mà cần có các cơ chế, chính sách và hoạt động nhằm phát triển bền vững thị trường nội địa.

  • Rủi ro của ngành gỗ nội thất • Thị trường đầu ra lệ thuộc vào thị trường Mỹ (chiếm đến 50%) và EU (chiếm 13%), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành và thâm hụt thương mại lĩnh vực này với Mỹ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo cơ hội gian lận thương mại trong xuất khẩu gỗ vào Mỹ (sẽ phân tích ở mục IV), tiểm ẩn rủi ro Mỹ thắt chặt chính sách xuất khẩu với gỗ từ Việt Nam (hiện nay đã điều tra về gỗ dán). • Nhu cầu đầu vào tăng cao: hiện khả năng cung ứng trong nước khoảng 75% nhu cầu nhưng không nhiều gỗ có chứng chỉ FSC (chỉ 6% tỷ lệ diện tích rừng trồng tại Việt Nam). Trong khi đó hiện nay việc tìm kiếm được nguồn nhập khẩu tiêu chuẩn FSC cũng khá khó khăn. • Việt Nam nhập khẩu gỗ từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 120 loài gỗ khác nhau, trong đó có nhiều nước tiềm ẩn rủi ro về nguồn gốc gỗ bất hợp pháp và môi trường về sản xuất không bảo đảm là rào cản để xuất khẩu, đặc biệt các thị trường khắt khe về xuất xứ nguyên liệu như Mỹ (Đạo luật Lacey), EU (EVLEFT, chứng chỉ BSCI). (…còn tiếp)

“Logic đưa anh từ A đến B, trí tưởng tượng đưa anh đến mọi nơi”

Từ khóa » Swot Của Công Ty Nội Thất