Phê Chuẩn Là Gì? Phê Duyệt Là Gì? So Sánh Phê ... - Luật Dương Gia

Mục lục bài viết

  • 1 1. Phê chuẩn là gì?
  • 2 2. Phê duyệt là gì?
  • 3 3. So sánh phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế:
    • 3.1 3.1. Điểm giống nhau:
    • 3.2 3.2. Điểm khác nhau:
  • 4 4. Ý nghĩa của thủ tục phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế:

1. Phê chuẩn là gì?

Khái niệm

Theo quy định tại Điều Luật điều ước quốc tế 2016 thì “Phê chuẩn điều ước quốc tế là hành vi pháp luật do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn:

a) Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;

b) Khi có sự biểu thị rõ ràng bằng hình thức khác rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận dùng hình thức phê chuẩn;

c) Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn; hoặc

d) Khi ý định của quốc gia đó ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện của quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.

Các loại điều ước quốc tế phải phê chuẩn

– Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.

– Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.

– Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.

Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế

Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:

a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, tiền tệ;

c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;

d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.

Chủ tịch nước phê chuẩn các loại điều ước quốc tế phải phê chuẩn tại mục 1.2, trừ các điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.

Nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế

Văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây:

a) Tên điều ước quốc tế được phê chuẩn, thời gian và địa điểm ký;

b) Nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác;

c) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế được phê chuẩn;

d) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc hoàn thành thủ tục phê chuẩn và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;

đ) Toàn văn điều ước quốc tế bằng tiếng Việt dưới hình thức Phụ lục. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì Phụ lục là toàn văn điều ước quốc tế bằng một trong số các ngôn ngữ ký và bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.

Đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế

Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn đối với điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.

Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.

Hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế

– Tờ trình của cơ quan trình, trong đó có đánh giá tác động của điều ước quốc tế đối với Việt Nam; kiến nghị về việc phê chuẩn, thời điểm phê chuẩn, nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên; kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.

– Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế.

– Văn bản điều ước quốc tế.

2. Phê duyệt là gì?

Khái niệm

Theo quy định tại Điều Luật điều ước quốc tế 2016 thì “Phê duyệt điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn.

Các loại điều ước quốc tế phải được phê duyệt

Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, các điều ước quốc tế sau đây phải được phê duyệt:

– Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực;

– Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế 

Chính phủ phê duyệt điều ước quốc tế nêu tại mục 2.2.

Nội dung văn bản phê duyệt điều ước quốc tế

Văn bản phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm những nội dung tương tự văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế.

Đề xuất phê duyệt điều ước quốc tế

Cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định phê duyệt điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.

Hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế

Hồ sơ trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm các tài liệu tương tự hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.

3. So sánh phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế:

3.1. Điểm giống nhau:

– Dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có thể hiểu phê chuẩn và phê duyệt đều là những hành vi pháp lý do quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế tiến hành. Các chủ thể khác có thể là các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tế liên quốc gia, các chủ thể đặc biệt như Hồng Kông, Macau, Đài Loan.

– Mục đích của phê chuẩn và phê duyệt là nhằm xác nhận sự đồng ý ràng buộc với một điều ước quốc tế nhất định.

– Làm điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực đối với quốc gia tham gia điều ước quốc tế.

– Có giá trị pháp lý ngang nhau.

– Việc áp dụng thủ tục phê chuẩn hay phê duyệt đối với một điều ước quốc tế thường do các bên thỏa thuận và được ghi rõ ngay trong nội dung của văn bản điều ước.

– Phê chuẩn và phê duyệt áp dụng cả với điều ước quốc tế song phương và đa phương.

3.2. Điểm khác nhau:

Tiêu chí Phê chuẩn Phê duyệt
Thẩm quyền – Quốc hội

– Chủ tịch nước

– Chính phủ
Đối tượng – Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.

– Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.

– Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.

Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, các điều ước quốc tế sau đây phải được phê duyệt:

– Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực;

– Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Mức độ quan trọng Cao hơn Thấp hơn

4. Ý nghĩa của thủ tục phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế:

Ý nghĩa của thủ tục phê chuẩn, phê duyệt liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế. Nhiều điều ước quốc tế theo sự thỏa thuận các bên có điều khoản bắt buộc các quốc gia tham gia phải tiến hành thủ tục phê chuẩn, phê duyệt mới đưa lại hiệu lực cho điều ước quốc tế đó. Mặt khác, trong nội luật của mình, các quốc gia cũng quy định có những điều ước mà mình tham gia buộc phải thông qua thủ tục phê chuẩn, phê duyệt mới ràng buộc quyền và nghĩa vụ với nhà nước mình. Thực chất hành vi phê chuẩn, phê duyệt là những hoạt động nhằm thực hiện sự giám sát của nhà nước trong hoạt động ký kêt, thực hiện điều ước quốc tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy định về việc phải phê chuẩn, phê duyệt cho phép các quốc gia có thời gian và cơ hội để xem xét hoặc kiểm tra lại việc ký kết của những đại diện của quốc gia mình và ban hành những văn bản pháp luật cần thiết cho việc thực thi điều ước quốc tế đó ở trong nước. Đồng thời, hoạt động phê chuẩn, phê duyệt cũng thể hiện vai trò của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động ký kết, gia nhập điều ước quốc tế của nhà nước đó.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế;

– Luật điều ước quốc tế 2016.

Từ khóa » Duyệt Trong Tiếng Anh