Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Phôi thai là gì?
  • Phôi thai nằm ở đâu?
  • Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai?
  • Phôi thai có từ tuần thứ mấy?
  • Có nên lo lắng khi siêu âm 5 tuần chưa có phôi thai?
  • Quá trình phát triển của phôi thai trong bụng mẹ
  • Quá trình phôi làm tổ là gì?
  • Mẹ bầu cần lưu ý gì để thai phát triển khỏe mạnh?
  • Câu hỏi thường gặp về “phôi thai”

Các giai đoạn phát triển của thai nhi luôn là mối quan tâm của mọi bà mẹ, đặc biệt là vấn đề phôi thai là gì và hình thành từ tuần thứ mấy. Để giải đáp thắc mắc này, Huggies sẽ cung cấp chi tiết thông tin về quá trình hình thành và phát triển của phôi thai trong bài viết dưới đây!

>> Tham khảo thêm: Quá trình thụ thai và chuẩn bị trước khi mang thai

Phôi thai là gì?

Phôi thai được hình thành từ trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo ra noãn hoàng, tiếp đến các tế bào lần lượt xuất hiện bên trong phôi cùng sự phát triển và hình thành thai nhi. Phôi thai được biết đến là hạt giống giúp trẻ dần hình thành trong bụng mẹ và phát triển mỗi ngày.

>> Tham khảo thêm: Sự phát triển của phôi thai 2 tuần tuổi

Phôi thai là gì?

Phôi thai được biết đến là hạt giống giúp trẻ dần hình thành trong bụng mẹ và phát triển mỗi ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Phôi thai nằm ở đâu?

Phôi thai thường làm tổ ở đáy tử cung từ ngày thứ 6 tính từ thời điểm thụ tinh, tương ứng ngày thứ 21 của chu kỳ kinh nguyệt. Tại thời điểm này, phôi đang ở giai đoạn phôi nang và niêm mạc tử cung đang phát triển.

Ở cực phôi, lá nuôi từ tiểu phôi bào gắn vào niêm mạc tử cung, vượt qua lớp biểu mô và phá hủy mô tử cung xung quanh, tạo điều kiện phôi chui vào làm tổ trong niêm mạc tử cung (thai đã vào tử cung).

Trong một số trường hợp, phôi có thể làm tổ gần lỗ trong của ống cổ tử cung (nhau tiền đạo) hoặc ở ngoài tử cung, dẫn đến thai ngoài tử cung. Vị trí phổ biến nhất trong ổ bụng là túi cùng tử cung trực tràng.

>> Tham khảo thêm: Quan hệ trước ngày rụng trứng có thai không?

Phôi thai nằm ở đâu?

Vị trí của phôi thai bạn cần biết (Nguồn: Sưu tầm)

Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai?

Theo các bác sĩ cho biết, thường sau 5 - 6 tuần mang thai thì trứng đã thụ tinh sẽ có phôi thai. Thời điểm này, kích thước túi thai rộng khoảng 18mm và có phôi thai ở bên trong. Tuy nhiên, một số trường hợp có thai trứng trống thì túi thai phát triển bình thường nhưng không có phôi thai. Đây có thể được xem là hình thức sảy thai.

Do phôi thai xuất hiện khá sớm nên các mẹ có thể chưa cảm nhận được sự có mặt của con. Ngoài ra, mẹ cũng có thể test que thử thai 2 vạch và có một số dấu hiệu mang thai sớm như chậm kinh, mệt mỏi nhưng bác sĩ vẫn kết luận “chưa thấy phôi thai trong túi ối”. Lúc này, mẹ không nên quá lo lắng, có thể thai chưa về làm tổ chỉ cần đợi thêm vài ngày là chính thức đón nhận tin vui.

>> Tham khảo thêm: Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy?

Sau khi thụ thai, tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử. Hợp tử di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung và bám vào nội mạc tử cung từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 13-14 sau thụ tinh.

Thông thường, dấu hiệu có phôi thai có thể thấy qua siêu âm từ tuần thứ 5-6. Tuy nhiên, cũng có trường hợp túi thai xuất hiện nhưng không có phôi thai.

Có nên lo lắng khi siêu âm 5 tuần chưa có phôi thai?

Nếu siêu âm 5-6 tuần chưa thấy phôi thai, bạn không cần quá lo lắng vì mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Thường vào tuần thai thứ 7, nhịp tim sẽ rõ hơn. Vì vậy, bác sĩ sẽ hẹn tái khám vào tuần thứ 7-8 của thai kỳ.

Quá trình phát triển của phôi thai trong bụng mẹ

Trong giai đoạn tiếp theo, phôi thai vẫn tiếp tục phát triển bên trong túi ối dưới lớp niêm mạc tử cung. Đây cũng là giai đoạn hình thành hầu hết các cơ quan nội tạng và cấu trúc bên ngoài của thai nhi.

Thời điểm này, phôi thai bắt đầu kéo dài và dần dần giống với hình dạng con người, não và tủy sống của bé cũng bắt đầu phát triển. Đồng thời, tim cùng các mạch máu lớn đã được hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ.

Được biết, phôi thai sẽ phát triển từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 10 sau thụ tinhvà hầu như các bộ phận trên cơ thể của bé đã được hình thành một cách tương đối. Tuy nhiên, não bộ và tủy sống sẽ tiếp tục phát triển trong thai kỳ. Các cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển phôi thai như sau:

- Phôi thai tuần 5 (sau khi quá trình thụ thai diễn ra 3 tuần)

Thai nhi 5 tuần tuổi là giai đoạn phôi và các cơ quan như não, tim, tủy sống bắt đầu hình thành. Phôi thai có 3 lớp tế bào:

  • Ngoại bì phôi: Phát triển thành da, hệ thần kinh, mắt, tai trong và mô liên kết.
  • Trung bì phôi: Phát triển thành xương, cơ, thận và hệ sinh sản.
  • Nội bì phôi: Phát triển thành màng niêm mạc, phổi, ruột và bàng quang.

- Phôi thai tuần 6 (sau khi quá trình thụ thai diễn ra 4 tuần)

Trong giai đoạn thai nhi tuần thứ 6 này, ống thần kinh của phôi thai đóng lại, tim bắt đầu bơm máu, hình thành tai trong và cung hàm. Phôi thai uốn cong hình chữ C, và xuất hiện mầm chi trên, chi dưới.

- Phôi thai tuần 7 (sau khi quá trình thụ thai diễn ra 5 tuần)

Hình thành lỗ mũi và thủy tinh thể, mầm chi trên và dưới bắt đầu phát triển chiều dài.

- Phôi thai tuần 8 (sau khi quá trình thụ thai diễn ra 6 tuần)

Ở giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi, tứ chi phát triển dài hơn, bắt đầu hình thành các ngón tay. Mắt của thai nhi bắt đầu nhìn thấy và 2 lỗ tai ngoài cũng được định hình. Môi trên và mũi ngoài được hình thành. Thân phôi thai cũng dần thẳng ra.

- Phôi thai tuần 9 (sau khi quá trình thụ thai diễn ra 7 tuần)

Giai đoạn thai nhi 9 tuần tuổi bắt đầu hình thành vùng khuỷu tay cùng với sự phát triển dài ra của xương cánh tay. Mí mắt và 2 tai dần được hoàn thiện và bắt đầu hình thành các ngón chân.

- Phôi thai tuần 10 (sau khi quá trình thụ thai diễn ra 8 tuần)

Phần đầu củathai nhi 10 tuần tuổi trở nên tròn hơn, phần cổ bắt đầu được hình thành cùng với sự hoàn thiện của mí mắt, có thể đóng mở để bảo vệ mắt.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh và quan tâm đến các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Thời gian các cơ quan đang hình thành được xem là giai đoạn nhạy cảm và phôi thai dễ bị tổn thương bởi nhiều ảnh hưởng như tia bức xạ, chất kích thích, virus, thuốc lá, uống thuốc,... Do đó, mẹ bầu cần chú ý và cẩn trọng trong giai đoạn này.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Thực đơn cho bà bầu

Quá trình phát triển của phôi thai trong bụng mẹ

Quá trình phát triển của phôi thai theo từng giai đoạn (Nguồn: Sưu tầm)

Quá trình phôi làm tổ là gì?

Phôi làm tổ là gì? Phôi làm tổ là quá trình phôi di chuyển vào tử cung qua ống dẫn trứng để bắt đầu thụ thai. Quá trình này thường bắt đầu từ ngày thứ 6 - 8 sau khi thụ tinh, thời gian làm tổ sẽ kéo dài 7 - 10 ngày và kết thúc vào ngày 13 - 14 sau khi thụ tinh.

Quá trình làm tổ của phôi thai được diễn giải cụ thể như sau: Phôi nang dính vào niêm mạc tử cung, các chân giả của lá nuôi sẽ bám vào niêm mạc. Các tế bào của lá nuôi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc tử cung và phôi nang chui sâu qua lớp biểu mô này. Vào ngày 9 - 10, phôi nang chui qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa sâu trong lớp đệm và bề mặt chưa được phủ kín. Đến ngày 11 - 12 phôi nang hoàn toàn nằm trong lớp đệm và ngày 13 - 14 lớp biểu mô phát triển phủ kín vị trí trứng làm tổ.

Quá trình phôi làm tổ có thể gây xuất huyết do một số mao mạch nhỏ bị phá vỡ. Chị em có thể thấy ra máu nâu khi mang thai hoặc máu nhỏ giọt màu hồng nhạt, kéo dài 1-2 ngày.Máu báo thaido phôi làm tổ thường gần với ngày hành kinh, nên dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu ra máu ít kèm các dấu hiệu sau thì có thể là báo hiệu mang thai:

  • Đau, căng tức vú hoặc núm vú
  • Bụng khó chịu
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn xuất hiện
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tâm trạng thất thường
  • Đi tiểu nhiều

Không phải phụ nữ mang thai nào cũng có triệu chứng này. Để chắc chắn, chị em nên đến bệnh viện xét nghiệm và siêu âm.

Tham khảo thêm: 17 Dấu hiệu có thai tuần đầu sớm nhất, quan hệ sau 7 ngày có dấu hiệu chưa?

Quá trình phôi làm tổ là gì?

Phôi làm tổ là quá trình phôi di chuyển vào tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu cần lưu ý gì để thai phát triển khỏe mạnh?

Giai đoạn phát triển phôi thai được xem là thời kỳ quan trọng nhất của quá trình mang thai. Vì thế, mẹ bầu cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái và vui vẻ, đồng thời chế độ dinh dưỡng cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Lúc này, mẹ cần bồi bổ các dưỡng chất cần thiết như sắt, vitamin và các loại khoáng chất, đặc biệt là bổ sung axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần tránh xa các loại thực phẩm gây hại đến sức khỏe thai nhi như:

  • Cà phê, rượu, bia và các loại đồ uống có gas.
  • Các loại gia vị cay như hạt tiêu, ớt,...
  • Tránh ăn các loại cá chứa nhiều thuỷ ngân như cá thu, cá ngừ, cá kiếm,... vì chất này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Một số loại thực phẩm dễ gây sảy thai như rau ngót, đu đủ xanh, rau chùm ngây, rau sam, rau răm,ngải cứu,…

Tham khảo thêm:

  • Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho mẹ bầu
  • Thực đơn hàng ngày cho bà bầu sao cho đủ chất

Mẹ bầu cần lưu ý gì để thai phát triển khỏe mạnh?

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như sắt, vitamin và các loại khoáng chất để thai nhi phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu cần lưu ý gì để thai phát triển khỏe mạnh?

Dưới đây là giải đáp các thắc mắc về phôi thai bạn có thể tham khảo:

Có túi noãn hoàng thì bao lâu có phôi thai?

Theo tuần tự phát triển của thai kỳ, khoảng 5 tuần rưỡi, túi noãn hoàng (Yolk sac) xuất hiện trong túi thai. Từ 6 - 6.5 tuần, phôi thai và nhịp tim sẽ bắt đầu được phát hiện.

Túi thai 7mm là bao nhiêu tuần?

Túi thai 7mm thường tương ứng với 5-6 tuần tuổi. Tuy nhiên, đểtính tuổi thai nhichính xác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các kiểm tra cần thiết.

Túi thai 5mm là bao nhiêu tuần?

Túi thai có đường kính khoảng 5-6mm vào tuần thứ 4-5 của thai kỳ.

Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai?

Cần hơn 5 tuần để phôi thai đủ lớn và nhận thấy được. Tim thai sẽ hình thành vào tuần thứ 6-7 và bắt đầu hoạt động khi túi thai đạt khoảng 5mm.

Vì sao thai 7 tuần chưa có phôi?

Thông thường, đến tuần thứ 7 của thai kỳ, phôi thai thường xuất hiện với kích thước khoảng 2mm và sẽ lớn dần theo thời gian. Tuy nhiên, có trường hợp thai 7 tuần chưa có phôi, có thể do thai nhi phát triển chậm, tính nhầm tuổi thai, hoặc trứng bị rỗng. Nếu gặp trường hợp này, mẹ bầu nên đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo sức khỏe thai nhi, vì không thấy phôi thai có thể là dấu hiệu sảy thai.

Giai đoạn phôi thai kéo dài khoảng bao nhiêu tuần?

Thời gian thai nhi được phát triển đến khi hoàn thiện sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần.

Bên cạnh việc quan tâm phôi thai là gì, xuất hiện ở tuần thứ mấy, mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe của mình trong giai đoạn đầu thai kỳ để đảm bảo không có bất trắc gì xảy ra. Không những thế, mẹ nên ổn định tâm lý và sẵn sàng cho một hành trình làm mẹ sắp tới. Hy vọng, với chia sẻ trên của Huggies đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh. Các mẹ bầu có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay Góc chuyên gia của Huggies nhé!

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé >> Bài viết liên quan:

  • Có cần bổ sung vitamin và sắt cho bà bầu?
  • Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
  • Ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt: Khi nào cần gặp bác sĩ

Nguồn tham khảo:

  • Fetal Development: Week-by-Week Stages of Pregnancy | Cleveland Clinic
  • The Stages of Embryo Development - Path Fertility

Từ khóa » Slide Phôi Thai