Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Người Sáng Lập Ra Thiền Phái Trúc ...
Có thể bạn quan tâm
Trần Nhân Tông - Phật Hoàng tài cao, tâm sáng
Vua Trần Nhân Tông, tên thật là Trần Khâm. Trước khi đi tu, ông trị vì đất nước 15 năm (1278 – 1293), làm Thái thượng hoàng 15 năm. Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293, ông xuất gia tu hành tại chùa Khai Phúc thuộc hành cung Vũ Lâm, tỉnh Ninh Bình1, sau đó đến tu tại Yên Tử, Quảng Ninh vào năm 1299. Tại đây, Ngài đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Chính ông là người đầu tiên khơi nguồn, đặt nền móng và hướng đạo, phát triển tư tưởng Phật giáo, tổ chức Giáo hội, đào tạo tăng, ni, phật tử. Với việc lập ra phái Trúc Lâm và thống nhất toàn bộ Giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối, Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Phật hoàng Trần Nhân Tông, kể từ thời gian Ngài xuất gia đến khi viên tịch không dài, nhưng trong những năm đó, Ngài đã lấy tinh thần Phật giáo nhập thế, “từ – bi – hỷ – xả” cứu độ chúng sinh bằng cách phát triển đạo pháp, dân tộc cùng hoà hợp, từ vua Trần Thái Tông đến các vua Thánh Tông… tạo nên mạch truyền thống và sự phát triển bền vững của đạo Phật thời Trần, tính gắn kết mật thiết giữa dân tộc và tôn giáo, giữa chính quyền và thần quyền, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển xã hội.
Trúc Lâm Yên Tử - Thiền phái mang đậm tinh thần và khát vọng Việt Nam
Xét theo dòng truyền Yên Tử thì Đại Đầu đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ sáu, Ngài đã thống nhất 3 thiền phái: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thành thiền phái Trúc Lâm, trở thành Sơ Tổ của Thiền phái. Xét sâu xa, người có công đặt nền móng thiết lập cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển, thể hiện bản sắc dân tộc là vua Trần Thái Tông, nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông. Từ đây, Việt Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tinh thần nhập thế, muốn tìm con đường giác ngộ không phải từ bỏ thế gian này mới giác ngộ được. Với tinh thần đạo pháp thì người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục. Một biểu hiện rất cụ thể, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, đất nước thái bình thì các thiền sư trở về với việc tu hành và nghiên cứu để đưa hiểu biết của mình đến với người dân. Đây là tinh thần nhập thế mà các thiền phái trước chưa thực hiện được, chính tinh thần này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt và đã đưa Phật giáo phát triển đạt tới đỉnh cao trong lịch sử Việt Nam.
Thiền phái Trúc Lâm đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng quốc gia và Phật đạo, vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Trần Nhân Tông đã chủ trương đưa thiền phái tích cực dấn thân vào xã hội, xây dựng đất nước hưng vượng bằng từ bi, trí tuệ và đạo đức của Phật giáo. Ông kết hợp giữa triết học siêu nhiên của Phật giáo với nhân sinh quan của Nho giáo và vũ trụ quan của Lão giáo; lấy lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và lợi ích chúng sinh là yếu tố cơ bản trong quá trình tu tập của mỗi người.
Tông chỉ Thiền phái rất thực tế và gần gũi với con người, lấy “chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật” nhằm đánh thức mỗi người tự sống vươn lên. Sáng được tâm là đạt yếu chỉ thiền, vì vậy người tu thiền cốt phải sáng được tâm của chính mình. Phật tức tâm, ai có tâm đều có Phật, không phân biệt nam nữ, trẻ già, người trong đạo hay ngoài đạo, là chân lý bình đẳng với tất cả. Thành Phật là thành ngay trong tâm mình, không phải thành ở trên núi cao, trên cõi trời xa xôi. Đó là lấy con người làm gốc, là tôn trọng người, nâng cao giá trị con người, nâng cao sức mạnh của dân tộc.
Có thể nói, Ngài Trần Nhân Tông, từ ngôi vị Hoàng đế đến ngôi vị Phật hoàng, từ vương quyền đến thần quyền… trên phương diện nào thì con người Trần Nhân Tông vẫn hiển hiện với tư tưởng, tình cảm của người con Việt, lấy vận mệnh đạo pháp và dân tộc hoà chung trong một bản trường ca là Phật giáo Nhập thế. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một lẽ thật bình đẳng không phân chia ranh giới Việt Nam hay Nhật Bản, Ấn Độ… vì “tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Tuy nhiên, ở Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chúng ta thấy nổi bật những nét đặc trưng của tôn giáo mang đậm đà bản sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam.
Tổng hợp
Từ khóa » Sự Ra đời Của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử
-
Thiền Phái Trúc Lâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiền Phái Trúc Lâm - Sự Ra đời Của Phật Giáo Việt Nam | VOV.VN
-
Bối Cảnh Ra đời Của Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử - Tạp Chí NCPH
-
Nét đặc Trưng Của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử - .vn
-
Tổng Lược Về Thiền Phái Trúc Lâm | Nghiên Cứu Lịch Sử
-
[PDF] Sự Hình Thành Và Phát Triển Thiền Phái Trúc Lâm Thích Như Pháp
-
Thiền Phái Trúc Lâm - Yên Tử | Hành Trình Trở Về Chính Mình
-
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử
-
Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Từ Góc độ Di Sản Văn Hóa
-
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
-
Tư Tưởng Chủ đạo Của Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử - Luật Minh Khuê
-
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử | Giác Ngộ Online
-
Khởi Nguồn Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử - Giác Ngộ Online
-
Tìm Về Nơi Ra đời Của Thiền Phái Trúc Lâm | QTV - YouTube
-
Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Và Văn Hóa Việt Nam - Báo Nhân Dân
-
Mấy Nét Về Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Từ Manh Nha đến đương đại
-
Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Thiền Phái Trúc Lâm Qua Khối Tư ...
-
Chương 8: Tư Tưởng Thiền Học Của Phái Trúc Lâm Yên Tử
-
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (Chùa Yên Tử) ở Quảng Ninh