PHÔI THAI HỌC ĐẠI CƯƠNG - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Môn học hình thái,Nghiên cứu sự phát sinh,phát triển bình thường,bất thường của, động vật và con người.
Trang 1PHÔI THAI HỌC
ĐẠI CƯƠNG
Trang 2PHÔI THAI HỌC
Môn học hình thái
Nghiên cứu sự phát sinh và phát triển bình thường và bất thường của động vật và con người
Mô tả các hiện tượng
Tìm hiểu: - Cơ chế phát triển bình thường
- Nguồn gốc các mô, cơ quan
- Phát triển bất thường : phát hiện, nguyên nhân,
tư vấn, điều trị
LÀ KIẾN THỨC CƠ SỞ CHO CÁC CHUYÊN NGÀNH KHÁC
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phôi thai học Thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng,
Đỗ Kính Nhà xuất bản y học (2008)
Phôi thai học Những sự kiện chủ yếu và liên hệ lâm sàng ,
Trịnh Bình, Nhà xuất bản y học (2003)
Phôi thai học người , Nguyễn Trí Dũng, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (2001)
Trang 4PHÔI THAI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Sự tạo giao tử
Thời kỳ tiền phôi: từ khi thụ tinh đến khi hình thành đĩa
phôi hai lá (Tuần thứ nhất, tuần thứ 2)
Thời kỳ phôi (Tuần thứ 3 đến thứ 8)
Các màng thai và rau
Bất thường bẩm sinh
Thời kỳ thai (Tuần thứ 9 đến khi trẻ ra đời)
Trang 5PHÔI THAI HỌC CƠ QUAN
Hệ cơ xương
Khoang cơ thể và các thanh mạc
Hệ thần kinh trung ương
Trang 6Mục tiêu
1.Trình bày được quá trình thụ tinh và kết quả của sự thụ tinh.2.Trình bày được quá trình phân chia trứng thụ tinh
3.Trình bày được sự hình thành và phát triển của phôi nang
4.Trình bày được sự hình thành và phát triển của phôi vị
5.Nêu được nguồn gốc của các mô và cơ quan
6.Mô tả được sự hình thành và phát triển các bộ phận phụ của
phôi thai
7.Phân biệt được các trường hợp đa thai cùng trứng hoặc khác trứng.
Trang 7THỜI KỲ TIỀN PHÔI
Từ khi thụ tinh đến khi hình thành đĩa phôi 2 lá
(Tuần thứ nhất, thứ hai)
Trang 8SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI TRONG
TUẦN THỨ NHẤT
1 Quá trình thụ tinh
2 Giai đoạn phân chia trứng thụ tinh
3 Giai đoạn phôi nang
Trang 91.QUÁ TRÌNH THỤ TINH
1.1 Khái niệm thụ tinh
• Định nghĩa: Sự thụ tinh là một quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng để tạo ra hợp tử.
• Thụ tinh có tính đặc hiệu loài.
• Ðể sự thụ tinh xảy ra, tinh trùng phải chui được vào trong bào tương của noãn Ở loài người, bình thường chỉ có 1 tinh trùng chui
được vào bào tương của noãn gọi là đơn thụ tinh
• Nơi thụ tinh: Đoạn 1/3 ngoài của vòi trứng
Trang 101.2 Noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh.
Noãn trước khi thụ tinh:
Khi rụng trứng, noãn được bọc bởi màng trong suốt và lớp TB nang của gò noãn.
Loa vòi trứng bắt lấy noãn thoát nang, vận chuyển dần về phía tử cung.
Noãn bào 2 dừng ở kỳ giữa của lần phân bào 2 Cực cầu 1 kích thước nhỏ, không có chức năng.
Vận chuyển noãn trong vòi trứng:
+ Luồng dịch di chuyển từ buồng trứng
vào buồng tử cung
+ Sự lay chuyển của lông chuyển biểu mô
lợp mặt trong vòi tử cung.
+ Sự co bóp của lớp cơ trơn thành vòi trứng Noãn bào II
Màng trong suốt
Cực cầu một
Vòng tia
Trang 111.2 Noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh.
Tinh trùng trước khi thụ tinh:
Khi mới vào bên trong đường sinh dục nữ, tinh trùng chưa có khả năng tự thụ tinh
Năng lực hoá tinh trùng được coi là bước cuối cùng của sự trưởng
thành chức năng Bước này diễn ra trong đường sinh dục nữ bởi các chất tiết ở đây
Trong thời gian này, áo glycoprotein và những protein của tinh tương
che phủ vùng túi cực đầu của tinh trùng sẽ được loại bỏ, chuẩn bị cho việc giải phóng những enzym trong túi cực đầu cần thiết để tinh trùng qua được màng trong suốt của noãn
Vận chuyển tinh trùng trong đường sinh dục nữ:
+ Tự chuyển động nhờ có đuôi
+ Sự co bóp tầng cơ của đường sinh dục nữ
Trang 121.3 Sự thụ tinh
tiền nhân cái.
Trang 136 hiện tượng của quá trình thụ tinh
1.3.1 Tinh trùng vượt qua lớp tế bào
nang
Tinh trùng phóng thích enzym
hyaluronidase phân huỷ các thể liên
kết giữa các tế bào nang.
Sự chuyển động của đuôi tinh trùng.
Các enzym do niêm mạc vòi trứng tiết
ra.
Noãn bào II
Màng trong suốt
Cực cầu 1
Vòng tia
Trang 141.3.2 Tinh trùng vượt qua màng trong suốt.
( là giai đoạn quan trọng)
Tinh trùng gắn trên bề mặt màng trong suốt nhờ sự gắn kết giữa các
receptor tinh trùng (màng trong suốt) và protein gắn vào noãn (màng bào tương đầu tinh trùng)
Đặc hiệu cho loài.
Noãn bào II
Màng trong suốt
Cực cầu 1
Vòng tia
Trang 15 Phản ứng cực đầu
Màng ngoài của túi cực đầu hòa nhập với màng bào tương của tinh trùng giải phóng các enzyme: esterase, acrosin, neuraminidase trong túi cực đầu tiêu huỷ màng trong suốt tạo thành đường hầm cho tinh trùng tiến đến màng bào tương của noãn
Màng bào tương TT
Túi cực đầu chứa enzyme
Lỗ thủng ở màng túi
cực đầu
Enzyme phá thủng màng trong suốt
TT lọt vào bào tương trứng Nhân
Trang 16 Phản ứng hạt vỏ và phản ứng màng trong suốt
Mặt trong màng bào tương noãn có nhiều hạt nhỏ chứa nhiều
enzym thuỷ phân: hạt vỏ.
Tinh trùng chạm vào màng bào tương noãn hạt vỏ trương to, tăng tính thấm, giải phóng enzym ra phía màng trong suốt màng trong suốt trơ, bền vững ngăn chặn tinh trùng khác xâm nhập
Trang 171.3.3 Sự hòa màng bào tương của noãn và tinh trùng Màng tinh trùng và màng noãn hòa vào nhau, nơi hòa nhập bị tiêu biến, nhân
và đuôi của tinh trùng lọt hoàn toàn vào bào tương của noãn, còn phần màng tinh trùng nằm lại ngoài noãn
Màng bào tương TT
TT lọt vào bào tương trứng Nhân
Trang 181.3.4 Noãn bào 2 hoàn thành giảm phân và sự hình thành tiền nhân cái
Khi tinh trùng lọt vào bào tương của noãn.
Noãn bào II hoàn thành lần phân chia thứ 2 của giảm phân để tạo ra một noãn chín và một cực cầu 2.
Nhân của noãn chín trở thành tiền nhân cái.
1.3.5 Sự hình thành tiền nhân đực.
Nhân của tinh trùng to lên trở thành tiền nhân đực
Đuôi tinh trùng tiêu đi.
Tiền nhân đực tiến về tiền nhân cái và cả hai cùng bắt đầu tự nhân đôi DNA của chúng
Trang 191.3.6 Sự hòa nhập của 2 tiền nhân , tạo thành hợp tử.
Khi sự tự nhân đôi của DNA hoàn tất, màng của hai tiền nhân tiêu biến, các nhiễm sắc thể đã nhân đôi từ hai tiền nhân lẫn trong bào tương và hòa vào nhau Thoi phân bào xuất hiện, các NST sắp xếp trên thoi phân bào để bắt đầu cho lần phân bào đầu tiên của hợp tử
Tiền nhân đực Tiền nhân cái
Hợp tử
Thoi vô sắc Chromosome
Màng tiền nhân tan rã
Noãn
bào II
Màng trong suốt
Cực cầu 1 Vòng tia
Thoi
vô sắc
Cực cầu 2
Trang 201.4.Ý nghĩa của sự thụ tinh
Sự kết hợp của tinh trùng và noãn là những tế bào sinh dục có tính
biệt hóa rất cao để tạo thành một hợp tử là một tế bào sinh dưỡng
có tính biệt hóa rất thấp, và vì vậy có khả năng phân bào rất mạnh
Khôi phục lại bộ NST 2N đặc trưng cho loài
Xác định giới tính di truyền
X + X = X + Y =
Cá thể mới mang đặc tính di truyền của cả bố và mẹ
Sự thụ tinh kích thích noãn phân chia lần cuối
Khởi động sự phân cắt phôi
Trang 211.5.Những yếu tố ảnh hưởng đến thụ tinh
- Số lượng tinh trùng trong mỗi lần giao hợp
- Tỷ lệ tinh trùng bất thường
- Khả năng chuyển động của tinh trùng
- Thời điểm tinh trùng và noãn gặp nhau
Trang 22 Một số giá trị tối thiểu (lower reference limits) của tinh dịch đồ theo WHO 2010:
- Thời gian ly giải : 15-60 phút.
- Hình dạng bình thường ≥ 04% (15%)
- Tỉ lệ tinh trùng sống ≥ 58% ( 75%)
- Tế bào lạ ≤ 1 triệu/ml.
Trang 242 GIAI ĐOẠN PHÂN CHIA TRỨNG THỤ TINH
2.1 Khái niệm
•Sự phân cắt là sự phân chia liên tiếp của hợp tử nhưng không kèm
theo sự gia tăng kích thước của hợp tử ( ? )
•Sự phân cắt xảy ra khoảng 30 giờ sau thụ tinh và diễn ra một cách liên tục, trong lúc phôi di chuyển từ vị trí 1/3 ngoài vòi trứng vào buồng tử cung
•Kết quả của sự phân cắt là tạo ra Phôi dâu và sau đó là Phôi nang.
Trang 252.2 Kết quả của sự phân cắt
Một hợp tử to ban đầu trở thành nhiều tế bào con được gọi là nguyên bào phôi
Sau 4 ngày, phôi có chứa khoảng 16 - 32
tế bào Kể từ giai đoạn có 32 nguyên bào phôi, phôi có hình dạng giống như quả dâu,
được gọi là Phôi dâu.
Phôi dâu có kích thước bằng với hợp tử lúc mới thụ tinh (?).
Xảy ra sự phân tách các nguyên bào phôi
thành các phôi bào (khối tế bào bên trong)
và các nguyên bào nuôi (lớp tế bào bên
ngoài)
Trang 263 GIAI ĐOẠN PHÔI NANG
• Ngày thứ 4, phôi dâu có 30 phôi bào, đã lọt vào trong khoang tử cung và bị vùi trong chất dịch do niêm mạc tử cung tiết ra.
• Chất dịch thấm qua màng trong suốt và tích tụ giữa các phôi bào dưới dạng các túi dịch nhỏ.
• Các túi dịch nhỏ sát nhập lại với nhau tạo khoang phôi nang.
Trang 27 Khối tế bào bên trong tạo thành một khối đặc ở hẳn về một phía của khoang này (cúc phôi), sẽ phát triển thành phôi, thai sau này.
Lớp tế bào bên ngoài tái tổ chức thành một lớp biểu mô lát đơn (lá
nuôi), sẽ phát triển thành rau thuộc con
Lúc này phôi được gọi là phôi nang (blastocyst) Phía phôi nang có cúc phôi được gọi là cực phôi, cực đối diện là cực đối phôi.
Cực phôi Mầm phôi
Màng trong suốt thoái hoá
Khoang phôi nang
Nguy ên bào nuôi
Trang 28 Từ ngày thứ 5, phôi nang thoát ra khỏi màng trong suốt nhờ sự tác động của enzym tiêu hủy Phôi nang lúc này bộc lộ hoàn toàn khối tế bào phôi nguyên thủy đang tiếp tục phân chia và có thể tiếp xúc trực tiếp với nội mạc tử cung
Khoảng ngày thứ 6, cực phôi của phôi nang dính vào lớp biểu mô của nội mạc tử cung để bắt đầu giai đoạn làm tổ từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9
Nang trứng chín
Niêm mạc tử cung
Cơ tử cung Hoàng thể
Tua vòi trứng
Trang 29SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI TRONG
TUẦN LỄ THỨ HAI
Trang 311 SỰ LÀM TỔ…
• Màng trong suốt phải thoái triển khi trứng làm tổ.
• Khi phôi bắt đầu làm tổ, phần nguyên bào nuôi tiếp xúc với lớp đệm của nội mạc
tử cung sẽ biệt hóa thành hai lớp:
Lớp trong: lá nuôi tế bào
Lớp ngoài: lá nuôi hợp bào
• Ở cực phôi: Lá nuôi hợp bào phát triển mạnh, bám vào nội mạc tử cung, tiết ra
enzyme tiêu huỷ niêm mạc tử cung, đào một hố lõm để trứng lọt vào.
• Lá nuôi có xu hướng phát triển tới các mạch máu trong niêm mạc tử cung mẹ
Mạch máu
Mạch máu
Trang 32 Ngày thứ 9, khi phôi lọt sâu vào nội mạc tử cung, nội mạc chỗ phôi
vùi vào bị che phủ bởi một lớp tơ huyết, gọi là nút làm tổ
Ở cực phôi, lá nuôi hợp bào phát triển mạnh, xuất hiện các hốc trong
lá nuôi hợp bào
1 SỰ LÀM TỔ…
Trang 33 Khoảng ngày thứ 11, phôi hoàn toàn nằm trong nội mạc tử cung Nút làm tổ được biểu mô hóa do tế bào biểu mô nội mạc tử cung tăng sinh và lan dần
Trang 34Vị trí phôi làm tổ
• Bình thường trứng làm tổ ở thành trước hoặc thành sau tử cung.
• Bất thường:
Làm tổ ở gần lỗ trong cổ tử cung → Rau tiền đạo.
Làm tổ trong khoang bụng (hay gặp ở túi cùng Douglas), trên mặt buồng trứng hay trong vòi trứng (thường gặp nhất) →
Chửa ngoài tử cung → Phôi thường chết & người mẹ thường bị xuất huyết nghiêm trọng
Trang 352 SỰ TẠO ĐĨA PHÔI LƯỠNG BÌ
2.1 Sự tạo thượng bì phôi và hạ bì phôi
Mầm phôi biệt hoá thành hai lớp tế
bào riêng biệt, hình thành đĩa phôi
hai lá:
Lớp hướng về khoang phôi nang:
lá hạ bì phôi
Lớp kia: lá thượng bì phôi
2.2 Sự tạo khoang ối
•Khoảng ngày thứ 8, trong lá thượng bì xuất hiện các khe chứa dịch Các
khe hợp nhất để tạo thành khoang ối.
•Hàng tế bào phủ trần khoang ối tạo thành màng ối.
Trang 362.3 Sự tạo túi noãn hoàng nguyên phát và túi noãn hoàng thứ phát
Ngày thứ 9, các tế bào hạ bì phôi di chuyển vào mặt trong của lá
nuôi tế bào màng Heuser Túi noãn hoàng nguyên phát.
Màng Heuser đang hình thành
Lá nuôi tế bào
Chất nhầy lưới ngoài phôi Túi noãn hoàng nguyên phát
Khoang ối
Trang 37 Ngày thứ 12, dòng tế bào thứ hai cũng
từ hạ bì phôi phát triển tạo thành một
túi thứ hai, đẩy túi noãn hoàng nguyên
phát về phía cực đối phôi Túi noãn
Lá nuôi tế bào Túi noãnhoàng thứ phát Khoang ngoài phôi
Trung bì ngoài phôi
Túi noãn hoàng chính thức
Túi noãn hoàng nguyên phát đang thoái hoá
Trang 38 Sau khi túi noãn hoàng nguyên phát vừa tạo ra (nhưng trước khi xuất hiện dòng tế bào thứ hai từ hạ bì phôi phát triển tiếp), giữa màng Heuser và lớp lá nuôi tế bào xuất hiện lớp mô lưới không
có tế bào gọi là chất nhầy lưới ngoài phôi
2.4 Sự tạo khoang ngoài phôi và trung bì ngoài phôi
Màng Heuser
Lá nuôi tế bào
Chất nhầy lưới ngoài phôi
Túi noãn hoàng nguyên phát
Túi ối
Trang 392.4 Sự tạo khoang ngoài phôi và trung bì ngoài phôi…
Bên trong chất nhầy lưới xuất hiện những túi dịch nhỏ, sát
nhập lại thành túi lớn -> khoang ngoài phôi (khoang đệm)
Màng Heuser
Trung bì ngoài phôi
Khoang ngoài phôi
( khoang đệm)
Phôi người 11-12 ngày Phôi người 12-13 ngày)
Trang 402.4 Sự tạo khoang ngoài phôi và trung bì ngoài phôi…
Trung bì ngoài phôi do tế bào thượng bì ở đuôi bản phôi di chuyển ra ngoài tạo nên hai lớp:
Lớp lót ngoài màng Heuser: trung bì ngoài phôi lá tạng
Lớp lót mặt trong lá nuôi: trung bì ngoài phôi lá thành
Trang 412.4 Sự tạo khoang ngoài phôi và trung bì ngoài phôi…
Các tế bào của trung bì ngoài phôi còn lan rộng về phía buồng ối chen giữa màng ối và lá nuôi tế bào
Trang 422.4 Sự tạo khoang ngoài phôi và trung bì ngoài phôi…
Trung bì ngoài phôi do tế bào thượng bì ở đuôi bản phôi di chuyển ra ngoài tạo nên hai lớp:
Lớp lót ngoài màng Heuser: trung bì ngoài phôi lá tạng
Lớp lót mặt trong lá nuôi: trung bì ngoài phôi lá thành
Trung bì ngoài phôi còn lan rộng về phía buồng ối chen giữa màng ối
và lá nuôi tế bào
Lá nuôi hợp bào
Lá nuôi tế bào
Túi noãnhoàng thứ phát
Khoang ngoài phôi
Trung bì ngoài phôi
Trang 43 Trung bì ngoài phôi phủ mặt ngoài túi noãn hoàng gọi là trung
bì noãn hoàng, phủ mặt ngoài màng ối gọi là trung bì màng
ối, và phần lợp mặt trong lá nuôi gọi là trung bì lá nuôi
Trung bì ngoài phôi chỗ nối phôi với với lá nuôi được gọi là
Trang 44Cuối tuần thứ hai:
Phôi được treo lơ lửng trong khoang ngoài phôi bởi cuống phôi
Thành của khoang ngoài phôi từ trong ra ngoài gồm: trung bì ngoài phôi
lá thành, lá nuôi tế bào, lá nuôi hợp bào, cả 3 lớp này được gọi là
màng đệm.
Ở vùng đầu phôi, hạ bì phôi dày lên tạo thành tấm trước dây sống.
Túi noãn hoàng thoái hoá
Trang 45Câu hỏi ứng dụng lâm sàng
Một phụ nữ 32 tuổi được mổ ruột thừa ở thời điểm cuối chu kỳ kinh nguyệt 8 tháng rưỡi sau, người này sinh 1 em bé có dị tật
về não Có phải bác sỹ đã vô tình gây dị tật cho em bé không?
Một phụ nữ 23 tuổi có cơn đau bụng dưới và bị mất kinh 2 tháng, sau đó được xác định là có thai lạc chỗ Hãy cho biết vị trí thường có thai lạc chỗ Xử trí?
Một phụ nữ 42 tuổi có thai sau bao nhiêu năm rất mong có con
Bà rât lo cho thai nhi Bạn có thể cho những lời khuyên nào?
Trang 46THỜI KỲ PHÔI
(Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8)
Trang 47SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI TRONG
TUẦN LỄ THỨ BA
Sự kiện đặc trưng nhất trong tuần thứ 3: Tạo phôi vị
• Tạo phôi vị là sự biến đổi từ đĩa phôi 2 lá thành đĩa phôi 3 lá;
thiết lập trục đầu - đuôi và tính đối xứng 2 bên cơ thể phôi
• Trong quá trình tạo phôi vị, những nhóm tế bào di chuyển
đến những vị trí xác định, biệt hoá để hình thành các cơ quan.
Trang 481.Sự xuất hiện đường nguyên thuỷ
Xuất hiện vào ngày thứ 15, ở mặt lưng thượng bì phía đuôi phôi.
Đường nguyên thuỷ gồm: (1) Rãnh nguyên thuỷ, (2) Hố nguyên thuỷ,
(3) Nút nguyên thuỷ (nút Hensen)
Đĩa phôi 2 lá Thượng bì
Hạ bì
Khoang ối Màng họng tương lai
Hố nguyên thuỷ Nút nguyên thuỷ (nút Hensen
Rãnh nguyên thuỷ, Màng nhớp tương lai
Túi noãn hoàng chính thức Trung bì ngoài phôi
Lá nuôi hợp bào
Lá nuôi tế bào
Trung bì ngoài phôi
Khoang ối Túi noãn hoàng chính thức
Từ khóa » Slide Phôi Thai
-
Phoi Thai - SlideShare
-
Phoi Thai Dai Cuong - SlideShare
-
Sách Bài Giảng Phôi Thai Học
-
PHÔI THAI Học Hệ TIẾT NIỆU (mô PHÔI SLIDE) - 123doc
-
Tài Liệu - Slide Phôi Thai Học - Ykhoataynguyen
-
Sản Y4 - Sự Phát Triển Của Thai - Slide Flashcards | Quizlet
-
Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai
-
Danh Sách Video Mô Phôi - Y HỌC TRỰC TUYẾN
-
Bài Giảng Phôi Thai Học đại Cương - TaiLieu.VN
-
De On Tap Phoi Thai Hoc - Y14 - Y Khoa Hoi-Y Khoa - Duoc
-
Phôi Thai Hệ Tiết Niệu.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí Với 1 Click
-
Slides