Pháp Thí - Đạo Phật Ngày Nay
Có thể bạn quan tâm
Pháp Phật đến đâu, an bình yên vui đến đó .Pháp Phật thì trường tồn mãi mãi. Cho nên Pháp thí rất ư quan trong, và cài điều làm sao đem pháp phật đến cho mọi người thì đấy chính là điều cần phải nghiên cứu và suy tư.
Trong đạo Phật. Bố thí thường được phân loại vật thí và pháp thí.
Thường được hiểu,vật thí thuộc về vật chất, như tiền bạc, của cải, cơm ăn, áo mặc để phục vụ cho đời sống..vv.. Nhưng Pháp thí.Tức là đem giáo pháp của Phật,đi truyền bá cho nhân loại, để mọi người tin,và thực hành tu tập,mong cầu giải thoát tâm linh.
Theo đạo Phật,thì đây mới là hạnh bố thí quan trọng bậc nhất,mà mọi người dùTăng hay tục phải lưu ý và luôn thực hành.
Làm sao, để người nhận phẩm vật của hành giả,được lợi ích về vật chất cũng như tâm linh.
Vấn đề Pháp thí, không hẳn chỉ giới hạn trong những buổi thuyết pháp, ở trong chùa. Mà còn bao la ra những không gian bao trùm khác, tuỳ theo cách nhìn và sự hiểu biết của từng cá nhân Không giới hạn trách nhiệm phần vụ to lớn, mà có thể là trách nhiệm cho từng cá thể Phật tử không chừng .Ngày xưa. Đức Phật không nhà, không cửa, bôn ba khắp nơi .Nhận huấn từ của đức Phật .Trưởng tử Như Lai, cũng lang khắp nẻo đường xa, truyền đạt đạo cứu khổ cho muôn người . Đây chính là Pháp thí .
Gần đây. Những nạn nhân cuả thiên tai, đông đất, sóng thần, núi lửa, bão tố..vv.. Thưòng được các nhà hảo tâm, hay những hội đoàn thiện nguyện, trong đó có các hội đoàn Phật Giáo hay Giáo Hội tổ chức, những cuộc cứu trợ cho những người bất hạnh .Là những cử chỉ và tâm nguyện rất tán dương .
Riêng đối với Việt Nam. Ngoài việc cứu trợ cho các nạn nhân thiên tai. GHPGVN còn quan tâm và cứu trợ cho những người nghèo khó , tàn tật bẩm sinh hay bệnh hoạn .Một điều tuyệt đối rất tán thán .
Tuy nhiên đa phần thường chú trọng về vật thí, mà quên đi phần pháp thí trong các cuộc cứu giúp thiện nguyện . Giả sử mỗi phần quà được trao cho người nhận, chỉ dăm ký gạo thùng mì gói ..vv.. thì liệu giúp họ được bao lâu ? .Rồi đói lại hoàn đói. Nghèo khổ , thiếu thốn đau đớn bệnh tật.Khổ vẫn hoàn khổ.
Có một điều tối quan trọng. Là cái khổ sở của cuộc đời này,khổ về vật chất hay khổ về Tâm linh nó hành hạ con người, mà con người đang ôm lấy, vật lộn,đau đớn với, chẳng qua vì chưa hiểu được một cách tường tận .Tại sao ta khổ ? Khổ từ đâu đến.Trả khổ,và diệt khổ như thế nào. Nếu giáo pháp của Phật được hiểu một cách tường tận, rồi từ đó áp dụng vào cuộc sống đơn giản, thì cái khổ này không những được hoá giải bớt đi, và còn đem lại sự tin yêu cho đời sống.vì đã hiểu và biết cách điều trị cái bệnh khổ.
Nếu như một người cùng khổ tự đặt câu hỏi cho chính mình .
Tại sao mình quá khổ như thế này?
Tại sao có quá nhiều người cùng cực khổ sở .Mà cũng lại có rất nhiều người quá sung sướng như thế kia ?
Công bằng,công lý,bác ái ở đâu? Thượng Đế .Toàn năng, toàn trí sáng tạo.Thần quyền,Trời cao quyền năng cai quản…???...Thưởng và Phạt…???
KHÔNG … NHẤT ĐỊNH… LÀ …KHÔNG … Không có một ai .Một ông Thánh . Một ông Chúa nào có quyền định đoạt cuộc đời ,sướng khổ của những sinh vật trên quả đất này cả.Chính mỗi cá nhân đang hiện hữu, chịu trách nhiệm hoàn toàn cho chính mình .. HIỆN TẠI LÀ NGHIỆP QỦA TIỀN KIẾP.. .HIỆN TẠI ĐỊNH ĐOẠT CHO KIẾP NGHIỆP TƯƠNG LAI . Cái khổ của hiện tại là cái qủa của chính mình trong kiếp trước. Hiểu được như vậy sẽ vui trả cho hiện tại, và tạo nghiệp sáng cho tương lai nghiệp kiếp đời sau, Qua tìm hiểu và thực hành Giáo Pháp cuả Đức Phật.
Hiểu được. Cái khổ từ đâu đến ? Tại sao minh phải mang nó ? thì hành giả sẽ không than van trách móc trời cao với đất dầy. Biết phải .Làm gì để tốt cho hiện tại, và tươi sáng cho kiếp nghiệp tương lai, thì sẽ bớt phiền trách cuộc đời hơn.
Trách nhiệm. Ban pháp cứu khổ cho mọi người bằng cách đem đạo cứu khổ đến mọi nơi, mọi chốn, với mọi từng lớp cá nhân .Không hẳn chỉ là Đừc Phật .Không hẳn chỉ là Tăng Đoàn hay hội đoàn thiện nguyện .Mà còn là trách nhiệm cuả từng mỗi cá nhân Phật Tử cũng nên.
Cái khổ đa số con người nó không giới hạn ở thời gian, không bó buộc ở không gian, mà cái giúp về vật chất chỉ có giá trị tượng trưng, trong một klhoảnh khắc nhất định, và sau đó thì cũng lại triền miên đau khổ. Và cái khổ nhất, chính là cái khổ tâm.Nó chỉ có thể vơi đi được, bằng Ánh Sánh Tâm Linh KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO Bởi sự truyền đạt Pháp Thí đến với mọi người .Bởi từng cá nhân Phật tử dưới mọi hình thức.
Pháp Phật đến đâu, an bình yên vui đến đó .Pháp Phật thì trường tồn mãi mãi.
Cho nên Pháp thí rất ư quan trong, và cài điều làm sao đem pháp phật đến cho mọi người thì đấy chính là điều cần phải nghiên cứu và suy tư.
Ngày hôm nay. Qua những công việc cứu trợ thiện nguyện. Chỉ toàn là những gói quà vật chất nhỏ bé, mà quên kèm theo pháp thí cho mỗi món quà.
Để trọn vẹn Pháp thí trong mỗi món qùa có thể thì nên kèm theo.
Một tấm hình đức Phật khổ lớn trung bình . Bìa bằng khung giấy cứng. Có chân xếp nhỏ phía sau để có thể dựng trên bàn thờ được,hay có móc treo để có thể treo trên tường được.
Hãy ngẫm một sự việc.
Giả sử
Có một phái đoàn đi cứu trợ cho một buôn làng,vài trăm gia đình ở vùng cao.Mà xe chở hàng không thể đến tận nơi được.Phải tập họp dân làng dưới thấp để phát quà cứu trợ .Mỗi phần qùa cứu trợ, đều có một khung ảnh của đức phật.
Một thời gian sau. Nếu có dịp ghé thăm các buôn làng trên cao đó, thì sẽ thấy ông Phật tự động leo lên núi, và ngồi chễm chệ trên tường hay trên bàn thờ của từng gia đình trên buôn làng đó rồi.
Hình ảnh đức Phật, đối với đa số người VN còn giữ được truyền thống dân tộc. Thì là một hình ảnh được kính trọng đầy ngưỡng mộ và tôn trọng Trong lòng họ, luôn linh cảm rằng Đức Phật một hình ảnh rất thân thương, rất quen thuộc, cao cả vĩ đại, đã đuợc quý trọng và tôn thờ từ lâu lắm rồi. Của tổ tiên giòng họ những người VN xa xưa rồi . Nên khi có hình ảnh đức Phật này nhất định họ sẽ không bao giờ đám hỗn hào,quăng vất bậy bạ, mà sẽ được treo cao trên tường hay đặt cao trên bàn thờ. Vậy tại sao không pháp thí,giúp họ thiết lập một bàn thờ Phật cho họ . Có rất nhiều người thực hành đạo Phật theo truyền thống.Dăm khi, mười hoạ, mới đến chùa lễ Phật Trong nhà không có bàn thờ . Nên khi các con cháu lớn lên, không biết gia đình mình đạo gì ,nên không quan trọng về Tôn Giáo, và từ đó đi theo các đạo khác một cách vô tư.Nhưng nếu trong nhà có bàn thờ Phật thì đạo Phật sẽ ấn tượng mãi trong đầu óc chúng, cho nên về lâu về dài chúng sẽ tìm hiểu và tin theo . Khi ra đời chúng sẽ biết chúng thuộc tôn giáo nào thì chuyện cải đạo họ cũng không phải dễ.
Nếu giúp họ có được hình ảnh Đức Phật trong nhà mỗi gia đình thì
THẬT SỰ.
ĐẠO PHẬT , ĐỨC PHẬT , PHÁP PHẬT, ĐÃ ĐẾN VỚI HỌ CÙNG GIA ĐÌNH VÀ CON CHÁU HỌ .TRONG HIỆN TẠI, TƯƠNG LAI ,VÀ MÃI MÃI !
Vậy tại sao không ?.
Băng đĩa thuyết pháp, có cũng tốt thôi. Nhưng nhu cầu bận rộn cho cuộc sống, mấy ai có thì giờ rảnh rỗi để nghe đâu ! Sao bằng gia đình con cháu họ hàng. Đi ra cũng thấy Phật trên bàn thờ . Đi vào cũng thấy đức Phật trên cao .Luôn hiện hữu trong cuộc sống của họ .Hãy tạo cho họ một cơ hội, để có được một hình ảnh đức Phật trong nhà. Quý lắm thay !!
Cải đạo dù có đến, thì cũng chạy xa thôi ! .Không dám tác yêu, tác quái tung chiêu lừa lọc dụ dỗ được đâu !.
Thêm vào Phần quà này, một quyển sách đơn giản giải thích vế tứ diệu đế,Bát Chánh Đạo,Thập nhị nhân duyên và năm giới cấm được không ? Kinh Phật thì cao thâm và quá nhiều không phải lúc nào, hoàn cảnh nào, cũng thích hợp.
Liệu có nên thêm vào hai lá cờ Phật Giáo. Một cỡ lớn trung bình ,một cỡ nhỏ với khuyền khích cỡ lớn treo truớc nhà, cỡ nhỏ, cắm vào trước xe di chuyển trong ba ngày, vào những dip lễ lớn của Phật Giáo được không ?
Phì tổn Pháp thí cho mỗi phần qùa này ,có thể khá tốn kém .Nhưng sao không phát động một Phong trào Pháp Thí .Kêu gọi mọi người đóng góp .Trách nhiệm bố thí và Hoằng Pháp, là trách nhiệm chung, của hàng Phật Tử chắc chẳng ai từ nan.
Tuy nhiên. Sự đóng góp tài thí cho nhà chùa. Phật Tử cũng nên cẩn trọng và lưu ý .
Mới đây .Tôi thấy có hai sự kiện đáng buồn đã xảy ra .
1/ Một Sư Cô trụ trì. Khi về cõi Phật, đã để lại một ngân khoản giá trị $140,000 USD trong tài khoản, với tên tục của Ni Sư. Đem đến sự tranh tụng, giữa nhà chùa và thân nhân của Sư Cô.
Câu hỏi ? Ni Sư không là thương gia.Không là chủ công ty. Sao có nhiều tiền vậy ? Chắc chắn là tiền cúng dường của Phật tử ? Sao Ni Sư lại để tên tục trong tài khoản ?
2/ Một ngôi chùa ở VN bị trộm mất 4 tỉ đồng VN ….(Tiền của bá chúng đóng góp cho chùa ?)
Trong khi có rất nhiều việc đáng làm và cần làm cho Phật sự thì lại không có tiền.
Khơi lại những sự kiện này , để chứng minh rằng Phật tử VN sẵn sàng đóng góp .
CHỈ CẦN NHỮNG NGƯỜI CÓ TÂM GÁNH VÁC NHỮNG VIỆC ĐÚNG CẦN LÀM. VÀ PHẢI LÀM .
Gần đây nhất.Là vào ngày 21 tháng 7 năm 2011 tới đây có cuộc làm lễ quy y, và tặng quà cho 5000 đồng bào dân tộc quy y tại tỉnh Bình Phước .Không biết ban tổ chức có tặng thêm cho đồng bào một tấm ảnh của đức Phật để treo hoặc lập bàn thờ chưa ? . Đây là một dịp may hiếm có, để Pháp thí được hiệu qủa. Nếu chưa xin đề nghị được lưu tâm và thực hiện.
XIN NHANH LÊN, CÁC DÂN BẢN VÙNG CAO ĐANG CHỜ ĐỢI.
CÁC CHÙA XƯA, ĐANG XUỐNG CẤP MỎI MÒN MONG.
CÁC CÔ NHI, ĐANG THOI THÓP NHỮNG TẤM LÒNG
XÂY TÌNH ĐẠO VUN TÌNH NGƯỜI PHẬT GIÁO..
Quang Chính
29/06/2011
Từ khóa » Pháp Thí Là Gì
-
Pháp Thí - Phật Học Ứng Dụng
-
Bố Thí Pháp Trong Thời Hiện đại - .vn
-
Pháp Thí Là Gì - Xây Nhà
-
Pháp Hành Bố Thí | Giác Ngộ Online
-
Bố Thí Pháp | Giác Ngộ Online
-
Chùa Pháp Vân - Bố Thí Có 3 Loại: Tài Thí, Pháp Thí Và Vô... | Facebook
-
Bố Thí Nhiếp (Tài Thí, Pháp Thí & Vô úy Thí) | KINH ĐIỂN PHẬT PHÁP
-
Bố Thí Ba La Mật - Tài Thí - Pháp Thí - Vô úy Thí - Ô-Hay.Vn
-
Bố Thí – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hạnh Bố Thí Là Gì ? Tìm Hiểu Về Hạnh Bố Thí Trong Đạo Phật
-
“Bố Thí” Trong Đạo Phật được Hiểu Là Làm Những Việc Gì ?
-
Hạnh Bố Thí | Phật Giáo Việt Nam
-
Pháp Thí Là Gì - YouTube