Phoi Thai - SlideShare

Phoi Thai118 likes39,672 viewssangbsdksangbsdkFollow

phoi thaiRead less

Read more1 of 99Download nowEbook created by CLB195                       Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Bài 1: Sự thụ tinh  Bài 2: Sự phân cắt  Bài 3: Sự làm tổ  Bài 4 : Sự hình thành hệ tim mạch  Bài 5: Sự hình thành hệ tiêu hoá  Bài 6: Sự hình thành hệ tiết niệu  Bài 7: Sự hình thành hệ sinh dục  Bài 8: Giới tính ở ngườiEbook created by CLB195                             Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn   SỰ THỤ TINH   I. ÐẠI CƯƠNG II. SỰ TẠO GIAO TỬ 1. Nguồn gốc của các giao tử 2. Tiến trình tạo giao tử   2.1. Tiến trình tạo tinh trùng   2.2. Tiến trình tạo noãn 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo giao tử   3.1 Ðối với tinh trùng   3.2 Ðối với sự tạo noãn III. SỰ THỤ TINH 1. Noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh 2. Quá trình thụ tinh   2.1 Giai đoạn phản ứng thể cực đầu  2.2 Giai đoạn phản ứng vỏ  2.3 Giai đoạn xâm nhập  2.4 Giai đoạn chuyển động hòa nhập 3. Ý nghĩa của sự thụ tinh IV. CÁC VẤN ÐỀ LIÊN QUAN ÐẾN SỰ THỤ TINH 1. Vô sinh   1.1 Vô sinh nam   1.2 Vô sinh nữ 2. Thụ tinh nhân tạo 3. Sinh sản vô tính 4. Các biện pháp tránh thai   4.1 Tạm thời   4.2 Vĩnh viễnEbook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  Mục tiêu: 1. Nêu được quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái.  2. Nêu được đặc điểm của noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh xảy ra.  3. Nêu được 4 giai đoạn của quá trình thụ tinh.  4. Giải thích được phản ứng thể cực đầu.  5. Giải thích được cơ chế và ý nghĩa của phản ứng vỏ.  6. Nêu được ý nghĩa của sự thụ tinh.  7. Nêu được các nguyên nhân gây vô sinh.  8. Nêu được các phương pháp thụ tinh trợ giúp.  9. Nêu được các phương pháp tránh thai.  I. ÐẠI CƯƠNG:     1. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái để tạo nên hợp tử.       Hợp tử là một cá thể ở giai đoạn sớm nhất để tạo điều kiện cơ bản cho quá       trình phát sinh và phát triển của phôi thai.    2. Ðể sự thụ tinh xảy ra, tinh trùng phải chui được vào trong bào tương của noãn       chín. Ở loài người, bình thường chỉ có 1 tinh trùng chui được vào bào tương       của noãn gọi là đơn thụ tinh.    3. Sự thụ tinh ở người thường xảy ra ở bên trong cơ thể tại phần bóng của vòi tử       cung (hay còn gọi là vòi trứng).    4. Ðể có sự thụ tinh, các giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) phải trải       qua một quá trình phát sinh, biệt hóa và phát triển ngay từ giai đoạn phôi thai       cho đến tuổi trưởng thành.    5. Trong trường hợp bình thường, sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái là       kết quả của các hiện tượng lý học, hóa học và sinh học của các tế bào biệt hóa       cao để sau đó hợp tử tạo thành trở thành tế bào biệt hóa thấp.  II. SỰ TẠO GIAO TỬ  1. Nguồn gốc của các giao tử  Là những tế bào sinh dục nguyên thủy (hay tế bào mầm). Ở người, các tế bào này được tìm thấy ở nội bì thành túi noãn hoàng vào tuần thứ 4 và sau đó trong khoảng tuần thứ 4 - 6 các tế bào mầm vừa tăng sinh vừa di chuyển đến nơi sẽ trở thành mầm tuyến sinh dục nằm ở trung bì trung gian đoạn tương ứng với đốt sống ngực 10. Trong mầm tuyến sinh dục, các tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ biệt hóa để tạo ra những tế bào đầu dòng của dòng tế bào sinh dục nam (hay dòng tinh), hoặc của dòng tế bào sinh dục nữ (hay dòng noãn).  2. Tiến trình tạo giao tửEbook created by CLB195                                                           Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  Tiến trình tạo giao tử đực và giao tử cái diễn ra rất khác nhau theo thời gian:    2.1. Tiến trình tạo tinh trùng  - Ở dòng tinh, các tinh nguyên bào được tạo thành do sự biệt hóa của các tế bào sinh dục nguyên thủy và vẫn nằm im trong ống sinh tinh ở giai đoạn phôi cho đến khi dậy thì. Ðến tuổi dậy thì, các tế bào này tăng sinh theo kiểu gián phân để tạo ra 2 tinh nguyên bào con, trong đó 1 tinh nguyên bào làm nguồn dự trữ và 1 tinh nguyên bào sẽ biệt hóa tiếp thành tinh bào I. Chính nhờ vậy mà quá trình tạo tinh trùng được diễn ra một cách liên tục từ lúc dậy thì cho đến khi chết.  - Mỗi tinh bào I trải qua một quá trình giảm phân gồm 2 lần phân chia : lần phân chia thứ 1 sẽ tạo ra tinh bào II có n NST kép và ngay sau đó, mỗi tinh bào II sẽ lại thực hiện lần phân chia thứ 2 để tạo ra 2 tiền tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể là n.  - Các tiền tinh trùng sau đó được biệt hóa thành tinh trùng. Như vậy mỗi tinh trùng có số NST là 23 và tinh trùng có hai loại : loại mang NST giới tính X và loại mang NST giới tính Y.  - Thời gian cho quá trình tạo tinh trùng từ các tinh nguyên bào cho đến khi biệt hóa thành tinh trùng kéo dài khoảng 64 ngày.  - Tinh trùng người có chiều dài khoảng 60 - 65 micromét gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi. Ðầu tinh trùng to có chứa nhân; ở 2/3 trước, nhân được bao bọc bởi 1 túi gọi là túi cực đầu (hay thể cực đầu) có chứa các enzymes (còn gọi là acrosin) có dạng trypsin như hyaluronidase, protease, ... Ðây là những enzymes có vai trò quan trọng trong việc giúp tinh trùng chui được vào bào tương của noãn. Phần cổ có kích thước ngắn. Còn phần đuôi gồm 3 đoạn: đoạn giữa có nhiều ty thể, đoạn chính và đoạn cuối có chứa nhiều cấu trúc siêu ống nhờ đó mà tinh trùng có khả năng tự chuyển động.  Tinh trùng được chứa trong tinh tương do ống mào tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt chế tiết ra. Tinh tương có chứa một số chất có chức năng ức chế sự hoạt hóa tinh trùng như glycerophosphocholin.    2.2. Tiến trình tạo noãn  - Ở dòng noãn, tất cả tế bào sinh dục nguyên thủy ban đầu đều biệt hóa thành noãn nguyên bào nằm ở trong buồng trứng của thai. Khoảng tháng thứ 4, các noãn nguyên bào có bộ NST là 2n (được bao bọc xung quanh bởi các tế bào biểu mô về sau được biệt hóa thành các tế bào nang) tiếp tục phân chia nhiều lần theo kiểu gián phân.  - Ðến khoảng tháng thứ 7 thì hầu như toàn bộ noãn nguyên bào đã biệt hóa thành noãn bào I. Như vậy, kể từ thời điểm này các tế bào nguồn của sự tạo noãn không còn nữa. Noãn bào I tiếp tục quá trình giảm phân để tạo ra noãn bào II. Tuy nhiên tiến trình giảm phân này tự dừng lại ở cuối kỳ đầu của lần gián phân I.  - Lúc sinh ra, bé gái có số lượng noãn bào I thay đổi từ 700.000 đến 2.000.000. Phần lớn trong số này sẽ bị thoái hóa dần cho đến lúc dậy thì buồng trứng chỉ còn lại khoảng 40.000 noãn bào I. Tuy vậy trong số noãn bào I còn lại, chỉ có khoảng 500Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  noãn bào I sẽ tiếp tục phát triển thành noãn trưởng thành. Tất cả noãn bào I đều ở cuối kỳ đầu của lần phân chia thứ 1.  - Từ lúc dậy thì cho đến mãn kinh, hàng tháng một số noãn bào I (primary follicle) trong buồng trứng tiếp tục lần phân chia thứ 1 của quá trình giảm phân đã bị ngưng ở cuối kỳ đầu. Kết quả là tạo ra hai tế bào con có kích thước khác nhau với bộ NST là n kép. Chỉ có 1 tế bào có kích thước lớn do có đầy đủ chất dinh dưỡng trở thành noãn bào II còn tế bào nhỏ còn lại được gọi là thể cực cầu 1.             Trong buồng trứng, các nang trứng nguyên thủy chứa các noãn bào I tiến triển thành nang trứng nguyên phát rồi sau đó là nang trứng thứ phát. Ðến giai đoạn nang trứng chín, noãn bào được chứa bên trong nang trứng chín là noãn bào II.  Hàng tháng, khoảng giữa 2 chu kỳ kinh có 1 hoặc đôi khi 2-3 nang trứng chín (mature follicle) lồi lên bề mặt buồng trứng rồi vỡ ra để phóng thích noãn bào II (ovulation) ra khỏi nang trứng và buồng trứng. Noãn bào II lúc này vẫn còn được bao bọc ngay bên ngoài màng noãn bào bởi lớp glycoprotein gọi là màng trong suốt (zona pellucida), và bên ngoài màng trong suốt là nhiều lớp tế bào nang (follicular cells).  Sau khi trứng rụng hay phóng noãn, noãn bào II đã bắt đầu lần phân chia thứ 2 để tạo ra hai noãn bào có bộ NST là n. Tuy nhiên cũng chỉ có một tế bào có kích thước lớn mới thật sự là noãn chín, là tế bào noãn có khả năng thụ tinh. Còn một tế bào nhỏ còn lại gọi là cực cầu 2.  3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo giao tử:    3.1 Ðối với tinh trùng:  - Dinh dưỡng: đặc biệt là các loại protein, nếu có sự thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp một số hormon sinh dục như FSH và Testosteron, do đó cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sự tạo tinh trùng.Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  - Cung cấp máu nuôi cho tinh hoàn.  - Nhiệt độ càng cao càng làm giảm số lượng tinh trùng.  - Tia xạ có thể gây tổn thương tất cả các tế bào của dòng tinh.  - Hormon sinh dục bị thiếu hụt như FSH hoặc tăng cao như oestrogen gây giảm tạo tinh trùng.    3.2 Ðối với sự tạo noãn:  - Dinh dưỡng nói chung  - Tia xạ  III. SỰ THỤ TINH  1. Noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh     - Ðặc điểm của noãn :  Sự thụ tinh thường xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi tử cung do sau khi được phóng thích ra khỏi nang trứng, noãn được các tua vòi quot;tómquot; lấy để đưa vào vòi tử cung dưới tác động của:  - Luồng dịch lỏng và mỏng di chuyển từ buồng trứng vào buồng tử cung. -Sự lay chuyển của lông chuyển biểu mô lợp mặt trong vòi tử cung (hay vòi trứng).Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  - Sự co bóp của lớp cơ trơn thành vòi trứng.  Nếu noãn không gặp tinh trùng, sự thụ tinh sẽ không xảy ra, noãn bị thoái hóa và bị thực bào phá hủy.  - Ðặc điểm của tinh trùng  Ðối với tinh trùng, bình thường khi vào âm đạo có số lượng khoảng 200 - 300 triệu con/3ml. Trong đó số tinh trùng bị chết, dị dạng, không chuyển động hoặc chuyển động không đúng hướng,v.v.. chiếm khoảng 20%; có khoảng 30% bị chết do môi trường của âm đạo có pH acid, bị kháng thể kháng tinh trùng kết tủa ở âm đạo và tử cung; 50% còn lại có một số bị lọt vào các tuyến tử cung, các ngách, khe trong buồng tử cung, một nửa số còn lại chia theo hai hướng của hai buồng trứng. Người ta thấy rằng phần lớn tinh trùng di chuyển sang phía có xảy ra phóng noãn, điều này được giả thuyết là do cơ chế hóa hướng động (+). Nhờ có đuôi, tinh trùng tiếp tục di chuyển từ buồng tử cung vào vòi tử cung và hướng ra 1/3 ngoài. Khi đến được phần bóng, số lượng tinh trùng còn lại khoảng 200 -1.000 con.  Số tinh trùng còn lại chỉ có thể gắn kết, xâm nhập vào noãn khi được quot;tạo khả năngquot;. Tạo khả năng là quá trình: (1) làm mất đi lớp glycoprotein bao phủ bên ngoài đầu tinh trùng, đặc biệt là lớp glycerophosphocholin có tác dụng ức chế sự hoạt hóa tinh trùng; (2) làm cho màng tế bào ở đầu tinh trùng mỏng đi do một số phân tử protein gắn trên màng bị loại bỏ; và (3) làm cho màng tế bào ở đầu tinh trùng tăng tính thấm đối với ion Ca++. Quá trình tạo khả năng cho tinh trùng nhờ vào các chất nhầy do các tuyến ở buồng tử cung và vòi trứng chế tiết. Chỉ có những tinh trùng đã được tạo khả năng mới có thể vượt qua được nhiều lớp tế bào nang và màng trong suốt bao quanh noãn.  2. Quá trình thụ tinh Gồm có 4 giai đoạn    2.1 Giai đoạn phản ứng thể cực đầu:  Sự tiếp xúc của tinh trùng đã được tạo khả năng với các tế bào nang gây ra sự phóng thích một lượng hyaluronidase, là enzym có tác dụng phân hủy các thể liên kết giữa các tế bào nang, mở đường cho tinh trùng tiếp tục xâm nhập đến màng trong suốt.  Sau khi vượt qua lớp tế bào nang, tinh trùng gắn trên bề mặt màng trong suốt nhờ vào sự gắn kết giữa các phân tử glycoprotein ở màng tế bào đầu tinh trùng và màng trong suốt của noãn. Các phân tử glycoprotein ở màng trong suốt có chức năng như là thụ thể tinh trùng (sperm receptor) còn các phân tử glycoprotein ở màng tinh trùng có vai trò như là protein gắn vào noãn (egg binding protein). Sự gắn kết giữa thụ thể tinh trùng và protein gắn vào noãn có tính đặc hiệu cao và đặc trưng cho từng loài.Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn            Qua nghiên cứu ở loài chuột, các thụ thể tinh trùng ở màng trong suốt là những phân tử glycoprotein gọi là ZP3. Phân tử ZP3 cùng với 2 loại glycoprotein khác gọi là ZP1 và ZP2 liên kết với nhau để tạo nên cấu hình thuận lợi cho sự gắn kết chuyên biệt giữa ZP3 và egg binding protein. Ở người mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng cũng có những đặc điểm tương tự như chuột.  Sự gắn kết tinh trùng với màng trong suốt khởi động sự gia tăng tính thấm đối với ion Ca++ dẫn đến sự hòa nhập màng ngoài của thể cực đầu và màng bào tương của của tinh trùng. Sau khi hòa nhập, màng bị vỡ ra và do đó phóng thích toàn bộ các enzym (acrosin) chứa trong thể cực đầu (acrosome) làm tiêu hủy màng trong suốt. Nơi màng trong suốt bị acrosin phá hủy tạo thành một đường hầm nhỏ cho tinh trùng tiếp tục tiến đến màng tế bào của noãn nhờ vào sự chuyển động của đuôi.    2.2 Giai đoạn phản ứng vỏ:  Ngay mặt trong của màng tế bào (hay mặt bào tương) của noãn có rất nhiều hạt nhỏ gọi là hạt vỏ. Các hạt này chứa nhiều enzym thủy phân. Khi tinh trùng vừa xuyên qua màng trong suốt và chạm vào màng tế bào noãn thì các hạt vỏ trương to lên, tăng tính thấm và phóng thích các enzym ra phía màng trong suốt làm cho màng trong suốt trở nên trơ, bền vững để các tinh trùng khác không thể xâm nhập được vào noãn, do đó ngăn chận hiện tượng thụ tinh bổ sung hay còn gọi là thụ tinh đa tinh trùng. Sự trơ của màng trong suốt là do các liên kết của các phân tử ZP1, ZP2 và ZP3 bị enzym của hạt vỏ phá hủy. Ðiều này làm cho cấu hình của thụ thể tinh trùng (sperm receptor) không còn thuận lợi cho sự gắn kết của egg binding protein của các tinh trùng khác. Phản ứng vỏ là phản ứng của noãn khi tiếp xúc với tinh trùng.    2.3 Giai đoạn xâm nhập:Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn            Màng tế bào tinh trùng và màng tế bào noãn hòa vào nhau sau đó nơi hai màng hòa nhau bị tiêu biến, nhân và bào tương của tinh trùng lọt hoàn toàn vào bào tương của noãn, còn phần màng tế bào tinh trùng nằm lại ngoài noãn.    2.4 Giai đoạn chuyển động hòa nhập:  Khi tinh trùng lọt vào bào tương của noãn, lúc này noãn bào II cũng vừa kết thúc lần phân chia thứ 2 của quá trình giảm phân để tạo ra một noãn chín và một thể cực cầu thứ 2. Nhân của noãn chín được gọi là tiền nhân cái còn nhân của tinh trùng gọi là tiền nhân đực. Tiền nhân đực tiến về tiền nhân cái và cả hai cùng bắt đầu tự nhân đôi DNA của chúng. Khi sự tự nhân đôi của DNA hoàn tất, màng của hai tiền nhân tiêu biến, các nhiễm sắc thể đã nhân đôi từ hai tiền nhân lẫn trong bào tương và hòa vào nhau. Thoi phân bào xuất hiện, các NST sắp xếp trên thoi phân bào để bắt đầu cho lần phân bào đầu tiên của hợp tử đầu tiên.  3. Ý nghĩa của sự thụ tinh  (1) Khôi phục lại bộ NST 2n.  (2) Xác định giới tính.  (3) Cá thể mới mang đặc tính di truyền của cả bố và mẹ.Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  (4) Sự kết hợp của tinh trùng và noãn là những tế bào sinh dục có biệt hóa rất cao để tạo thành một hợp tử là một tế bào sinh dưỡng có biệt hóa rất thấp, và vì vậy có khả năng phân bào rất mạnh.  (5) Hợp tử đầu tiên nhận trung tử từ tinh trùng cung cấp, còn ty thể là do noãn cung cấp  (6) Sự thụ tinh kích thích noãn phân chia lần cuối.  IV. CÁC VẤN ÐỀ LIÊN QUAN ÐẾN SỰ THỤ TINH  1. Vô sinh  Ðược gọi là vô sinh khi một cặp vợ chồng chung sống thật sự từ 2 năm trở lên và không có áp dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào nhưng người vợ vẫn không có thai. Vô sinh chiếm tỉ lệ khoảng 10 -30% các cặp vợ chồng. Vô sinh có thể do nguyên nhân từ chồng hoặc từ vợ hoặc do cả hai.    1.1 Vô sinh nam: có thể do số lượng hoặc do chất lượng của tinh trùng  - Số lượng: không có tinh trùng hoặc có nhưng ít, chẳng hạn dưới 20.000 tinh trùng/ml.  - Chất lượng: tỉ lệ tinh trùng bất thường cao bằng hoặc hơn 40%, sức sống yếu, khả năng chuyển động kém.    1.2 Vô sinh nữ:  - Vòng kinh không phóng noãn.  - Tắc nghẽn cơ học ở vòi tử cung.  - Nội tiết như thiếu hụt oestrogen.  - Viêm nhiễm đường sinh dục.  2. Thụ tinh nhân tạo  Xem bài tham khảo  3. Sinh sản vô tính  Xem bài tham khảo  4. Các biện pháp tránh thai  Nhằm ngăn chặn sự thụ tinh xảy ra. Có nhiều phương pháp đang được áp dụng cho nam và nữ. Gồm các phương pháp tạm thời và vĩnh viễn    4.1 Tạm thờiEbook created by CLB195                                                           Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  Nam : - Xuất tinh ngoài âm đạo.           - Bao cao su.  Nữ :     - Thuốc tránh thai.           - Dụng cụ tử cung.           - Tránh ngày phóng noãn.           - Mũ chụp cổ tử cung.           - Màng ngăn âm đạo.           - Hóa chất diệt tinh trùng.       4.2 Vĩnh viễn  Nam : thắt ống dẫn tinh.  Nữ : thắt ống dẫn trứng.    Tài liệu tham khảo:  1.      Ðỗ Kính (2000). Phôi thai học. Trường Ðại học Y Hà Nội  2.      Larsen William J. (1993). Human Embryology           Câu hỏi tự lượng giá:           1. Tiến trình tạo tinh trùng có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:           A.   Tinh nguyên bào được biệt hóa từ tế bào sinh dục nguyên thủy           B.    Tinh nguyên bào bắt đầu tăng sinh từ tuổi dậy thì           C.    Một tinh nguyên bào gián phân tạo hai tinh bào I           D. Tiến trình tạo tinh trùng diễn ra liên tục đến khi chết           E.    Tinh bào I và tinh bào II có số lượng NST khác nhau             2. Khi rụng trứng, noãn bào có đặc điểm sau, TRỪ MỘT:           A. Ðang ở giai đoạn noãn bào IEbook created by CLB195                                                Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  B.   Có chứa số lượng NST là n kép  C.   Ðược bao bọc bên ngoài là nhiều lớp tế bào nang  D.   Có màng trong suốt bao quanh noãn  E.   Có khả năng thụ tinh    3. Noãn di chuyển vào buồng tử cung nhờ vào các cơ chế sau, TRỪ MỘT:  A. Ðược các tua vòi tóm bắt trên bề mặt buồng trứng  B.   Nhờ vào luồng dịch từ buồng trứng vào buồng tử cung  C.   Noãn di chuyển vào buồng tử cung nhờ lớp tế bào nang bên ngoài  D. Dưới sự tác động của các lông chuyển của biểu mô vòi tử cung  E.   Do sự co bóp của lớp cơ trơn thành vòi trứng    4. Bình thường, tinh trùng có thể có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:  A. Có số lượng khoảng 80-120 triệu/ml  B.   Không có chứa tinh trùng dị dạng  C.   Có chứa tinh trùng không chuyển động  D. Dễ chết trong môi trường axít của âm đạo  E.   Bị ức chế hoạt hóa bởi glycerophosphocholin    5. Quá trình thụ tinh gồm các giai đoạn sau, TRỪ MỘT:  A. Phản ứng tạo khả năng  B.   Phản ứng thể cực đầu  C.   Phản ứng vỏ  D.   Xâm nhập  E.   Chuyển động hòa nhậpEbook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn            6. Sự thụ tinh có ý nghĩa sau, TRỪ MỘT:         A. Khôi phục lại bộ NST 2n         B.    Tạo thành hợp tử có độ biệt hóa rất cao         C.    Kích thích noãn kết thúc lần phân chia thứ 2         D. Hợp tử tạo nên cá thể mang đặc tính di truyền của cả bố và mẹ         E.    Xác định giới tính.             SỰ PHÂN CẮT VÀ SỰ TẠO BA LÁ PHÔI Mục tiêu:  1.    Nêu được những đặc điểm của phôi trong giai đoạn phát triển tuần thứ 1 2.   Nêu được những đặc điểm của phôi trong giai đoạn phát triển tuần thứ 2 3.   Nêu được những đặc điểm của phôi trong giai đoạn phát triển tuần thứ 3 4.   Nêu được các cơ quan / cấu trúc có nguồn gốc từ ngoại bì 5.   Nêu được các cơ quan / cấu trúc có nguồn gốc từ trung bì 6. Nêu được các cơ quan / cấu trúc có nguồn gốc từ nội bì   I. ÐẠI CƯƠNG  * Sự thụ tinh kích thích hợp tử mới hình thành bắt đầu sự phân bào hàng loạt gọi là sự phân cắt. Nếu sự phân cắt không có sự thụ tinh được gọi là sinh sản vô tính.  * Như vậy, sự phân cắt là một loạt lần phân bào gián phân nối tiếp nhau để tạo ra những tế bào phôi nguyên thủy gọi là nguyên bào phôi có kích thước nhỏ do bào tương không tăng trưởng vì vậy toàn bộ khối tế bào phôi mới hình thành có kích thước bằng với hợp tử ban đầu. Chu kỳ phân bào ở giai đoạn này hầu như không có G1 và G2 mà chỉ có pha S và M.  * Sự phân cắt xảy ra trong ngày thứ 1 sau thụ tinh và diễn ra một cách liên tục, trong lúc phôi di chuyển từ vị trí 1/3 ngoài vòi trứng vào buồng tử cung.  * Kết quả của sự phân cắt là tạo ra Phôi dâu và sau đó là Phôi nang. Phôi nang có khối tế bào ở bên trong gọi là mầm phôi về sau sẽ biệt hóa tạo nên các lá phôi, và lớp tế bào bao bên ngoài mầm phôi gọi là tế bào nuôi sẽ tạo nên nhau và các màng nhau sau này.Ebook created by CLB195                                                       Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  II. SỰ PHÂN CẮT HỢP TỬ  Trong những ngày đầu tiên của quá trình phát triển, hợp tử di chuyển trong vòi tử cung và trải qua quá trình phân cắt.  Sự phân cắt là sự phân bào liên tiếp của hợp tử nhưng không kèm theo sự gia tăng kích thước của hợp tử.  Trong vòng 24 giờ sau khi hòa nhập của hai tiền nhân (mỗi tiền nhân đã tự nhân đôi DNA trước khi hoà nhập), hợp tử bắt đầu thực hiện một loạt lần phân bào gián phân liên tiếp nhau được gọi là sự phân cắt (cleavage). Sự phân bào này không kèm theo sự tăng trưởng của tế bào, vì thế những lần phân bào này sẽ làm cho một hợp tử to ban đầu trở thành nhiều tế bào con được gọi là nguyên bào phôi (blastomeres), trong lúc này phôi giống như một khối tế bào chưa có sự thay đổi về kích thước và vẫn còn được màng trong suốt bao bọc bên ngoài.Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  Ở lần phân bào đầu tiên, hợp tử được phân chia theo trục dọc thẳng góc với mặt phẳng xích đạo của hợp tử và chen qua các thể cực cầu. Những lần phân chia tiếp theo thường là không đồng thời và không cân đối. Lần phân chia thứ hai, thường hoàn tất trong khoảng 40 giờ sau thụ tinh, tạo thành 4 nguyên bào phôi có kích thước bằng nhau. Qua 3 ngày, phôi có từ 6 đến 12 tế bào, và sau 4 ngày, phôi có chứa khoảng 16 - 32 tế bào. Kể từ giai đoạn có 32 nguyên bào phôi, phôi có hình dạng giống như quả dâu và chính vì thế được gọi là Phôi dâu (morula). Phôi dâu có kích thước bằng với hợp tử lúc mới thụ tinh.  Sự phân tách các nguyên bào phôi thành các phôi bào (embryoblast) và các nguyên bào nuôi (trophoblast) xảy ra trong giai đoạn phôi dâu  Các tế bào của phôi dâu không chỉ sẽ là nguồn gốc của phôi và các màng gắn chặt với phôi, mà còn là nguồn gốc của nhau và một số cấu trúc liên quan. Các tế bào sẽ có những hướng phát triển khác nhau về sau cũng được tách biệt nhau dần trong suốt quá trình phân cắt. Trong quá trình này có hiện tượng tái sắp xếp của các tế bào để dẫn đến kết quả là tạo ra một khối tế bào tập trung ở trung tâm của phôi và số tế bào khác thì phân bố ở vùng ngoại vi. Người ta cho rằng có thể có sự dịch chuyển qua lại giữa hai khối tế bào. Tuy vậy, nói một cách tổng quát, khối tế bào trung tâm sẽ tạo thành phôi thật sự và vì vậy mà khối tế bào này được gọi là phôi bào. Còn lớp tế bào ở phía ngoài về sau chính là nguồn gốc nguyên thủy màng nhau và vì thế mà lớp tế bào này được gọi là nguyên bào nuôi.    Phôi dâu tạo ra một khoang có chứa dịch và sau đó được chuyển thành phôi nang (blastocyst)  Sau ngày thứ tư của quá trình phát triển, phôi nang, lúc này có chứa khoảng 30 tế bào, bắt đầu có hiện tượng hấp thu chất dịch. Lúc đầu, chất dịch này được chứa đầy trong các túi nội bào của các nguyên bào phôi, nhưng sau đó thì bắt đầu tích tụ ở giữa các tế bào. Trong lúc đó, các cấu trúc liên kết tế bào chuyên biệt còn được gọi là liên kết neo (tight junction) bắt đầu phát triển giữa các nguyên bào phôi, đặc biệt tại các tế bào ở lớp ngoài. Kết quả là, chất dịch vẫn tiếp tục đi vào trong phôi nang và tích tụ chủ yếu giữa khối tế bào ở lớp trong. Áp lực thủy tĩnh của chất dịch tích tụ càng lúc càng tăng, do đó trong phôi nang hình thành một khoang rộng chứa đầy dịch được gọi là khoang phôi nang (blastocyst cavity). Các phôi bào (khối tế bào ở bên trong) tạo thành một khối đặc ở hẳn về một phía của khoang này, trong khi đó các tế bào ở bên ngoài hay các nguyên bào nuôi thì tái tổ chức thành một lớp biểu mô lát đơn. Lúc này phôi được gọi là phôi nang (blastocyst). Phía phôi nang có chứa khối phôi bào được gọi là cực phôi (embryonic pole) của phôi nang, và cực đối diện với cực phôi được gọi là cực không phôi (abembryonic pole).   Phôi nang thoát khỏi màng trong suốt trước khi làm tổ  Phôi dâu di chuyển đến buồng tử cung vào khoảng ngày thứ 4 - 5 sau thụ tinh. Từ ngày thứ 5, phôi nang thoát ra khỏi màng trong suốt nhờ sự tác động của enzym tiêu hủy. Phôi nang lúc này bọc lộ hoàn toàn khối tế bào phôi nguyên thủy đang tiếp tục phân chia và có thể tiếp xúc trực tiếp với nội mạc tử cung.  Một khoảng thời gian ngắn sau khi lọt vào buồng tử cung, phôi nang dính chặt vào lớp biểu mô của nội mạc tử cung để bắt đầu giai đoạn làm tổ từ ngày thứ 6 đến ngàyEbook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  thứ 9 (lúc này các tế bào liên kết của lớp đệm nội mạc tử cung sẽ chịu sự biến đổi do sự hiện diện của phôi nang và sự tác động của progesteron do hoàng thể tiết ra bằng cách biệt hóa thành những tế bào chế tiết gọi là tế bào rụng. Phản ứng của lớp đệm được gọi là phản ứng màng rụng, phần này sẽ nêu lại trong bài sự làm tổ).  III. SỰ TẠO PHÔI HAI LÁ     Giai đoạn tạo phôi hai lá diễn ra trong tuần thứ 2 sau thụ tinh. Các nguyên bào nuôi sẽ biệt hóa tạo ra lá nuôi tế bào ở phía trong và lá nuôi hợp bào ở phía ngoài, trong khi đó mầm phôi sẽ biệt hóa tạo nên thượng bì phôi và hạ bì phôi. Trong tuần thứ hai còn có sự hình thành buồng ối, túi noãn hoàng và khoang đệm.Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  1. Khi phôi bắt đầu làm tổ, phần nguyên bào nuôi tiếp xúc với lớp đệm của nội mạc tử cung sẽ biệt hóa thành hai lớp: lớp trong, gọi là lá nuôi tế bào, được cấu tạo bởi những tế bào một nhân và giới hạn rõ và có nhiều hình ảnh phân bào; lớp ngoài, gọi là lá nuôi hợp bào, được cấu tạo bởi tế bào nhiều nhân và có ranh giới tế bào không rõ và không có hình ảnh phân bào. Lá nuôi hợp bào phát triển mạnh và tiến sâu vào nội mạc tử cung, nhờ vậy giúp phôi càng ngày càng tiến sâu vào nội mạc tử cung. Cứ như thế, phần nguyên bào nuôi dần dần sẽ biệt hóa hoàn toàn thành lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào khi phôi vùi hoàn toàn trong niêm mạc tử cung.  2. Cùng lúc hoặc thậm chí có thể trước khi phôi làm tổ, các tế bào của mầm phôi bắt đầu biệt hóa thành hai lớp: lớp tế bào bao bên ngoài có hình trụ gọi là thượng bì phôi hay ngoại bì nguyên thủy và lớp tế bào ở bên trong, tiếp xúc trực tiếp với khoang phôi nang, có hình vuông gọi là hạ bì phôi hay nội bì nguyên thủy. Do phôi có dạng hình cầu nên hai lá phôi này tạo thành một dĩa hình tròn dẹp gọi là dĩa phôi hai lá.     3. Sự hình thành buồng ối bên trong thượng bì phôi vào khoảng ngày thứ 8. Lúc đầu là sự xuất hiện của một khoang nhỏ rồi lớn dần và có tích tụ dịch. Lớp tế bào có nguồn gốc từ thượng bì phủ phần trần của buồng ối và tiếp giáp với lá nuôi sẽ trởEbook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  thành màng mỏng gọi là màng ối. Như vậy buồng ối có chứa nước ối được giới hạn bởi phần trần là màng ối và phần nền là thượng bì phôi.  4. Vào khoảng ngày thứ 9, từ hạ bì phôi có xuất hiện dòng tế bào thứ nhất lan xuống tạo nên một màng, gọi là màng Heuser, phủ mặt trong khoang phôi nang để hình thành nên túi noãn hoàng nguyên phát. Sau đó dòng tế bào thứ hai cũng từ hạ bì phôi phát triển để tạo thành một túi thứ hai, túi này đẩy túi noãn hoàng nguyên phát về phía cực đối phôi, gọi là túi noãn hoàng thứ phát. Túi noãn hoàng thứ phát còn gọi là túi noãn hoàng chính thức kể từ ngày thứ 13 của quá trình phát triển.  5. Sau khi túi noãn hoàng nguyên phát vừa tạo ra (nhưng trước khi xuất hiện dòng tế bào thứ hai từ hạ bì phôi phát triển tiếp), giữa màng Heuser và lớp lá nuôi tế bào có sự hình thành lớp mô lưới không có tế bào gọi là mô lưới ngoài phôi. Sau sự xuất hiện của mô lưới ngoài phôi, nhiều giả thuyết cho rằng các tế bào xuất phát từ phần rìa ở lớp thượng bì của dĩa phôi hai lá biệt hóa thành trung bì ngoài phôi. Các tế bào của trung bì ngoài phôi lan ra để tạo nên hai lớp: lớp thứ nhất bao phủ mặt ngoài màng Heuser và lớp thứ hai lợp mặt trong lá nuôi tế bào. Mô lưới ngoài phôi ở giữa hai lớp trung bì ngoài phôi dần dần bị tiêu biến và tích tụ dịch để hình thành khoang đệm hay khoang ngoài phôi (chorionic cavity).     Các tế bào của trung bì ngoài phôi không chỉ lan về phía cực không phôi để bao phủ mặt ngoài của màng Heuser và lợp mặt trong của lá nuôi tế bào mà còn lan rộng về phía buồng ối chen giữa màng ối và lá nuôi tế bào. Khoang đệm càng ngày càng lớn rộng và bao quanh túi noãn hoàng nguyên phát và thứ phát, và buồng ối, ngoại trừ tại vị trí trung bì ngoài phôi tạo nên lớp trung gian giữa dĩa phôi và lá nuôi tế bào. Phần trung bì ngoài phôi phủ mặt ngoài túi noãn hoàng gọi là trung bì noãn hoàng (hoặc còn gọi lá tạng của trung bì ngoài phôi), phủ mặt ngoài màng ối gọi là trung bì màng ối (còn gọi là lá thành của trung bì ngoài phôi), và phần lợp mặt trong lá nuôi gọi là trung bì lá nuôi. Còn phần trung bì ngoài phôi chỗ nối phôi với với lá nuôi được gọi là cuống phôi.Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  IV. SỰ TẠO PHÔI BA LÁ    Còn gọi là giai đoạn phôi vị. Ðây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển phôi do có nhiều biến đổi: từ phôi hai lá thành phôi ba lá, sự di chuyển của các tế bào từ các lá phôi, xác định trục đầu đuôi và các mặt phẳng đối xứng hai bên mà kết quả của sự biến đổi này là hình thành nên mầm các cơ quan tạo ra từ các lá phôi được xếp đặt vào những vị trí nhất định, rồi từ đó sẽ tiếp tục phát triển. Trong tuần thứ ba, ngoài sự tạo ra lá phôi thứ ba là trung bì (trong phôi), cùng với nội bì và ngoại bì, còn có sự hình thành dây sống.    Ngoại bì sẽ biệt hóa thành hệ thần kinh, da và các phần phụ thuộc da; nội bì sẽ biệt hóa thành biểu mô hô hấp, hệ tiêu hóa và tuyến tiêu hóa; trung bì sẽ cho ra các mô như mô cơ, mô liên kết, hệ tim mạch, các tế bào máu, tủy xương, hệ xương, cơ quan sinh dục và nội tiết, .  1. Vào khoảng ngày thứ 15, mặt lưng của thượng bì phôi có sự xuất hiện đường nổi lên dọc theo đường giữa của dĩa phôi, gọi là đường nguyên thủy. Nơi xuất phát đường nguyên thủy về sau trở thành cực đuôi của phôi, đường nguyên thủy tiến dần ra phía trước và có sự dịch chuyển của tế bào từ thượng bì phôi ở hai bên hướng vào đường giữa làm thành 2 gờ nổi, do đó đã tạo nên rãnh lõm xuống giữa hai gờ này, gọi là rãnh nguyên thủy, phần đầu rãnh nguyên thủy có hình bán khuyên và nhô cao hơn bờ của rãnh nguyên thủy, gọi là nút nguyên thủy và phần rãnh lõm sâu ngay dưới nút nguyên thủy được gọi là hố nguyên thủy. Ðầu tương lai của phôi sẽ hình thành ở phía trước hố nguyên thủy còn mặt thượng bì phôi hướng vào buồng ối sẽ trở thành lưng của phôi. Ðường nguyên thủy không chỉ xác định cực đuôi - đầu mà còn xác định hai mặt phẳng đối xứng hai bên phải - trái đối xứng nhau qua đường nguyên thủy.     2. Ngày thứ 16, các tế bào thuộc thượng bì phôi ở 2 gờ bên rãnh nguyên thủy tăng sinh trở thành tế bào dẹt và di chuyển qua rãnh nguyên thủy để đi xuống khoảng trốngEbook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  giữa thượng bì phôi và hạ bì phôi. Hiện tượng lộn vào của tế bào thượng bì phôi này được gọi là sự tạo phôi vị. Ðầu tiên là một số tế bào thượng bì phôi đi vào trong hạ bì phôi và dần dần thay thế hoàn toàn tế bào của hạ bì phôi để biến hạ bì phôi thành nội bì chính thức. Sau đó các tế bào thượng bì phôi tiếp tục tăng sinh và di chuyển qua đường nguyên thủy chen xuống khoảng giữa thượng bì phôi và nội bì chính thức mới vừa hình thành để tạo nên lá phôi thứ ba là trung bì trong phôi.     Các tế bào trung bì xuất phát từ rãnh nguyên thủy lan rộng ra hai bên và hướng ra phía đầu và đuôi phôi, một số tế bào vòng ra phía trước rồi sát nhập với nhau ở đường giữa tạo thành diện mạch. Những tế bào trung bì xuất phát từ hố nguyên thủy tiến về phía đầu phôi theo trục giữa tạo nên một khối tế bào dày đặc gọi là tấm trước sống, và sau đó tạo nên cấu trúc hình ống, gọi là ống nguyên sống, nằm ngay phía sau tấm trước sống vừa mới tạo ra trước đó. Có hai vị trí mà ở đó các tế bào trung bì không thể chen vào giữa mà phải vòng ra là màng hầu ở cực đầu và màng nhớp ở cực đuôi phôi do hai lá thượng bì và nội bì dính chặt vào nhau. Khi trung bì trong phôi hình thành xong thì thượng bì được gọi là ngoại bì. Như vậy phôi lúc này trở thành dạngEbook created by CLB195                                                           Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  đĩa phôi có 3 lá: ngoại bì, trung bì và nội bì, tất cả đều có nguồn gốc từ thượng bì phôi. Chỉ riêng tại màng hầu và màng nhớp không có trung bì.  Ðường nguyên thủy lúc đầu chiếm khoảng ? chiều dài của phôi nhưng sau đó thì rút ngắn lại theo hướng đầu - đuôi. Ðến khoảng ngày thứ 22 thì đường nguyên thủy chỉ còn 10 - 20% chiều đài của phôi và biến mất vào khoảng ngày thứ 26.     Sự rút ngắn của đường nguyên thủy về phía đuôi làm cho ống nguyên sống được kéo dài thêm về phía đuôi phôi.  Khoảng ngày thứ 18, phần bụng của ống nguyên sống dính vào nội bì bên dưới rồi nhập vào nội bì làm cho lòng ống của ống nguyên sống dần dần biến mất. Sự hoà nhập và tiêu biến của ống nguyên sống vào nội bì xảy ra theo hướng đầu - đuôi phôi và vì vậy phần còn lại của ống nguyên sống ngày càng rút ngắn lại, và tạo ra một ống thông tạm thời giữa túi noãn hoàng và buồng ối, gọi là ống thần kinh -ruột. Các tế bào tại vị trí sát nhập ống nguyên sống vào nội bì sau đó lại tăng sinh và nhô lên thành một cái máng có hai bờ nối tiếp với nội bì. Hai bờ máng từ từ khép lại tạo nên một dây tế bào đặc và nhô lên để tách rời nội bì. Dây tế bào này gọi là dây sống.Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Ở khoảng ngày thứ 16, ở phía đuôi phôi, từ thành sau của túi noãn hoàng, nội bì phát triển vào cuống phôi, tạo thành một túi thừa gọi là niệu nang. Niệu nang không có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của phôi.  V. SỰ BIỆT HÓA CỦA NGOẠI BÌ     1. Ở đầu tuần thứ 3, ngoại bì là một lá biểu mô dẹt, hơi rộng ở vùng đầu phôi và hẹp    ở vùng đuôi phôi và phủ mặt lưng của nội bì. Bờ rìa của ngoại bì tiếp giáp với    màng ối. Khi dây sống được hình thành xong sẽ kích thích phần ngoại bì ở phía    trên làm cho ngoại bì dày lên thành một tấm. Tấm này phát triển rộng ở phần đầu    và hẹp ở phần đuôi phôi, gọi là tấm thần kinh. Ðây là nguồn gốc của toàn bộ hệ    thần kinh về sau.Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Ðến cuối tuần thứ ba, tấm thần kinh lõm xuống phía trung bì ở đường giữa để tạo thành một rãnh hay máng gọi là rãnh thần kinh hay máng thần kinh. Các tế bào từ 2 bên bờ rãnh tăng sinh, di chuyển sang hai bên và tách rời khỏi rãnh để tạo ra hai dải tế bào gọi là mào thần kinh. Hai bờ rãnh thần kinh sau đó từ từ tiến lại gần nhau và hoà nhập vào nhau ở đường giữa. Nơi bắt đầu hòa nhập là vị trí tương ứng với vùng cổ tương lai, tức khoảng ngang đôi đốt nguyên thủy thứ tư của trung bì cận trục. Quá trình khép hai bờ rãnh thần kinh tiếp tục từ đây tiến dần về hai cực của phôi. Lúc này rãnh thần kinh trở thành một ống hở hai đầu, gọi là ống thần kinh. Hai lỗ hở ở hai đầu được gọi là lỗ thần kinh trước và lỗ thần kinh sau tương ứng với vị trí của lỗ ở phần đầu và phần đuôi phôi. Hai lỗ thần kinh trước và sau sẽ đóng kín vào ngày thứ 25 và 27 tương ứng. Do tấm thần kinh ở phía đầu rộng nên khi lỗ thần kinh trước đóng kín sẽ tạo thành những túi não, về sau sẽ tiếp tục biệt hóa và phát triển để tạo ra não bộ, còn phía đuôi hẹp hơn nên sau khi đóng kín, ống thần kinh ở vùng này sẽ tạo thành một ống hình trụ gọi là ống tủy, là nguồn gốc của tủy sống sau này. Khi ống thần kinh đã hình thành xong cũng là lúc ống này bắt đầu tách ra khỏi ngoại bì ở bề mặt và nằm hẳn trong trung bì (và như vậy được ngăn cách với ngoại bì bởi trung bì). Phần mào thần kinh ở hai bên ống thần kinh thì lúc đầu tạm thời nhập vào nhau ở đường giữa, về sau sẽ tách nhau ra và di chuyển về hai bên ống thần kinh trải dài từ túi não cho đến đuôi phôi. Mào thần kinh là nguồn gốc của các hạch thần kinh tủy não và thực vật, của các phó hạch, và của phần tủy của tuyến thượng thận, .  2. Hai mép của ngoại bì, chỗ ống thần kinh tách ra khỏi ngoại bì, sẽ dính lại tạo nên một lớp ngoại bì liền lạc. Phần ngoại bì không tham gia vào sự biệt hóa tạo ra tấm thần kinh sẽ biệt hóa thành ngoại bì da, nguồn gốc của biểu mô da và các phần phụ của da như lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi, tuyến bã và tuyến vú.  3. Ngoại bì còn là nguồn gốc của biểu mô giác quan như thính giác, khứu giác, võng mạc mắt; của biểu mô phủ phần trước khoang miệng, khoang mũi, các xoang và cácEbook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  tuyến phụ thuộc vào các biểu mô đó; của các biểu mô phủ các đoạn tận cùng của ống tiêu hóa, hệ tiết niệu và sinh dục.  VI. SỰ BIỆT HÓA CỦA TRUNG BÌ     Lúc ban đầu, trung bì trong phôi là một lớp tế bào mỏng và thưa thớt, nằm ở hai bên dây sống và chen vào giữa ngoại bì và nội bì, ngoại trừ hai vị trí màng hầu và màng nhớp. Vào khoảng ngày thứ 17, các tế bào trung bì nằm sát trục giữa tăng sinh tạo ra một khối mô dày đặc gọi là trung bì cận trục. Phần trung bì ở phía ngoài trung bì cận trục và gần với bờ dĩa phôi thì mỏng hơn gọi là trung bì bên, đây cũng là phần trung bì trong phôi tiếp nối với trung bì ngoài phôi của màng ối và túi noãn hoang đã được tạo ra từ trước. Phần trung bì nằm giữa trung bì cận trục và trung bì bên được gọi là trung bì trung gian.  1. Trung bì cận trục hình thành nên 2 cặp đốt nguyên thủy đầu tiên ở 2 bên ống thần kinh vào ngày thứ 20. Từ đó, mỗi ngày có 2 - 3 cặp đốt nguyên thủy được hình thành theo hướng đầu - đuôi phôi. Cứ như vậy tới cuối tuần thứ 5, có 42 - 44 đôi khúc nguyên thủy gồm : 4 đôi chẩm, 8 đôi cổ, 12 đôi lưng, 5 đôi thắt lưng, 5 đôi cùng, và 8 - 10 đôi cụt. Sự xuất hiện của các đốt nguyên thủy làm cho ngoại bì ở phía trên bị đẩy nhô lên có thể nhìn thấy được ở mặt lưng phôi. Cặp khúc nguyên thủy chẩm thứ nhất và 5 - 7 cặp khúc nguyên thủy cụt biến mất sớm ngay sau khi được hình thành. Mỗi khúc nguyên thủy có dạng hình khối vuông rỗng gồm có 4 thành: thành trong hướng về phía ống thần kinh, thành lưng hướng về phía ngoại bì da, thành ngoài hướng về trung bì trung gian, và thành bụng hướng về nội bì. Ðến tuần thứ 4, những tế bào ở phần thành bụng và thành ngoài của đốt nguyên thủy rời khỏi đốt nguyên thủy để tạo ra trung mô là nguồn gốc của mô liên kết chính thức, mô sụn, mô xương, máu và các mạch máu. Thành trong quặt về phía bụng và áp vào thành lưng để cùng với thành lưng của đốt nguyên thủy tạo thành đốt da - cơ. Các tế bào ở mỗi đốt cơ (thuộc thành trong) lan về phía bụng để biệt hóa tạo ra cơ vân của đoạn thuộc cặp đốt tương ứng.Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  Sau khi đốt cơ đã được tạo ra, các tế bào ở thành lưng của đốt nguyên thủy tạo nên đốt da, tách rời khỏi đốt cơ và phân tán ở ngay khu vực bên dưới ngoại bì da để sau đó biệt hóa tạo ra mô liên kết dưới da.  2. Trung bì trung gian được biệt hóa theo hướng khác với trung bì cận trục. Phần trung bì trung gian ở vùng cổ và vùng ngực tương lai sẽ tạo nên những khối tế bào cũng chia đốt gọi là đốt thận. Nhưng phần trung bì trung gian ở phần đuôi phôi lại tạo nên những dải mô không chia đốt gọi là dải sinh thận. Những đốt thận và dải sinh thận sẽ biệt hóa tạo nên hệ tiết niệu và một phần của hệ sinh dục. Trung bì trung gian còn là nguồn gốc của phần vỏ tuyến thượng thận.     3. Trung bì bên sẽ tách làm 2 lá: một lá dán vào ngoại bì và tiếp nối với trung bì màng ối, gọi là lá thành, một lá dán vào nội bì và tiếp nối với trung bì noãn hoàng ở rìa của dĩa phôi tạo nên lá tạng. Khoang ở giữa lá tạng và lá thành, gọi là khoang cơ thể, thông với khoang ngoài phôi ở bờ dĩa phôi. Khi phôi phát triển, khoang cơ thể sẽ được ngăn thành khoang màng phổi, khoang màng tim, khoang màng bụng.  4. Trong quá trình tạo phôi vị, một số tế bào của trung bì phát sinh từ đường nguyên thủy, sau khi lan rộng ra hai bên, tiến về phía đầu phôi phần phía trước màng họng, để tạo thành diện tim hay diện mạch. Vào khoảng giữa tuần thứ 3, ở diện mạch, các tế bào trung bì biệt hóa thành tế bào tạo máu và tạo mạch. Các tế bào này tập hợp thành từng đám hay dây tế bào bào gọi là những tiểu đảo tạo máu và tạo mạch. Ở mỗi đám, khoảng gian bào dần dần rộng ra và đẩy các tế bào xa nhau ra. Tế bào ở trung tâm của mỗi đám trở thành hình cầu và biệt hóa thành tế bào máu nguyên thủy. Còn các tế bào ở ngoại vi trở nên dẹt và biệt hóa thành tế bào nội mô mạch máu. Như vậy mỗi tiểu đảo tạo máu và tạo mạch sẽ tạo ra một ống nội mô chứa đầy tế bào máu nguyên thủy. Về sau do sự phát triển của tế bào nội mô, những ống nội mô lân cận thôngEbook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  thương với nhau, tạo ra một hệ thống mạch máu chứa tế bào máu. Tương tự như vậy, những tế bào máu nguyên thủy và mao mạch máu cũng được tạo ra đồng thời trong trung mô ngoài phôi của cuống phôi, của màng đệm, của các nhung mao màng đệm và của thành của túi noãn hoàng. Rồi sau đó mạch máu ngoài phôi sẽ tiếp nối với hệ thống mạch trong phôi.     Tim và các mạch máu lớn được tạo ra từ diện mạch, lúc ban đầu cũng là những ống nội mô. Về sau, do mô liên kết và mô cơ, được biệt hóa từ trung bì, đắp thêm vào mặt ngoài của ống nội mô để tạo nên thành của tim và của các mạch máu.    VII. SỰ BIỆT HÓA CỦA NỘI BÌ  Sau giai đoạn phôi vị, nội bì là một phần của thành túi noãn hoàng và tiếp giáp với nội bì noãn hoàng ở bờ của đĩa phôi. Ở mặt lưng, nội bì tiếp xúc với trung bì, ngoại trừ hai vị trí là màng hầu và màng nhớp. Nội bì phát triển và biệt hóa cho ra:Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     - Biểu mô phủ tai giữa, các xoang mặt và vòi Eustache  - Biểu mô tuyến của tuyến giáp, cận giáp và tuyến ức  - Biểu mô phủ và biểu mô tuyến của đường hô hấp từ họng đến phế nang  - Biểu mô phủ ống tiêu hóa, trừ biểu mô khoang miệng và đoạn thấp của ống hậu môn  - Biểu mô tuyến của các tuyến thuộc thành của các đoạn ống tiêu hóa như tuyến thực quản, tâm vị, môn vị, đáy vị, tuyến Lieberkuhn, Brunner; và các tuyến nằm ngoài đường tiêu hóa như gan, tụy, tuyến nước bọt (trừ tuyến mang tai)  - Biểu mô phủ bàng quang, một phần âm đạo, toàn bộ niệu đạo ở nữ nhưng chỉ một phần niệu đạo ở nam, trừ đoạn niệu đạo dương vật.    VIII. SỰ KHÉP MÌNH  Lúc mới được tạo ra, phôi là một tấm phẳng dạng đĩa tròn hoặc hơi bầu dục, dẹt gồm 2 lá phôi: thượng bì và hạ bì chồng lên nhau. Trong quá trình phát triển phôi vị, do sự phát triển ở vùng đầu phôi mạnh hơn ở vùng đuôi phôi, làm cho phôi có dạng hình trái lê dẹt. Sự hình thành của trung bì ở giữa ngoại bì và thượng bì tạo ra phôi có 3 lá chồng lên nhau. Sự khép mình sẽ biến đĩa phôi 3 lá dẹt 2 chiều thành một cơ thể 3 chiều hình ống đặc trưng của động vật có xương sống. Ðộng lực chính giúp cho phôi khép mình là sự khác biệt về tăng trưởng của các cấu trúc trong và ngoài phôi.Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  1. Phôi khép mình do sự tăng trưởng của các phần khác nhau:  Cuối tuần thứ 3, phôi vẫn còn là đĩa phôi ba lá hình bầu dục và dẹp. Sang tuần thứ 4, đĩa phôi tăng trưởng nhanh, nhất là chiều dài và khép mình lại do sự tăng trưởng không đồng bộ của các cấu trúc trong và ngoài phôi: đĩa phôi và túi ối tăng trưởng nhanh nhưng túi noãn hoàng thì hầu như không to thêm.  -    Sự phát triển mạnh theo chiều dài của ống thần kinh làm cho phôi cong lên thành     hình chữ C. Ðặc biệt là ở vùng đầu phôi, các túi não phát triển mạnh và nở to ra     làm cho đầu phôi gập về phía bụng. Do vậy, diện tim lúc đầu nằm ở phía trước     màng hầu, khi đầu phôi gập vào sẽ làm cho diện tim nằm ở phía sau màng hầu và     màng này cũng bị xoay một góc 180o quanh trục vuông góc với trục giữa của     phôi. Ðồng thời sự cong lên của đuôi phôi về phía bụng đã đưa cuống phôi có     chứa niệu nang về phía túi noãn hoàng đang bị thu hẹp vào thân phôi.     - Ở hai bên ống thần kinh, các đốt nguyên thủy của trung bì cận trục cũng phát triển mạnh cùng với sự phát triển của buồng ối làm cho phôi gấp lại ở hai bên sườn nhờ trục là ống thần kinh, dây nguyên sống, và các đốt nguyên thủy. Các bờ 2 bên đĩa phôi khép lại ở phía bụng cùng với sự khép lại theo hướng đầu đuôi nêu trên làm cho túi noãn hoàng bị thu hẹp lại thành một ống hẹp, gọi là ống noãn hoàng. Tại vị trí đầu phôi, hai bờ rìa của phôi khép lại và dính lại, cứ như vậy hai bờ rìa của phôi tiếp tục khép dần xuống phía rốn. Khi các bờ này dính lại với nhau thì ngoại bì, trung bì và nội bì của 2 bên cũng nối với nhau tương ứng. Kết quả này làm cho phôi trở thành một ống gồm ba lớp: lớp ngoài là ngoại bì bao bọc mặt ngoài toàn bộ phôi, ngoại trừ vùng rốn nơi có túi noãn hoàng và cuống phôi; trung bì và nội bì.Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     2. Nội bì khép lại tạo nên ruột nguyên thủy là ống ruột kín gồm ruột trước và ruột sau do sự khép lại của phôi ở vùng đầu, đuôi và hai bên. Lúc đầu, ở khu vực giữa hở rộng do thông thương với túi noãn hoàng. Về sau, khi hai mép nội bì ở đoạn này dần dần khép lại, đoạn ruột ở đây sẽ trở thành dạng ống thông thương với túi noãn hoàng qua ống noãn hoàng mà thôi. Ðầu trên của ống ruột có màng hầu sẽ trở thành miệng vào khoảng tuần thứ 4, còn đầu dưới của ống ruột có màng nhớp sẽ tạo nên hậu môn và lỗ tiểu trong tuần thứ 7.Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  3. Khi cuống phôi bị đưa về phía túi noãn hoàng thì trung bì cuống phôi sát nhập vào trung bì noãn hoàng và bao quanh ống noãn hoàng. Cuống phôi và ống noãn hoàng tạo thành dây rốn nối phôi với nhau và được bao bọc bên ngoài là màng ối. Nơi dây rốn dính vào phôi gọi là rốn phôi.  4. Buồng ối tiếp tục phát triển rộng ra và chứa đựng toàn bộ phôi.  Tài liệu tham khảo:  1. Phạm Phan Ðịch (1998). Phôi thai học người. Trường Ðại học Y Hà nội  2. Larsen William J. (1993). Human Embryology           Câu hỏi lượng giá:         1. Màng ối được hình thành và biệt hóa từ             A. Nguyên bào phôi             B. Hạ bì phôi             C. Trung bì ngoài phôi             D. Thượng bì phôi             E. Nguyên bào nuôi         2. Túi noãn hoàng chính thức             A. Có nguồn gốc từ túi noãn hoàng nguyên thủy             B. Là túi noãn hoàng nguyên thủy đổi tên             C. Tạo thành từ sự tăng sinh và di chuyển của các tế bào từ hạ bì             D. Có thành là màng Heuser và hạ bì phôi             E. Thường tồn tại cho đến khi sinh         3. Phôi làm tổ được nhờ vào             A. Lá nuôi hợp bào             B. Lá nuôi tế bào             C. Nguyên bào nuôiEbook created by CLB195                                                      Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn            D. Nguyên bào phôi            E. Thượng bì phôi        4. Phôi thường làm tổ ở giai đoạn            A. Phôi dâu            B. Phôi nang            C. Phôi vị            D. Phôi thần kinh            E. Phôi khép mình        5. Giai đoạn Phôi vị được khởi đầu bằng            A. Sự hình thành của đường nguyên thủy            B. Hạ bì trở thành nội bì            C. Trung bì trong phôi hình thành            D. Thượng bì được đổi thành ngoại bì            E. Phôi vừa làm tổ xong                                 SỰ LÀM TỔ   Mục tiêu:  1.   Nêu được những thay đổi của nội mạc tử cung trong giai đoạn phôi làm tổ  2.   Nêu được những thay đổi của phôi trong giai đoạn phôi chuẩn bị làm tổ  3.   Nêu được sự thay đổi của lá nuôi trong quá trình phát triển của phôi  4.   Nêu được sự thay đổi của màng nhau trong quá trình phát triển của phôi  5.   Nêu được thành phần và chức năng của nước ối  6.   Nêu được đặc điểm cấu tạo và chức năng của bánh nhau  7.   Nêu và giải thích được những trường hợp bất thường làm tổEbook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn      Sự làm tổ là quá trình phôi tự vùi mình vào nội mạc tử cung để tiếp tục phát triển. Ở người, phôi thường làm tổ vào khoảng ngày thứ 6 - 7 sau thụ tinh, tương ứng với khoảng ngày thứ 21 của chu kỳ kinh. Lúc này, niêm mạc tử cung đang ở kỳ trước kinh (hay kỳ chế tiết), và phôi đang ở giai đoạn phôi nang. Phôi làm tổ được là nhờ vào những thay đổi trong nội mạc tử cung của mẹ và của bản thân phôi nang.  I. NHỮNG THAY ÐỔI CỦA NỘI MẠC TỬ CUNG          Trong kỳ trước kinh, nội mạc tử cung có những biến đổi quan trọng nhằm chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi. Nội mạc tử cung dày lên khoảng 5mm do sự phát triển của lớp đệm và tuyến tử cung. Các tuyến tử cung trở nên cong queo, các tế bào tuyến bắt đầu tích lũy glycogen và sau đó tăng chế tiết chất nhầy chứa nhiều glycogen vào lòng tuyến, làm cho tuyến trở nên dãn rộng. Trong lớp đệm của nội mạc tử cung, các tế bào liên kết cũng có hiện tượng tăng sinh, tích lũy nhiều glycogen trong bào tương và biến đổi thành những tế bào hình đa diện gọi là tế bào rụng. Các mạch máu trong lớp đệm tăng phân nhánh để tạo ra nhiều mao mạch. Các mao mạch sau đó trương to lên, tính thấm thành mạch gia tăng làm cho lớp đệm nội mạc tử cung bị phù nề.           Kỳ trước kinh còn được gọi là kỳ chế tiết hay kỳ hoàng thể. Trong trường hợp không có sự thụ tinh thì hoàng thể sẽ thoái hóa vào đầu chu kỳ kinh kế tiếp, còn trong trường hợp có thụ tinh và phôi làm tổ, nhờ HCG do các tế bào của lá nuôi hợp bào tiết ra (chính vì thế người ta dùng test tìm HCG để xác định có thai) giúp hoàng thể duy trì khả năng chế tiết progesteron và estrogen cho đến khoảng tháng thứ 5 - 6 của thai kỳ mới bắt đầu thoái hóa.            Tế bào rụng và khoảng gian bào của lớp đệm nội mạc tử cung bị phù nề do chứa dịch thoát mạch là những biến đổi đặc trưng khi có sự làm tổ của phôi, còn gọi là phản ứng màng rụng. Lúc đầu phản ứng màng rụng xảy ra ở ngay vùng phôi làmEbook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn              Sau khi phôi làm tổ và tiếp tục phát triển, màng rụng được phân biệt thành 3 vùng khác nhau: màng rụng đáy (decidua basalis) là phần màng rụng bao quanh cực phôi, và đây cũng chính là phần nhau thuộc mẹ cùng với phần nhau thuộc con tạo nên bánh nhau; màng rụng bao (decidua capsularis) là phần màng rụng được tạo thành do sự tái tạo lớp đệm của nội mạc tử cung nơi phôi nang đã lọt qua trong quá trình làm tổ; màng rụng thành (decidua parietalis) là phần màng rụng còn lại.Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     II. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG PHÔI NANG             Phôi nang lúc chuẩn bị làm tổ có cấu tạo gồm mầm phôi là những nguyên bào phôi tập trung ở một phía gọi là cực phôi, và lớp tế bào bao bọc bên ngoài mầm phôi và khoang phôi nang, là những nguyên bào nuôi. Khi phôi bắt đầu làm tổ, phần nguyên bào nuôi tiếp xúc với lớp đệm của nội mạc tử cung sẽ biệt hóa thành hai lớp: lớp trong, gọi là lá nuôi tế bào, được cấu tạo bởi những tế bào một nhân, có ranh giới tế bào rõ và thường có hình ảnh phân bào; lớp ngoài, gọi là lá nuôi hợp bào, được cấu tạo bởi tế bào nhiều nhân, có ranh giới tế bào không rõ và không bao giờ có hình ảnh phân bào.            Lá nuôi hợp bào phát triển mạnh, chế tiết enzym tiêu hủy các thể liên kết tế bào của biểu mô nội mạc tử cung rồi tiến sâu vào lớp đệm nội mạc tử cung, tiếp tụcEbook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn            Vào khoảng ngày thứ 9, khi phôi vừa vùi hoàn toàn trong lớp đệm của nội mạc tử cung, nội mạc chỗ phôi vùi vào bị che phủ bởi một lớp tơ huyết, gọi là nút làm tổ. Ở cực phôi, lá nuôi hợp bào phát triển mạnh và bắt đầu có xuất hiện những hốc trong lá nuôi hợp bào.          Khoảng ngày thứ 11, phôi hoàn toàn nằm trong nội mạc tử cung. Nút làm tổ được biểu mô hóa do tế bào biểu mô nội mạc tử cung tăng sinh và lan dần ra phủ bề mặt vết sẹo. Ở cực phôi, lá nuôi hợp bào tiếp tục tiến sâu vào lớp đệm nội mạc tử cung, nơi có nhiều mao mạch máu xung huyết. Các mao mạch xung huyết này bị dãn nhiều hơn và trở thành mao mạch kiểu xoang. Do sự phá hủy của các enzym tiết ra từ lá nuôi tế bào, các mao mạch kiểu xoang bị xuyên thủng và do đó máu mẹ tràn vào trong các hốc nằm trong lá nuôi hợp bào tạo nên cấu trúc gọi là hồ máu. Như vậy, máu mẹ đã tiếp xúc trực tiếp với phôi tại các hốc trong lá nuôi hợp bào, đây là sự khởi đầu cho tuần hoàn tử cung - nhau.  Vị trí phôi làm tổ            Phôi nang thường làm tổ ở mặt trước phần đáy của tử cung. Nếu phôi làm tổ ở phần thấp phía dưới thì khi bánh nhau phát triển dễ dẫn đến nhau tiền đạo, tùy theo mức độ che lấp lỗ trong cổ tử cung mà người ta gọi là nhau bám mép, nhau tiền đạo một phần hay toàn phần.         Phôi có thể làm tổ ở ngoài tử cung, trong trường hợp này gọi là thai lạc chỗ hay thai ngoài tử cung. Khoảng 90% thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi trứng, ít hơn làEbook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Sự phát triển tiếp theo của lá nuôi             Ở cuối tuần thứ hai sự thông thương giữa xoang mạch máu mẹ và các hồ máu tiếp tục phát triển, lá nuôi tế bào tăng sinh để tạo ra những nhú phát triển về phía lá nuôi hợp bào nằm chen giữa các hồ máu hình thành nên nhung mao lá nuôi nguyên phát hay gai nhau bậc I. Gai nhau bậc I gồm trục lá nuôi tế bào và bao phủ bên ngoài là lá nuôi hợp bào.         Ðầu tuần thứ ba trung bì ngoài phôi tăng sinh và phát triển vào bên trong các gai nhau bậc I để đội lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào lên và trở thành trục của gai nhau, gọi là gai nhau bậc II (nhung mao đệm thứ phát).Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn          Cuối tuần thứ ba, các tế bào trung mô của trung bì ngoài phôi biệt hóa thành các mao mạch và mô liên kết thưa trong gai nhau bậc II và thông nối với các hệ thống mạch máu trong phôi. Gai nhau bậc II có chứa các mao mạch gọi là gai nhau bậc III hay nhung mao đệm vĩnh viễn. Từ sự hình thành gai nhau bậc III, tuần hoàn tử cung - nhau được thiết lập. Các chất dinh dưỡng, chất khí và nước từ máu mẹ sang máu thai nhi phải vượt qua 4 lớp: tế bào nội mô mao mạch, mô liên kết thưa trong gai nhau, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào.    III. MÀNG NHAU         Sau khi hình thành gai nhau bậc III, toàn bộ mặt ngoài của phôi đều có gai nhau nhưng sau đó các gai nhau tiêu biến dần ở cực không phôi, do đó vùng màng đệm ( là cấu trúc tạo nên do trung bì lá nuôi dính vào lớp lá nuôi tế bào)này trở nên trơn nhẵn, gọi là màng đệm trơn. Phần màng đệm có gai nhau phát triển về phía màng rụng đáy gọi là màng đệm gai nhau.         Khoang ối lúc đầu là khoang nhỏ ở mặt lưng của phôi, càng về sau khoang ối càng phát triển mở rộng ra trở thành túi bao kín toàn bộ phôi. Trong khoang ối phôi được treo lơ lửng và tắm mình trong nước ối. Nước ối ngày càng nhiều, màng ối càng dãn rộng và tiến sát vào màng đệm trơn để cuối cùng trung bì màng ối dán vào màng này. Vậy, khoang đệm (khoang ngoài phôi) càng lúc càng hẹp sau đó biến mất. Màng đệm trơn bao bọc mặt ngoài màng ối và dính vào màng ối để tạo ra màng kép gọi là màng đệm ối hay màng nhau.  IV. NƯỚC ỐI          Lúc đầu nước ối có lẽ do các tế bào màng ối tiết ra, nhưng sau đó có thể từ huyết thanh mẹ ngấm qua (do nồng độ các chất hòa tan trong nước ối và huyết thanh mẹ giống nhau). Lượng nước ối tăng dần, trung bình có khoảng 1000ml nước ối vào cuối thai kỳ. Mỗi ngày thai nhi có thể nuốt vào 500ml nuớc ối và bài tiết qua đường tiểu, ngoài ra lượng lớn nước ối được trao đổi hai chiều giữa mẹ và con qua hàng rào nhau.  Chức năng của nước ối:  1. Chức năng cơ học: che chở và đệm cho thai nhi không bị tác động bởi lực cơ học    bên ngoài, không cho thai nhi dính vào màng ối, cho phép thai nhi cử động tự do    và phát triển cân xứng trong tử cung.  2. Chống khô và điều hòa nhiệt độ cho thai nhi.  3. Giữ cân bằng lượng nước trong phôi thai.  Nước ối còn được sử dụng rất phổ biến trong các trường hợp cần chẩn đoán trước sinhEbook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     V. NHAU Gồm hai phần:  -        Nhau thuộc con có nguồn gốc từ màng đệm gai nhau  -        Nhau thuộc mẹ do màng rụng đáy tạo thành      Từ tháng thứ hai, những gai nhau bậc III phát triển mạnh tiến sâu vào nội mạc thân tử cung phân nhánh rất nhiều lần từ thân chính.         Từ tháng thứ tư, lớp lá nuôi tế bào ở gai nhau bậc III thoái triển dần và cuối cùng còn tồn tại dưới dạng các đám tế bào nhỏ nằm rải rác trên thân gai nhau. Lúc này, mỗi nhánh của gai nhau được cấu tạo bởi trục là mô liên kết chứa mạch máu và bao phủ bên ngoài là lớp lá nuôi hợp bào,         Khi sanh nhau có dạng hình dĩa, đường kính 15 - 20 cm, dày 2-3 cm, trọng lượng trung bình khoảng 500g hoặc khoảng 1/6 trọng lượng thai nhi. Nhau có hai mặt, mặt mẹ gồ ghề có nhiều múi nhau, mặt con trơn láng có màng ối phủ ngoài và dây rốn thường cắm vào giữa nhau, từ đó tỏa ra nhiều mạch máu.  Chức năng của nhau          Trao đổi chất: chất dinh dưỡng, 02, CO2     1.     2. Chế tiết hormone: HCG (Human Chorionic Gonadotropin), Estrogen và        Progesteron.     3.   Miễn dịch: cung cấp kháng thể IgG cho thai nhiEbook created by CLB195          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  VI. DÂY RỐN  Trong quá trình khép mình, cuống phôi chứa niệu nang nằm ở cực đuôi phôi dần dần chuyển về phía mặt bụng và tiến gần đến ống noãn hoàng.  Từ đầu tháng thứ hai, do sự phát triển của buồng ối, cuống phôi và ống noãn hoàng nhập vào nhau. Lúc đó dây rốn có cấu tạo gồm trung bì của cuống phôi bao quanh ống noãn hoàng và được bao bọc bên ngoài bởi màng ối.  Bên trong màng ối, trung bì biệt hóa thành mô liên kết nhầy còn gọi là chất đông Wharton. Dây rốn chứa hai động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn được biệt hóa từ trung bì tại chỗ. Túi noãn hoàng và niệu nang (đoạn ngoài phôi) được chứa trong đoạn đầu của dây rốn sẽ bị thoái hóa sau đó.  Lúc sinh dây rốn có đường kính khoảng 2cm và dài khoảng 50cm.  VII. ÐA THAIEbook created by CLB195                                                           Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Thường gặp nhất là song thai. Song thai được chia làm 2 loại: song thai thật và song thai giả. Song thai thật còn gọi là sinh đôi cùng trứng, song thai giả còn gọi là sinh đôi khác trứng.  Sinh đôi cùng trứng có kiểu di truyền hoàn toàn giống nhau và tùy thuộc sự phân tách của phôi bào ở giai đoạn nào mà các cấu trúc của phôi như các lá phôi, màng ối, dây rốn và bánh nhau có thể dính chung hoặc tách riêng biệt nhau. Ðặc biệt đối với các lá phôi vì sự phân tách không trọn vẹn hoặc ở giai đoạn muộn sẽ dẫn đến song thai dính.  Song thai giả có kiểu di truyền khác nhau vì vậy có thể giống hoặc khác nhau về giới tính, trong khi bánh nhau, dây rốn và màng ối thì hoàn toàn khác nhau.         Câu hỏi lượng giá:         1. Phôi thường bắt đầu làm tổ vào ngày thứ:             A.          4-5 sau thụ tinh            B.          6-7 sau thụ tinh            C.          9 sau thụ tinh            D.          10 sau thụ tinh            E.          Tất cả đều saiEbook created by CLB195                                                 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  2. Phôi thường làm tổ xong vào ngày thứ:     A.          6-7 sau thụ tinh    B.          9-10 sau thụ tinh    C.          12 sau thụ tinh    D.          13-14 sau thụ tinh    E.          15 sau thụ tinh  3. Lá nuôi của phôi là cấu trúc:     A.          Ðược tạo thành từ ngàythứ 9 sau thụ tinh    B.          Tạo thành hàng rào nhau thai    C.          Tạo tế bào máu nguyên thủy    D.          Tạo thành màng rụng    E.          Tạo nên một phần cuống phôi  4. Gai nhau thứ cấp (bậc 2) được cấu tạo bởi:     A.          Lá nuôi hợp bào, lá nuôi tế bào và trung bì ngoài phôi    B.          Chỉ có lá nuôi tế bào và trung bì ngoài phôi    C.          Lá nuôi tế bào, trung bì ngoài phôi và một ít mạch máu    D.          Lá nuôi tế bào, trung bì ngoài phôi và màng rụng đáy    E.          Tất cả đều sai  5. Nhau có cấu tạo gồm:    A. Màng đệm gai nhau và màng rụng thành    B. Màng đệm gai nhau và màng rụng bao    C. Màng đệm gai nhau và màng rụng đáy    D. Màng đệm trơn và màng rụng đáy    E. Màng đệm trơn và màng rụng thành.          SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIM MẠCH          I. ÐẠI CƯƠNG          II. PHÁT TRIỂN CỦA TIM               1/ Phát triển theo chiều dài và gấp khúc               2/ Phát triển không đồng đều các buồng tim               3/ Ngăn các buồng tim          III. PHÁT TRIỂN CỦA ÐỘNG MẠCH                    1/ Phát triển của các cung động mạch chủ                    2/ Phát triển của các động mạch gian đốt                    3/ Phát triển của các động mạch rốn, động mạch các chi                       và não.Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn                IV. PHÁT TRIỂN CỦA TĨNH MẠCH                      1/ Tĩnh mạch noãn hoàng                      2/ Tĩnh mạch rốn                      3/ Tĩnh mạch chính chung                V. TUẦN HOÀN NHAU THAI VÀ SAU KHI RA ÐỜI                      1/ Tuần hoàn nhau thai                      2/ Tuần hoàn sau khi ra đời                VI. PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG                      1/ Phát triển bất thường của tim                      2/ Phát triển bất thường của động mạch, tĩnh mạch  I. ÐẠI CƯƠNG:  Hệ tim mạch là cơ quan trong phôi hoạt động sớm nhất; máu bắt đầu lưu thông ở cuối tuần thứ ba. Phôi trong giai đoạn sớm có đủ chất dinh dưỡng là nhờ sự thẩm thấu từ các mô bao quanh, nhưng vì phôi lớn rất nhanh nên đòi hỏi phải có một phương thức cung cấp năng lượng và loại bỏ chất thải một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, hệ tim mạch phát triển rất sớm và trở thành cơ quan cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho phôi.  Dấu hiệu hình thành tim sớm nhất vào đầu tuần thứ ba, đó là sự xuất hiện của cặp ống tim nội mô. Sau đó, cặp dây này tạo lòng, rồi hoà nhập vào nhau để hình thành một ống tim duy nhất. Lúc này, tim chưa có buồng rõ rệt cũng như các cơ tim chưa biệt hoá hoàn toàn nhưng tim đã bắt đầu hoạt động (ngày 21).Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Hệ tim mạch hình thành từ mô nguyên bào sinh mạch [1], một mô có nguồn gốc từ trung mô. Các mạch máu ban đầu không thể phân biệt được tĩnh mạch và động mạch, các mạch máu được định danh là nhờ vào mối quan hệ với tim (phía đầu phôi là cực động mạch và phía đuôi phôi là cực tĩnh mạch) và nhờ vào hoạt động (dẫn máu đi hay đem máu tới) được hình thành sau đó.  II. PHÁT TRIỂN CỦA TIM:  Trong quá trình tạo phôi vị, trung bì bên phát triển hướng về phía đầu phôi, phía trước tấm trước dây sống tạo thành diện sinh tim [2] có hình cung. Sau đó, diện sinh tim tách thành hai lá thành và tạng, tạo thành khoang ngoài màng tim, thông nối với khoang ngoài phôi. Do kích thích của nội bì bên dưới, các tế bào của lá tạng sinh sản nhanh chóng tạo thành dây, sau đó tạo lòng để thành hai cặp ống tim nội mô nằm riêng rẽ ở hai bìa của phôi.Ebook created by CLB195                                                       Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Nhờ quá trình khép mình của phôi (hai bên gấp về hướng bụng)      mà hai ống tim ở hai bên tiến sát vào nhau rồi trở thành một ống duy nhất nằm ở mặt bụng của ruột trước. Cũng nhờ quá trình khép mình của phôi (đầu gập vào thân một góc 1800 quanh trục phải-trái) mà diện sinh tim lúc đầu ở phía trước trở thành phía sau của tấm trước dây sống.Ebook created by CLB195                                                         Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Như vậy, lúc này tim là một ống thẳng, và vào khoảng cuối tuần 4, ống tim gồm 5 đoạn: hành động mạch chủ [3], hành tim [4], tâm thất nguyên thủy [5], tâm nhĩ nguyên thủy [6] và xoang tĩnh mạch [7] theo thứ tự từ trên xuống dưới (hướng đầu- đuôi). Về phía đầu, hành động mạch chủ tiếp nối với rễ động mạch chủ bụng và về phía đuôi, xoang tĩnh mạch nhận máu từ các cặp tĩnh mạch noãn hoàng, tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch chính chung. Xoang tĩnh mạch gồm hai sừng nên mỗi bên sừng sẽ nhận ba tĩnh mạch riêng rẽ của ba cặp tĩnh mạch nói trên.  Ðể có hình dáng của tim trong tương lai, ống tim trải qua 3 quá trình chính:       1/ Phát triển theo chiều dài và sau đó gấp khúc       2/ Phát triển không đồng đều các buồng tim       3/ Ngăn các buồng timEbook created by CLB195                                                      Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     1. Phát triển chiều dài và gấp khúc của ống tim: Tim được cố định hai đầu bằng mạc treo tim lưng nên khi ống tim dài ra, ống tim sẽ bị gấp khúc lạiEbook created by CLB195                                                            Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn      tại hai vị trí: vị trí thứ nhất nằm giữa hành tim - tâm thất nguyên thủy và vị trí thứ hai nằm giữa tâm thất nguyên thủy - tâm nhĩ nguyên thủy. Về sau, hành tim phát triển thành tâm thất phải, tâm thất nguyên thủy phát triển thành tâm thất trái.     Cũng nhờ quá trình gấp khúc, nên hành tim và tâm thất nguyên thủy dần dần di chuyển về phía bụng - đuôi và hơi lệch sang phải, ngược lại tâm nhĩ nguyên thủy và xoang tĩnh mạch lại di chuyển về hướng lưng - đầu và hơi lệch trái.Ebook created by CLB195                                                     Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     2. Sự phát triển không đồng đều của các buồng tim                                                                  [8] Hành động mạch chủ: phát triển thành thân và nón động mạch         , là nơi nối liền giữa động mạch chủ và động mạch phổi với hai tâm thất.Ebook created by CLB195                                                       Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Hành tim: phát triển mạnh thành tâm thất phải.  Tâm thất nguyên thủy: phát triển thành tâm thất trái và đoạn nằm giữa tâm thất nguyên thủy với hành tim trở nên hẹp tương đối do đó trở thành lỗ liên thất.  Tâm nhĩ nguyên thủy: phát triển sang hai bên và bao phủ lên đoạn trên của hành tim. Ðoạn nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất nguyên thủy trở thành ống nhĩ thất chung [9].  Xoang tĩnh mạch gồm hai sừng trái và phải. Trong quá trình phát triển, sừng trái gần như bị tiêu biến đi và trở thành xoang vành [10] để dẫn lưu máu của cơ tim, chỉ còn sừng phải tăng kích thước khá lớn. Sừng phải sau đó sát nhập một phần vào tâm nhĩ nguyên thủy (nơi sẽ trở thành tâm nhĩ phải) để trở thành nơi nhận máu của tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch vành.Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  3. Quá trình ngăn các buồng tim:  Quá trình ngăn ống nhĩ thất chung: cuối tuần thứ tư, trong lòng ống nhĩ thất xuất hiện một vách ngăn chia ống nhĩ thất thành hai buồng trái và phải. Ở mỗi bên, có sự tăng sinh của trung mô tại chỗ rồi lại thoái biến một phần để tạo thành van ba lá [11] bên phải (ngăn tâm thất và tâm nhĩ bên phải) và van hai lá [12] ở bên trái (ngăn tâm thất và tâm nhĩ bên trái).  Quá trình ngăn buồng nhĩ: gồm hai giai đoạn:     Giai đoạn đầu là quá trình hình thành vách nguyên phát [13] phát triển từ trên xuống dưới chia buồng nhĩ thành nhĩ phải và trái, trên vách có lỗ thủng được gọi là lỗ nguyên phát [14]. Sau đó, lỗ nguyên phát được bịt kín bởi vách nguyên phát. Tuy nhiên, trước khi lỗ nguyên phát bị bịt kín hoàn toàn thì phần trên của vách nguyên phát bị thoái hoá tạo thành lỗ thứ phát [15].        Giai đoạn tiếp theo là sự xuất hiện của vách thứ phát cũng phát triển từ trên xuống và nằm bên phải của vách nguyên phát. Vách thứ phát che dần lỗ thứ phát làm cho lỗ này trở thành một khe hẹp có hướng từ phải sang trái và từ dưới lên trên và được gọi là lỗ bầu dục [16]. Trong lúc này, vách nguyên phát vẫn tiếp tục thoái hoá phần trên cao chỉ để lại phần dưới và trở thành van lỗ bầu dục.Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Quá trình ngăn buồng thất: tâm thất phải (hành tim) và tâm thất trái (tâm thất nguyên thủy) được ngăn cách nhau bởi vách liên thất tạo thành từ: (1) khối trung mô phát triển từ vùng giữa hai cấu trúc này (tạo ra đoạn cơ của vách liên thất); (2) vách ngăn ống nhĩ thất; và (3) hành động mạch chủ.  Quá trình ngăn hành động mạch chủ (thân-nón động mạch): việc ngăn hành động mạch chủ nhằm mục đích tạo ra hai ống động mạch, trong đó ống bên phải (động mạch phổi) phải thông với hành tim (thất phải) và ống bên trái (động mạch chủ) phải thông với tâm thất nguyên thủy (thất trái). Quá trình ngăn này do sự hình thành của một vách ngăn xoắn.Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     III. PHÁT TRIỂN CỦA ÐỘNG MẠCH:  Vào ngày thứ 17, trung bì lá tạng của túi noãn hoàng tụ lại tạo nên đảo máu[17]. Vào ngày thứ 18, sự tạo mạch bắt đầu, trung bì lá tạng biệt hoá thành tế bào nội mô và tạo thành dây sinh mạch. Dây sinh mạch sau đó hội tụ, tăng sinh và tạo lòng để trở thành hệ mạch máu của phôi.  1. Phát triển của các cung động mạch chủ:  Khi tim còn là ống tim nội mô, phần hành động mạch chủ được tiếp nối bởi rễ động mạch chủ bụng. Ðộng mạch này sau đó phát triển hướng về đuôi phôi để tạo nên động mạch chủ lưng. Khi phôi khép mình, đôi động mạch chủ lưng tiến sát vào nhau ở mặtEbook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Ở người:  - Cung động mạch thứ nhất trở thành động mạch hàm trong.  - Cung thứ hai thành động mạch xương móng và xương bàn đạp.  - Cung thứ ba tạo thành đoạn gần của động mạch cảnh trong.  - Cung thứ tư góp phần tạo thành quai động mạch chủ.  - Cung thứ năm không phát triển.Ebook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn  - Cung thứ sáu phát triển thành ống động mạch[19] thông nối giữa động mạch phổi và động mạch chủ.  2. Phát triển của các động mạch gian đốt:  Các động mạch gian đốt là các nhánh của động mạch chủ lưng (gồm động mạch tạng bụng, tạng bên và tạng lưng) tưới máu cho ruột nguyên thủy, trung bì trung gian và ống, mào thần kinh.  3. Phát triển của các động mạch rốn, động mạch các chi và động mạch não.    IV. PHÁT TRIỂN CỦA TĨNH MẠCH:  Vào tuần thứ tư, có ba cặp tĩnh mạch đổ vào tim:          1/ Cặp tĩnh mạch noãn hoàng [20] dẫn máu từ túi noãn hoàng vào xoang tĩnh mạch. Vì các tĩnh mạch này đi qua vách ngang [21] nên chúng thông nối với đám rối dây tạo gan nằm trong vách ngang để phát triển thành hệ tĩnh mạch gan và hệ tĩnh mạch cửa.        2/ Cặp tĩnh mạch rốn [22] dẫn máu có oxy từ bánh nhau đổ vào tim. Ngành phải và một phần ngành trái của tĩnh mạch rốn (phần nằm giữa gan và xoang tĩnh mạch) dần dần thoái hoá và biến mất, do đó chỉ còn một phần còn lại của ngành trái thực sự dẫn máu vào tim. Cùng lúc đó, bên trong gan xuất hiện một ống thông rộng, gọi là ống tĩnh mạch [23], nối tĩnh mạch rốn với tĩnh mạch chủ dưới. Ống tĩnh mạch đóng vai trò một đường vòng qua gan cho phép máu từ nhau đổ thẳng vào tim. Sau sanh, tĩnh mạch rốn và ống tĩnh mạch trở thành dây chằng.      3/ Ba tĩnh mạch chính chung [24] dẫn lưu toàn bộ máu của phôi. Tĩnh mạch chính trước và sau dẫn lưu máu cho phần đầu và đuôi của phôi.  V. TUẦN HOÀN NHAU THAI VÀ SAU KHI RA ÐỜI  1. Tuần hoàn nhau thai:  Máu từ bánh nhau theo tĩnh mạch rốn về hệ tĩnh mạch cửa ở gan và đổ về tĩnh mạch chủ dưới. Mặt khác, máu cũng theo ống tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch chủ dưới mà không qua gan, ống này có hệ thống cơ thắt có thể điều tiết lượng máu đi qua. Máu từ tĩnh mạch chủ dưới sau đó đổ vào nhĩ phải. Máu ở nhĩ phải hoặc đi xuống thất phải thông qua van nhĩ thất, hoặc sang nhĩ trái thông qua lỗ bầu dục (vì áp lực ở nhĩ phải lúc này cao hơn nhĩ trái, do phổi chưa nở nên áp lực tưới máu phổi cao dẫn đến tăng áp lực lần lượt là thất phải rồi nhĩ phải). Máu từ thất phải sẽ đi vào động mạch phổi, rồi lên phổi hoặc vào động mạch chủ thông qua ống động mạch (cung động mạch chủ thứ sáu) do áp lực lúc này của động mạch phổi cao hơn động mạch chủ. Máu từ nhĩ trái sẽ xuống thất trái và đi vào động mạch chủ. Từ động mạch chủ, máu sẽ đến các tạng hoặc theo động mạch rốn để đến nhau.        HÌNH: Tuần hoàn trước sanhEbook created by CLB195                                                        Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     2. Tuần hoàn sau khi ra đời:  Sau những động tác thở đầu tiên, phổi sẽ nở ra làm giảm sức cản của phổi. Hậu quả là máu lên phổi dễ dàng và áp lực trong động mạch phổi cũng như trong buồng thất phải, nhĩ phải cũng giảm đi. Ngược lại, máu từ phổi đổ về nhĩ trái nhiều hơn làm tăng áp lực của nhĩ trái. Do đó, máu sẽ không còn lưu thông theo chiều từ động mạch phổi vào động mạch chủ thông qua ống động mạch nữa, cũng như không theo chiều từ nhĩ phải vào nhĩ trái thông qua lỗ bầu dục nữa. Vì vậy, ống động mạch dần dần bị bít lại và biến mất vào khoảng tháng 3-4 sau khi ra đời cũng như lỗ van bầu dục sẽ khép lại vào khoảng tháng thứ sáu sau sanh. Sau khi dây rốn bị cắt, tĩnh mạch và động mạch rốn không còn vai trò như trong phôi thai, lần lượt trở thành dây chằng tròn và thành động mạch bàng quang trên.        HÌNH: Tuần hoàn sau sanhEbook created by CLB195                                                       Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     VI. PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG:  1. Phát triển bất thường của tim:  Dị tật bẩm sinh của tim rất thường gặp, chiếm khoảng 25% tổng số các dị tật bẩm sinh. Tỷ lệ trẻ mới sinh có dị tật tim là khoảng 0.8%. Hầu hết các dị tật có nguyên nhân đa yếu tố, có nghĩa là vừa do môi trường và vừa do di truyền. Một số dị tật không gây ảnh hưởng đáng kể gì đến cuộc sống nhưng một số khác lại có thể gây tử vong ngay từ thời kỳ bào thai. Một điều may mắn là rất nhiều dị tật tim bẩm sinh có thể giải quyết được nhờ phẫu thuật.  Trong bài này sẽ không đề cập đến toàn bộ các loại dị tật tim bẩm sinh, chúng ta chỉ học một số các dị tật thường gặp hoặc có thể giải quyết được bằng phẫu thuật.        a. Dị tật do quá trình gấp khúc:  Tim lệch phải: do trong lúc gấp khúc, hướng gấp tim bị thay đổi dẫn đến tình trạng tim bị lệch phải. Dị tật tim lệch phải tương đối hiếm xảy ra và thường kèm với đảo ngược phủ tạng (gan nằm bên trái, dạ dày bên phải ...). Nếu không kèm với dị tật về mạch máu thì thường không gây ảnh hưởng gì đáng kể lên cơ thể.Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn          HÌNH: Ảnh chụp tim lệch phải     Tim lạc chỗ: đây là dị tật rất hiếm, tim nằm trên bề mặt của lồng ngực. Nguyên nhân là do quá trình khép mình của phôi không hoàn thiện.        b. Dị tật do quá trình ngăn buồng tim  Tật còn lỗ bầu dục: chiếm tỷ lệ khoảng 25% tổng số trẻ ra đời xảy ra do vách liên nhĩ bị rối loạn phát triển gây thông liên nhĩ. Còn lỗ bầu dục thường tự giải quyết và ít gây ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, tật còn lỗ bầu dục thường không được xem như là một tình trạng bệnh lý nhưng nó có thể làm cho các dị tật khác nếu đi kèm sẽ trở nên nặng nề hơn và là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh các bệnh chức năng khác của tim.Ebook created by CLB195                                                          Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     Tật thông liên nhĩ: ngoài dị tật còn lỗ bầu dục, nếu vách liên nhĩ phát triển bất thường cũng có thể gây ra một lỗ thông giữa hai buồng nhĩ. Sự phát triển bất thường này có thể do vách nguyên phát tiêu hủy quá mức, vách thứ phát phát triển kém hoặc cả hai vách không phát triển (gây ra dị tật ba buồng tim: một tâm nhĩ chung và hai tâm thất).     Tật thông liên thất: cũng do rối loạn phát triển của vách liên thất.  Tứ chứng Fallot: xảy ra do quá trình ngăn đôi thân-nón động mạch không đều mà lệch sang hướng động mạch phổi. Hậu quả tạo ra (1) một động mạch phổi nhỏ hẹp, (2) một động mạch chủ tiếp xúc với cả hai tâm thất, (3) thông liên thất và (4) phì đại tâm thất phải.Ebook created by CLB195                                                      Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn     2. Phát triển bất thường của động mạch, tĩnh mạch:  Tật còn ống động mạch: xảy ra do ống động mạch (cung động chủ thứ sáu) không bị bít lại sau sanh, chiếm tần suất lớn nhất trong các dị tật về mạch máu.  Tật thiếu quai động mạch chủ: xảy ra do cung động mạch chủ thứ tư không phát triển..     TÀI LIỆU THAM KHẢO:    1.    Bộ môn Mô học - Phôi thai học, Ðại học Y Hà nội: Phôi thai học người,         Nhà xuất bản Y học, 1998.Ebook created by CLB195                                                                    Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn        2.    Keith L. Moore: The Developing Human - Clinically Oriented            Embryology, 3rd edition, W. B. Sauders Company, 1982.       3.    William J. Larsen: Human embryology, Churchill Livingstone Inc., 1993       4.    Internet: http://sprojects.mmip.mcgill.ca/embryology/cvs/default.html [1]                                                     [13]      Angioblastic tissue                                     septum primum [2]                                                     [14]      Cardiogenic region                                      ostium primum [3]                                                     [15]      conotruncus                                             septum secundum [4]                                                     [16]      bulbus cordis                                           foramen ovale [5]                                                     [17]      primitive ventricle                                     blood island [6]                                                     [18]      primitive atrium                                        first aortic arches [7]                                                     [19]      sinus venosus                                           ductus arteriosus [8]                                                     [20]      conus cordis và truncus arteriosus                      vitelline veins [9]                                                     [21]      atrio - ventricle canal                                 septum transversum [10]                                                    [22]      coronary sinus                                          umbilical veins [11]                                                    [23]      tricuspid valve                                         ductus venosus [12]                                                    [24]      bicuspid valve                                          common cardinal vein s                        SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIÊU HOÁ                                      I. ÐẠI CƯƠNG:                                       - Ống tiêu hoá nguyên thủy                                       - Phân đoạn ống tiêu hoá                                       - Phát triển của ruột trước                                       - Phát triển của ruột giữa                                       - Phát triển của ruột sau                                       - Mạc treo và vách                                       II. PHÁT TRIỂN CỦA RUỘT TRƯỚC                                       1. Sự hình thành dạ dày                                       2. Sự hình thành gan                                       3. Sự hình thành tụy                                       III. PHÁT TRIỂN CỦA RUỘT GIỮA                                       - Quai ruột giữa quay 900                                       - Quai ruột giữa quay lần 2 1800Phoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi ThaiPhoi Thai

More Related Content

Phoi Thai

  • 1. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Bài 1: Sự thụ tinh Bài 2: Sự phân cắt Bài 3: Sự làm tổ Bài 4 : Sự hình thành hệ tim mạch Bài 5: Sự hình thành hệ tiêu hoá Bài 6: Sự hình thành hệ tiết niệu Bài 7: Sự hình thành hệ sinh dục Bài 8: Giới tính ở người
  • 2. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn SỰ THỤ TINH I. ÐẠI CƯƠNG II. SỰ TẠO GIAO TỬ 1. Nguồn gốc của các giao tử 2. Tiến trình tạo giao tử 2.1. Tiến trình tạo tinh trùng 2.2. Tiến trình tạo noãn 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo giao tử 3.1 Ðối với tinh trùng 3.2 Ðối với sự tạo noãn III. SỰ THỤ TINH 1. Noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh 2. Quá trình thụ tinh 2.1 Giai đoạn phản ứng thể cực đầu 2.2 Giai đoạn phản ứng vỏ 2.3 Giai đoạn xâm nhập 2.4 Giai đoạn chuyển động hòa nhập 3. Ý nghĩa của sự thụ tinh IV. CÁC VẤN ÐỀ LIÊN QUAN ÐẾN SỰ THỤ TINH 1. Vô sinh 1.1 Vô sinh nam 1.2 Vô sinh nữ 2. Thụ tinh nhân tạo 3. Sinh sản vô tính 4. Các biện pháp tránh thai 4.1 Tạm thời 4.2 Vĩnh viễn
  • 3. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Mục tiêu: 1. Nêu được quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái. 2. Nêu được đặc điểm của noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh xảy ra. 3. Nêu được 4 giai đoạn của quá trình thụ tinh. 4. Giải thích được phản ứng thể cực đầu. 5. Giải thích được cơ chế và ý nghĩa của phản ứng vỏ. 6. Nêu được ý nghĩa của sự thụ tinh. 7. Nêu được các nguyên nhân gây vô sinh. 8. Nêu được các phương pháp thụ tinh trợ giúp. 9. Nêu được các phương pháp tránh thai. I. ÐẠI CƯƠNG: 1. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái để tạo nên hợp tử. Hợp tử là một cá thể ở giai đoạn sớm nhất để tạo điều kiện cơ bản cho quá trình phát sinh và phát triển của phôi thai. 2. Ðể sự thụ tinh xảy ra, tinh trùng phải chui được vào trong bào tương của noãn chín. Ở loài người, bình thường chỉ có 1 tinh trùng chui được vào bào tương của noãn gọi là đơn thụ tinh. 3. Sự thụ tinh ở người thường xảy ra ở bên trong cơ thể tại phần bóng của vòi tử cung (hay còn gọi là vòi trứng). 4. Ðể có sự thụ tinh, các giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) phải trải qua một quá trình phát sinh, biệt hóa và phát triển ngay từ giai đoạn phôi thai cho đến tuổi trưởng thành. 5. Trong trường hợp bình thường, sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái là kết quả của các hiện tượng lý học, hóa học và sinh học của các tế bào biệt hóa cao để sau đó hợp tử tạo thành trở thành tế bào biệt hóa thấp. II. SỰ TẠO GIAO TỬ 1. Nguồn gốc của các giao tử Là những tế bào sinh dục nguyên thủy (hay tế bào mầm). Ở người, các tế bào này được tìm thấy ở nội bì thành túi noãn hoàng vào tuần thứ 4 và sau đó trong khoảng tuần thứ 4 - 6 các tế bào mầm vừa tăng sinh vừa di chuyển đến nơi sẽ trở thành mầm tuyến sinh dục nằm ở trung bì trung gian đoạn tương ứng với đốt sống ngực 10. Trong mầm tuyến sinh dục, các tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ biệt hóa để tạo ra những tế bào đầu dòng của dòng tế bào sinh dục nam (hay dòng tinh), hoặc của dòng tế bào sinh dục nữ (hay dòng noãn). 2. Tiến trình tạo giao tử
  • 4. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Tiến trình tạo giao tử đực và giao tử cái diễn ra rất khác nhau theo thời gian: 2.1. Tiến trình tạo tinh trùng - Ở dòng tinh, các tinh nguyên bào được tạo thành do sự biệt hóa của các tế bào sinh dục nguyên thủy và vẫn nằm im trong ống sinh tinh ở giai đoạn phôi cho đến khi dậy thì. Ðến tuổi dậy thì, các tế bào này tăng sinh theo kiểu gián phân để tạo ra 2 tinh nguyên bào con, trong đó 1 tinh nguyên bào làm nguồn dự trữ và 1 tinh nguyên bào sẽ biệt hóa tiếp thành tinh bào I. Chính nhờ vậy mà quá trình tạo tinh trùng được diễn ra một cách liên tục từ lúc dậy thì cho đến khi chết. - Mỗi tinh bào I trải qua một quá trình giảm phân gồm 2 lần phân chia : lần phân chia thứ 1 sẽ tạo ra tinh bào II có n NST kép và ngay sau đó, mỗi tinh bào II sẽ lại thực hiện lần phân chia thứ 2 để tạo ra 2 tiền tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể là n. - Các tiền tinh trùng sau đó được biệt hóa thành tinh trùng. Như vậy mỗi tinh trùng có số NST là 23 và tinh trùng có hai loại : loại mang NST giới tính X và loại mang NST giới tính Y. - Thời gian cho quá trình tạo tinh trùng từ các tinh nguyên bào cho đến khi biệt hóa thành tinh trùng kéo dài khoảng 64 ngày. - Tinh trùng người có chiều dài khoảng 60 - 65 micromét gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi. Ðầu tinh trùng to có chứa nhân; ở 2/3 trước, nhân được bao bọc bởi 1 túi gọi là túi cực đầu (hay thể cực đầu) có chứa các enzymes (còn gọi là acrosin) có dạng trypsin như hyaluronidase, protease, ... Ðây là những enzymes có vai trò quan trọng trong việc giúp tinh trùng chui được vào bào tương của noãn. Phần cổ có kích thước ngắn. Còn phần đuôi gồm 3 đoạn: đoạn giữa có nhiều ty thể, đoạn chính và đoạn cuối có chứa nhiều cấu trúc siêu ống nhờ đó mà tinh trùng có khả năng tự chuyển động. Tinh trùng được chứa trong tinh tương do ống mào tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt chế tiết ra. Tinh tương có chứa một số chất có chức năng ức chế sự hoạt hóa tinh trùng như glycerophosphocholin. 2.2. Tiến trình tạo noãn - Ở dòng noãn, tất cả tế bào sinh dục nguyên thủy ban đầu đều biệt hóa thành noãn nguyên bào nằm ở trong buồng trứng của thai. Khoảng tháng thứ 4, các noãn nguyên bào có bộ NST là 2n (được bao bọc xung quanh bởi các tế bào biểu mô về sau được biệt hóa thành các tế bào nang) tiếp tục phân chia nhiều lần theo kiểu gián phân. - Ðến khoảng tháng thứ 7 thì hầu như toàn bộ noãn nguyên bào đã biệt hóa thành noãn bào I. Như vậy, kể từ thời điểm này các tế bào nguồn của sự tạo noãn không còn nữa. Noãn bào I tiếp tục quá trình giảm phân để tạo ra noãn bào II. Tuy nhiên tiến trình giảm phân này tự dừng lại ở cuối kỳ đầu của lần gián phân I. - Lúc sinh ra, bé gái có số lượng noãn bào I thay đổi từ 700.000 đến 2.000.000. Phần lớn trong số này sẽ bị thoái hóa dần cho đến lúc dậy thì buồng trứng chỉ còn lại khoảng 40.000 noãn bào I. Tuy vậy trong số noãn bào I còn lại, chỉ có khoảng 500
  • 5. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn noãn bào I sẽ tiếp tục phát triển thành noãn trưởng thành. Tất cả noãn bào I đều ở cuối kỳ đầu của lần phân chia thứ 1. - Từ lúc dậy thì cho đến mãn kinh, hàng tháng một số noãn bào I (primary follicle) trong buồng trứng tiếp tục lần phân chia thứ 1 của quá trình giảm phân đã bị ngưng ở cuối kỳ đầu. Kết quả là tạo ra hai tế bào con có kích thước khác nhau với bộ NST là n kép. Chỉ có 1 tế bào có kích thước lớn do có đầy đủ chất dinh dưỡng trở thành noãn bào II còn tế bào nhỏ còn lại được gọi là thể cực cầu 1. Trong buồng trứng, các nang trứng nguyên thủy chứa các noãn bào I tiến triển thành nang trứng nguyên phát rồi sau đó là nang trứng thứ phát. Ðến giai đoạn nang trứng chín, noãn bào được chứa bên trong nang trứng chín là noãn bào II. Hàng tháng, khoảng giữa 2 chu kỳ kinh có 1 hoặc đôi khi 2-3 nang trứng chín (mature follicle) lồi lên bề mặt buồng trứng rồi vỡ ra để phóng thích noãn bào II (ovulation) ra khỏi nang trứng và buồng trứng. Noãn bào II lúc này vẫn còn được bao bọc ngay bên ngoài màng noãn bào bởi lớp glycoprotein gọi là màng trong suốt (zona pellucida), và bên ngoài màng trong suốt là nhiều lớp tế bào nang (follicular cells). Sau khi trứng rụng hay phóng noãn, noãn bào II đã bắt đầu lần phân chia thứ 2 để tạo ra hai noãn bào có bộ NST là n. Tuy nhiên cũng chỉ có một tế bào có kích thước lớn mới thật sự là noãn chín, là tế bào noãn có khả năng thụ tinh. Còn một tế bào nhỏ còn lại gọi là cực cầu 2. 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo giao tử: 3.1 Ðối với tinh trùng: - Dinh dưỡng: đặc biệt là các loại protein, nếu có sự thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp một số hormon sinh dục như FSH và Testosteron, do đó cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sự tạo tinh trùng.
  • 6. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn - Cung cấp máu nuôi cho tinh hoàn. - Nhiệt độ càng cao càng làm giảm số lượng tinh trùng. - Tia xạ có thể gây tổn thương tất cả các tế bào của dòng tinh. - Hormon sinh dục bị thiếu hụt như FSH hoặc tăng cao như oestrogen gây giảm tạo tinh trùng. 3.2 Ðối với sự tạo noãn: - Dinh dưỡng nói chung - Tia xạ III. SỰ THỤ TINH 1. Noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh - Ðặc điểm của noãn : Sự thụ tinh thường xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi tử cung do sau khi được phóng thích ra khỏi nang trứng, noãn được các tua vòi quot;tómquot; lấy để đưa vào vòi tử cung dưới tác động của: - Luồng dịch lỏng và mỏng di chuyển từ buồng trứng vào buồng tử cung. -Sự lay chuyển của lông chuyển biểu mô lợp mặt trong vòi tử cung (hay vòi trứng).
  • 7. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn - Sự co bóp của lớp cơ trơn thành vòi trứng. Nếu noãn không gặp tinh trùng, sự thụ tinh sẽ không xảy ra, noãn bị thoái hóa và bị thực bào phá hủy. - Ðặc điểm của tinh trùng Ðối với tinh trùng, bình thường khi vào âm đạo có số lượng khoảng 200 - 300 triệu con/3ml. Trong đó số tinh trùng bị chết, dị dạng, không chuyển động hoặc chuyển động không đúng hướng,v.v.. chiếm khoảng 20%; có khoảng 30% bị chết do môi trường của âm đạo có pH acid, bị kháng thể kháng tinh trùng kết tủa ở âm đạo và tử cung; 50% còn lại có một số bị lọt vào các tuyến tử cung, các ngách, khe trong buồng tử cung, một nửa số còn lại chia theo hai hướng của hai buồng trứng. Người ta thấy rằng phần lớn tinh trùng di chuyển sang phía có xảy ra phóng noãn, điều này được giả thuyết là do cơ chế hóa hướng động (+). Nhờ có đuôi, tinh trùng tiếp tục di chuyển từ buồng tử cung vào vòi tử cung và hướng ra 1/3 ngoài. Khi đến được phần bóng, số lượng tinh trùng còn lại khoảng 200 -1.000 con. Số tinh trùng còn lại chỉ có thể gắn kết, xâm nhập vào noãn khi được quot;tạo khả năngquot;. Tạo khả năng là quá trình: (1) làm mất đi lớp glycoprotein bao phủ bên ngoài đầu tinh trùng, đặc biệt là lớp glycerophosphocholin có tác dụng ức chế sự hoạt hóa tinh trùng; (2) làm cho màng tế bào ở đầu tinh trùng mỏng đi do một số phân tử protein gắn trên màng bị loại bỏ; và (3) làm cho màng tế bào ở đầu tinh trùng tăng tính thấm đối với ion Ca++. Quá trình tạo khả năng cho tinh trùng nhờ vào các chất nhầy do các tuyến ở buồng tử cung và vòi trứng chế tiết. Chỉ có những tinh trùng đã được tạo khả năng mới có thể vượt qua được nhiều lớp tế bào nang và màng trong suốt bao quanh noãn. 2. Quá trình thụ tinh Gồm có 4 giai đoạn 2.1 Giai đoạn phản ứng thể cực đầu: Sự tiếp xúc của tinh trùng đã được tạo khả năng với các tế bào nang gây ra sự phóng thích một lượng hyaluronidase, là enzym có tác dụng phân hủy các thể liên kết giữa các tế bào nang, mở đường cho tinh trùng tiếp tục xâm nhập đến màng trong suốt. Sau khi vượt qua lớp tế bào nang, tinh trùng gắn trên bề mặt màng trong suốt nhờ vào sự gắn kết giữa các phân tử glycoprotein ở màng tế bào đầu tinh trùng và màng trong suốt của noãn. Các phân tử glycoprotein ở màng trong suốt có chức năng như là thụ thể tinh trùng (sperm receptor) còn các phân tử glycoprotein ở màng tinh trùng có vai trò như là protein gắn vào noãn (egg binding protein). Sự gắn kết giữa thụ thể tinh trùng và protein gắn vào noãn có tính đặc hiệu cao và đặc trưng cho từng loài.
  • 8. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Qua nghiên cứu ở loài chuột, các thụ thể tinh trùng ở màng trong suốt là những phân tử glycoprotein gọi là ZP3. Phân tử ZP3 cùng với 2 loại glycoprotein khác gọi là ZP1 và ZP2 liên kết với nhau để tạo nên cấu hình thuận lợi cho sự gắn kết chuyên biệt giữa ZP3 và egg binding protein. Ở người mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng cũng có những đặc điểm tương tự như chuột. Sự gắn kết tinh trùng với màng trong suốt khởi động sự gia tăng tính thấm đối với ion Ca++ dẫn đến sự hòa nhập màng ngoài của thể cực đầu và màng bào tương của của tinh trùng. Sau khi hòa nhập, màng bị vỡ ra và do đó phóng thích toàn bộ các enzym (acrosin) chứa trong thể cực đầu (acrosome) làm tiêu hủy màng trong suốt. Nơi màng trong suốt bị acrosin phá hủy tạo thành một đường hầm nhỏ cho tinh trùng tiếp tục tiến đến màng tế bào của noãn nhờ vào sự chuyển động của đuôi. 2.2 Giai đoạn phản ứng vỏ: Ngay mặt trong của màng tế bào (hay mặt bào tương) của noãn có rất nhiều hạt nhỏ gọi là hạt vỏ. Các hạt này chứa nhiều enzym thủy phân. Khi tinh trùng vừa xuyên qua màng trong suốt và chạm vào màng tế bào noãn thì các hạt vỏ trương to lên, tăng tính thấm và phóng thích các enzym ra phía màng trong suốt làm cho màng trong suốt trở nên trơ, bền vững để các tinh trùng khác không thể xâm nhập được vào noãn, do đó ngăn chận hiện tượng thụ tinh bổ sung hay còn gọi là thụ tinh đa tinh trùng. Sự trơ của màng trong suốt là do các liên kết của các phân tử ZP1, ZP2 và ZP3 bị enzym của hạt vỏ phá hủy. Ðiều này làm cho cấu hình của thụ thể tinh trùng (sperm receptor) không còn thuận lợi cho sự gắn kết của egg binding protein của các tinh trùng khác. Phản ứng vỏ là phản ứng của noãn khi tiếp xúc với tinh trùng. 2.3 Giai đoạn xâm nhập:
  • 9. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Màng tế bào tinh trùng và màng tế bào noãn hòa vào nhau sau đó nơi hai màng hòa nhau bị tiêu biến, nhân và bào tương của tinh trùng lọt hoàn toàn vào bào tương của noãn, còn phần màng tế bào tinh trùng nằm lại ngoài noãn. 2.4 Giai đoạn chuyển động hòa nhập: Khi tinh trùng lọt vào bào tương của noãn, lúc này noãn bào II cũng vừa kết thúc lần phân chia thứ 2 của quá trình giảm phân để tạo ra một noãn chín và một thể cực cầu thứ 2. Nhân của noãn chín được gọi là tiền nhân cái còn nhân của tinh trùng gọi là tiền nhân đực. Tiền nhân đực tiến về tiền nhân cái và cả hai cùng bắt đầu tự nhân đôi DNA của chúng. Khi sự tự nhân đôi của DNA hoàn tất, màng của hai tiền nhân tiêu biến, các nhiễm sắc thể đã nhân đôi từ hai tiền nhân lẫn trong bào tương và hòa vào nhau. Thoi phân bào xuất hiện, các NST sắp xếp trên thoi phân bào để bắt đầu cho lần phân bào đầu tiên của hợp tử đầu tiên. 3. Ý nghĩa của sự thụ tinh (1) Khôi phục lại bộ NST 2n. (2) Xác định giới tính. (3) Cá thể mới mang đặc tính di truyền của cả bố và mẹ.
  • 10. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn (4) Sự kết hợp của tinh trùng và noãn là những tế bào sinh dục có biệt hóa rất cao để tạo thành một hợp tử là một tế bào sinh dưỡng có biệt hóa rất thấp, và vì vậy có khả năng phân bào rất mạnh. (5) Hợp tử đầu tiên nhận trung tử từ tinh trùng cung cấp, còn ty thể là do noãn cung cấp (6) Sự thụ tinh kích thích noãn phân chia lần cuối. IV. CÁC VẤN ÐỀ LIÊN QUAN ÐẾN SỰ THỤ TINH 1. Vô sinh Ðược gọi là vô sinh khi một cặp vợ chồng chung sống thật sự từ 2 năm trở lên và không có áp dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào nhưng người vợ vẫn không có thai. Vô sinh chiếm tỉ lệ khoảng 10 -30% các cặp vợ chồng. Vô sinh có thể do nguyên nhân từ chồng hoặc từ vợ hoặc do cả hai. 1.1 Vô sinh nam: có thể do số lượng hoặc do chất lượng của tinh trùng - Số lượng: không có tinh trùng hoặc có nhưng ít, chẳng hạn dưới 20.000 tinh trùng/ml. - Chất lượng: tỉ lệ tinh trùng bất thường cao bằng hoặc hơn 40%, sức sống yếu, khả năng chuyển động kém. 1.2 Vô sinh nữ: - Vòng kinh không phóng noãn. - Tắc nghẽn cơ học ở vòi tử cung. - Nội tiết như thiếu hụt oestrogen. - Viêm nhiễm đường sinh dục. 2. Thụ tinh nhân tạo Xem bài tham khảo 3. Sinh sản vô tính Xem bài tham khảo 4. Các biện pháp tránh thai Nhằm ngăn chặn sự thụ tinh xảy ra. Có nhiều phương pháp đang được áp dụng cho nam và nữ. Gồm các phương pháp tạm thời và vĩnh viễn 4.1 Tạm thời
  • 11. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Nam : - Xuất tinh ngoài âm đạo. - Bao cao su. Nữ : - Thuốc tránh thai. - Dụng cụ tử cung. - Tránh ngày phóng noãn. - Mũ chụp cổ tử cung. - Màng ngăn âm đạo. - Hóa chất diệt tinh trùng. 4.2 Vĩnh viễn Nam : thắt ống dẫn tinh. Nữ : thắt ống dẫn trứng. Tài liệu tham khảo: 1. Ðỗ Kính (2000). Phôi thai học. Trường Ðại học Y Hà Nội 2. Larsen William J. (1993). Human Embryology Câu hỏi tự lượng giá: 1. Tiến trình tạo tinh trùng có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT: A. Tinh nguyên bào được biệt hóa từ tế bào sinh dục nguyên thủy B. Tinh nguyên bào bắt đầu tăng sinh từ tuổi dậy thì C. Một tinh nguyên bào gián phân tạo hai tinh bào I D. Tiến trình tạo tinh trùng diễn ra liên tục đến khi chết E. Tinh bào I và tinh bào II có số lượng NST khác nhau 2. Khi rụng trứng, noãn bào có đặc điểm sau, TRỪ MỘT: A. Ðang ở giai đoạn noãn bào I
  • 12. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn B. Có chứa số lượng NST là n kép C. Ðược bao bọc bên ngoài là nhiều lớp tế bào nang D. Có màng trong suốt bao quanh noãn E. Có khả năng thụ tinh 3. Noãn di chuyển vào buồng tử cung nhờ vào các cơ chế sau, TRỪ MỘT: A. Ðược các tua vòi tóm bắt trên bề mặt buồng trứng B. Nhờ vào luồng dịch từ buồng trứng vào buồng tử cung C. Noãn di chuyển vào buồng tử cung nhờ lớp tế bào nang bên ngoài D. Dưới sự tác động của các lông chuyển của biểu mô vòi tử cung E. Do sự co bóp của lớp cơ trơn thành vòi trứng 4. Bình thường, tinh trùng có thể có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT: A. Có số lượng khoảng 80-120 triệu/ml B. Không có chứa tinh trùng dị dạng C. Có chứa tinh trùng không chuyển động D. Dễ chết trong môi trường axít của âm đạo E. Bị ức chế hoạt hóa bởi glycerophosphocholin 5. Quá trình thụ tinh gồm các giai đoạn sau, TRỪ MỘT: A. Phản ứng tạo khả năng B. Phản ứng thể cực đầu C. Phản ứng vỏ D. Xâm nhập E. Chuyển động hòa nhập
  • 13. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 6. Sự thụ tinh có ý nghĩa sau, TRỪ MỘT: A. Khôi phục lại bộ NST 2n B. Tạo thành hợp tử có độ biệt hóa rất cao C. Kích thích noãn kết thúc lần phân chia thứ 2 D. Hợp tử tạo nên cá thể mang đặc tính di truyền của cả bố và mẹ E. Xác định giới tính. SỰ PHÂN CẮT VÀ SỰ TẠO BA LÁ PHÔI Mục tiêu: 1. Nêu được những đặc điểm của phôi trong giai đoạn phát triển tuần thứ 1 2. Nêu được những đặc điểm của phôi trong giai đoạn phát triển tuần thứ 2 3. Nêu được những đặc điểm của phôi trong giai đoạn phát triển tuần thứ 3 4. Nêu được các cơ quan / cấu trúc có nguồn gốc từ ngoại bì 5. Nêu được các cơ quan / cấu trúc có nguồn gốc từ trung bì 6. Nêu được các cơ quan / cấu trúc có nguồn gốc từ nội bì I. ÐẠI CƯƠNG * Sự thụ tinh kích thích hợp tử mới hình thành bắt đầu sự phân bào hàng loạt gọi là sự phân cắt. Nếu sự phân cắt không có sự thụ tinh được gọi là sinh sản vô tính. * Như vậy, sự phân cắt là một loạt lần phân bào gián phân nối tiếp nhau để tạo ra những tế bào phôi nguyên thủy gọi là nguyên bào phôi có kích thước nhỏ do bào tương không tăng trưởng vì vậy toàn bộ khối tế bào phôi mới hình thành có kích thước bằng với hợp tử ban đầu. Chu kỳ phân bào ở giai đoạn này hầu như không có G1 và G2 mà chỉ có pha S và M. * Sự phân cắt xảy ra trong ngày thứ 1 sau thụ tinh và diễn ra một cách liên tục, trong lúc phôi di chuyển từ vị trí 1/3 ngoài vòi trứng vào buồng tử cung. * Kết quả của sự phân cắt là tạo ra Phôi dâu và sau đó là Phôi nang. Phôi nang có khối tế bào ở bên trong gọi là mầm phôi về sau sẽ biệt hóa tạo nên các lá phôi, và lớp tế bào bao bên ngoài mầm phôi gọi là tế bào nuôi sẽ tạo nên nhau và các màng nhau sau này.
  • 14. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn II. SỰ PHÂN CẮT HỢP TỬ Trong những ngày đầu tiên của quá trình phát triển, hợp tử di chuyển trong vòi tử cung và trải qua quá trình phân cắt. Sự phân cắt là sự phân bào liên tiếp của hợp tử nhưng không kèm theo sự gia tăng kích thước của hợp tử. Trong vòng 24 giờ sau khi hòa nhập của hai tiền nhân (mỗi tiền nhân đã tự nhân đôi DNA trước khi hoà nhập), hợp tử bắt đầu thực hiện một loạt lần phân bào gián phân liên tiếp nhau được gọi là sự phân cắt (cleavage). Sự phân bào này không kèm theo sự tăng trưởng của tế bào, vì thế những lần phân bào này sẽ làm cho một hợp tử to ban đầu trở thành nhiều tế bào con được gọi là nguyên bào phôi (blastomeres), trong lúc này phôi giống như một khối tế bào chưa có sự thay đổi về kích thước và vẫn còn được màng trong suốt bao bọc bên ngoài.
  • 15. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Ở lần phân bào đầu tiên, hợp tử được phân chia theo trục dọc thẳng góc với mặt phẳng xích đạo của hợp tử và chen qua các thể cực cầu. Những lần phân chia tiếp theo thường là không đồng thời và không cân đối. Lần phân chia thứ hai, thường hoàn tất trong khoảng 40 giờ sau thụ tinh, tạo thành 4 nguyên bào phôi có kích thước bằng nhau. Qua 3 ngày, phôi có từ 6 đến 12 tế bào, và sau 4 ngày, phôi có chứa khoảng 16 - 32 tế bào. Kể từ giai đoạn có 32 nguyên bào phôi, phôi có hình dạng giống như quả dâu và chính vì thế được gọi là Phôi dâu (morula). Phôi dâu có kích thước bằng với hợp tử lúc mới thụ tinh. Sự phân tách các nguyên bào phôi thành các phôi bào (embryoblast) và các nguyên bào nuôi (trophoblast) xảy ra trong giai đoạn phôi dâu Các tế bào của phôi dâu không chỉ sẽ là nguồn gốc của phôi và các màng gắn chặt với phôi, mà còn là nguồn gốc của nhau và một số cấu trúc liên quan. Các tế bào sẽ có những hướng phát triển khác nhau về sau cũng được tách biệt nhau dần trong suốt quá trình phân cắt. Trong quá trình này có hiện tượng tái sắp xếp của các tế bào để dẫn đến kết quả là tạo ra một khối tế bào tập trung ở trung tâm của phôi và số tế bào khác thì phân bố ở vùng ngoại vi. Người ta cho rằng có thể có sự dịch chuyển qua lại giữa hai khối tế bào. Tuy vậy, nói một cách tổng quát, khối tế bào trung tâm sẽ tạo thành phôi thật sự và vì vậy mà khối tế bào này được gọi là phôi bào. Còn lớp tế bào ở phía ngoài về sau chính là nguồn gốc nguyên thủy màng nhau và vì thế mà lớp tế bào này được gọi là nguyên bào nuôi. Phôi dâu tạo ra một khoang có chứa dịch và sau đó được chuyển thành phôi nang (blastocyst) Sau ngày thứ tư của quá trình phát triển, phôi nang, lúc này có chứa khoảng 30 tế bào, bắt đầu có hiện tượng hấp thu chất dịch. Lúc đầu, chất dịch này được chứa đầy trong các túi nội bào của các nguyên bào phôi, nhưng sau đó thì bắt đầu tích tụ ở giữa các tế bào. Trong lúc đó, các cấu trúc liên kết tế bào chuyên biệt còn được gọi là liên kết neo (tight junction) bắt đầu phát triển giữa các nguyên bào phôi, đặc biệt tại các tế bào ở lớp ngoài. Kết quả là, chất dịch vẫn tiếp tục đi vào trong phôi nang và tích tụ chủ yếu giữa khối tế bào ở lớp trong. Áp lực thủy tĩnh của chất dịch tích tụ càng lúc càng tăng, do đó trong phôi nang hình thành một khoang rộng chứa đầy dịch được gọi là khoang phôi nang (blastocyst cavity). Các phôi bào (khối tế bào ở bên trong) tạo thành một khối đặc ở hẳn về một phía của khoang này, trong khi đó các tế bào ở bên ngoài hay các nguyên bào nuôi thì tái tổ chức thành một lớp biểu mô lát đơn. Lúc này phôi được gọi là phôi nang (blastocyst). Phía phôi nang có chứa khối phôi bào được gọi là cực phôi (embryonic pole) của phôi nang, và cực đối diện với cực phôi được gọi là cực không phôi (abembryonic pole). Phôi nang thoát khỏi màng trong suốt trước khi làm tổ Phôi dâu di chuyển đến buồng tử cung vào khoảng ngày thứ 4 - 5 sau thụ tinh. Từ ngày thứ 5, phôi nang thoát ra khỏi màng trong suốt nhờ sự tác động của enzym tiêu hủy. Phôi nang lúc này bọc lộ hoàn toàn khối tế bào phôi nguyên thủy đang tiếp tục phân chia và có thể tiếp xúc trực tiếp với nội mạc tử cung. Một khoảng thời gian ngắn sau khi lọt vào buồng tử cung, phôi nang dính chặt vào lớp biểu mô của nội mạc tử cung để bắt đầu giai đoạn làm tổ từ ngày thứ 6 đến ngày
  • 16. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn thứ 9 (lúc này các tế bào liên kết của lớp đệm nội mạc tử cung sẽ chịu sự biến đổi do sự hiện diện của phôi nang và sự tác động của progesteron do hoàng thể tiết ra bằng cách biệt hóa thành những tế bào chế tiết gọi là tế bào rụng. Phản ứng của lớp đệm được gọi là phản ứng màng rụng, phần này sẽ nêu lại trong bài sự làm tổ). III. SỰ TẠO PHÔI HAI LÁ Giai đoạn tạo phôi hai lá diễn ra trong tuần thứ 2 sau thụ tinh. Các nguyên bào nuôi sẽ biệt hóa tạo ra lá nuôi tế bào ở phía trong và lá nuôi hợp bào ở phía ngoài, trong khi đó mầm phôi sẽ biệt hóa tạo nên thượng bì phôi và hạ bì phôi. Trong tuần thứ hai còn có sự hình thành buồng ối, túi noãn hoàng và khoang đệm.
  • 17. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 1. Khi phôi bắt đầu làm tổ, phần nguyên bào nuôi tiếp xúc với lớp đệm của nội mạc tử cung sẽ biệt hóa thành hai lớp: lớp trong, gọi là lá nuôi tế bào, được cấu tạo bởi những tế bào một nhân và giới hạn rõ và có nhiều hình ảnh phân bào; lớp ngoài, gọi là lá nuôi hợp bào, được cấu tạo bởi tế bào nhiều nhân và có ranh giới tế bào không rõ và không có hình ảnh phân bào. Lá nuôi hợp bào phát triển mạnh và tiến sâu vào nội mạc tử cung, nhờ vậy giúp phôi càng ngày càng tiến sâu vào nội mạc tử cung. Cứ như thế, phần nguyên bào nuôi dần dần sẽ biệt hóa hoàn toàn thành lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào khi phôi vùi hoàn toàn trong niêm mạc tử cung. 2. Cùng lúc hoặc thậm chí có thể trước khi phôi làm tổ, các tế bào của mầm phôi bắt đầu biệt hóa thành hai lớp: lớp tế bào bao bên ngoài có hình trụ gọi là thượng bì phôi hay ngoại bì nguyên thủy và lớp tế bào ở bên trong, tiếp xúc trực tiếp với khoang phôi nang, có hình vuông gọi là hạ bì phôi hay nội bì nguyên thủy. Do phôi có dạng hình cầu nên hai lá phôi này tạo thành một dĩa hình tròn dẹp gọi là dĩa phôi hai lá. 3. Sự hình thành buồng ối bên trong thượng bì phôi vào khoảng ngày thứ 8. Lúc đầu là sự xuất hiện của một khoang nhỏ rồi lớn dần và có tích tụ dịch. Lớp tế bào có nguồn gốc từ thượng bì phủ phần trần của buồng ối và tiếp giáp với lá nuôi sẽ trở
  • 18. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn thành màng mỏng gọi là màng ối. Như vậy buồng ối có chứa nước ối được giới hạn bởi phần trần là màng ối và phần nền là thượng bì phôi. 4. Vào khoảng ngày thứ 9, từ hạ bì phôi có xuất hiện dòng tế bào thứ nhất lan xuống tạo nên một màng, gọi là màng Heuser, phủ mặt trong khoang phôi nang để hình thành nên túi noãn hoàng nguyên phát. Sau đó dòng tế bào thứ hai cũng từ hạ bì phôi phát triển để tạo thành một túi thứ hai, túi này đẩy túi noãn hoàng nguyên phát về phía cực đối phôi, gọi là túi noãn hoàng thứ phát. Túi noãn hoàng thứ phát còn gọi là túi noãn hoàng chính thức kể từ ngày thứ 13 của quá trình phát triển. 5. Sau khi túi noãn hoàng nguyên phát vừa tạo ra (nhưng trước khi xuất hiện dòng tế bào thứ hai từ hạ bì phôi phát triển tiếp), giữa màng Heuser và lớp lá nuôi tế bào có sự hình thành lớp mô lưới không có tế bào gọi là mô lưới ngoài phôi. Sau sự xuất hiện của mô lưới ngoài phôi, nhiều giả thuyết cho rằng các tế bào xuất phát từ phần rìa ở lớp thượng bì của dĩa phôi hai lá biệt hóa thành trung bì ngoài phôi. Các tế bào của trung bì ngoài phôi lan ra để tạo nên hai lớp: lớp thứ nhất bao phủ mặt ngoài màng Heuser và lớp thứ hai lợp mặt trong lá nuôi tế bào. Mô lưới ngoài phôi ở giữa hai lớp trung bì ngoài phôi dần dần bị tiêu biến và tích tụ dịch để hình thành khoang đệm hay khoang ngoài phôi (chorionic cavity). Các tế bào của trung bì ngoài phôi không chỉ lan về phía cực không phôi để bao phủ mặt ngoài của màng Heuser và lợp mặt trong của lá nuôi tế bào mà còn lan rộng về phía buồng ối chen giữa màng ối và lá nuôi tế bào. Khoang đệm càng ngày càng lớn rộng và bao quanh túi noãn hoàng nguyên phát và thứ phát, và buồng ối, ngoại trừ tại vị trí trung bì ngoài phôi tạo nên lớp trung gian giữa dĩa phôi và lá nuôi tế bào. Phần trung bì ngoài phôi phủ mặt ngoài túi noãn hoàng gọi là trung bì noãn hoàng (hoặc còn gọi lá tạng của trung bì ngoài phôi), phủ mặt ngoài màng ối gọi là trung bì màng ối (còn gọi là lá thành của trung bì ngoài phôi), và phần lợp mặt trong lá nuôi gọi là trung bì lá nuôi. Còn phần trung bì ngoài phôi chỗ nối phôi với với lá nuôi được gọi là cuống phôi.
  • 19. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn IV. SỰ TẠO PHÔI BA LÁ Còn gọi là giai đoạn phôi vị. Ðây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển phôi do có nhiều biến đổi: từ phôi hai lá thành phôi ba lá, sự di chuyển của các tế bào từ các lá phôi, xác định trục đầu đuôi và các mặt phẳng đối xứng hai bên mà kết quả của sự biến đổi này là hình thành nên mầm các cơ quan tạo ra từ các lá phôi được xếp đặt vào những vị trí nhất định, rồi từ đó sẽ tiếp tục phát triển. Trong tuần thứ ba, ngoài sự tạo ra lá phôi thứ ba là trung bì (trong phôi), cùng với nội bì và ngoại bì, còn có sự hình thành dây sống. Ngoại bì sẽ biệt hóa thành hệ thần kinh, da và các phần phụ thuộc da; nội bì sẽ biệt hóa thành biểu mô hô hấp, hệ tiêu hóa và tuyến tiêu hóa; trung bì sẽ cho ra các mô như mô cơ, mô liên kết, hệ tim mạch, các tế bào máu, tủy xương, hệ xương, cơ quan sinh dục và nội tiết, . 1. Vào khoảng ngày thứ 15, mặt lưng của thượng bì phôi có sự xuất hiện đường nổi lên dọc theo đường giữa của dĩa phôi, gọi là đường nguyên thủy. Nơi xuất phát đường nguyên thủy về sau trở thành cực đuôi của phôi, đường nguyên thủy tiến dần ra phía trước và có sự dịch chuyển của tế bào từ thượng bì phôi ở hai bên hướng vào đường giữa làm thành 2 gờ nổi, do đó đã tạo nên rãnh lõm xuống giữa hai gờ này, gọi là rãnh nguyên thủy, phần đầu rãnh nguyên thủy có hình bán khuyên và nhô cao hơn bờ của rãnh nguyên thủy, gọi là nút nguyên thủy và phần rãnh lõm sâu ngay dưới nút nguyên thủy được gọi là hố nguyên thủy. Ðầu tương lai của phôi sẽ hình thành ở phía trước hố nguyên thủy còn mặt thượng bì phôi hướng vào buồng ối sẽ trở thành lưng của phôi. Ðường nguyên thủy không chỉ xác định cực đuôi - đầu mà còn xác định hai mặt phẳng đối xứng hai bên phải - trái đối xứng nhau qua đường nguyên thủy. 2. Ngày thứ 16, các tế bào thuộc thượng bì phôi ở 2 gờ bên rãnh nguyên thủy tăng sinh trở thành tế bào dẹt và di chuyển qua rãnh nguyên thủy để đi xuống khoảng trống
  • 20. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn giữa thượng bì phôi và hạ bì phôi. Hiện tượng lộn vào của tế bào thượng bì phôi này được gọi là sự tạo phôi vị. Ðầu tiên là một số tế bào thượng bì phôi đi vào trong hạ bì phôi và dần dần thay thế hoàn toàn tế bào của hạ bì phôi để biến hạ bì phôi thành nội bì chính thức. Sau đó các tế bào thượng bì phôi tiếp tục tăng sinh và di chuyển qua đường nguyên thủy chen xuống khoảng giữa thượng bì phôi và nội bì chính thức mới vừa hình thành để tạo nên lá phôi thứ ba là trung bì trong phôi. Các tế bào trung bì xuất phát từ rãnh nguyên thủy lan rộng ra hai bên và hướng ra phía đầu và đuôi phôi, một số tế bào vòng ra phía trước rồi sát nhập với nhau ở đường giữa tạo thành diện mạch. Những tế bào trung bì xuất phát từ hố nguyên thủy tiến về phía đầu phôi theo trục giữa tạo nên một khối tế bào dày đặc gọi là tấm trước sống, và sau đó tạo nên cấu trúc hình ống, gọi là ống nguyên sống, nằm ngay phía sau tấm trước sống vừa mới tạo ra trước đó. Có hai vị trí mà ở đó các tế bào trung bì không thể chen vào giữa mà phải vòng ra là màng hầu ở cực đầu và màng nhớp ở cực đuôi phôi do hai lá thượng bì và nội bì dính chặt vào nhau. Khi trung bì trong phôi hình thành xong thì thượng bì được gọi là ngoại bì. Như vậy phôi lúc này trở thành dạng
  • 21. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn đĩa phôi có 3 lá: ngoại bì, trung bì và nội bì, tất cả đều có nguồn gốc từ thượng bì phôi. Chỉ riêng tại màng hầu và màng nhớp không có trung bì. Ðường nguyên thủy lúc đầu chiếm khoảng ? chiều dài của phôi nhưng sau đó thì rút ngắn lại theo hướng đầu - đuôi. Ðến khoảng ngày thứ 22 thì đường nguyên thủy chỉ còn 10 - 20% chiều đài của phôi và biến mất vào khoảng ngày thứ 26. Sự rút ngắn của đường nguyên thủy về phía đuôi làm cho ống nguyên sống được kéo dài thêm về phía đuôi phôi. Khoảng ngày thứ 18, phần bụng của ống nguyên sống dính vào nội bì bên dưới rồi nhập vào nội bì làm cho lòng ống của ống nguyên sống dần dần biến mất. Sự hoà nhập và tiêu biến của ống nguyên sống vào nội bì xảy ra theo hướng đầu - đuôi phôi và vì vậy phần còn lại của ống nguyên sống ngày càng rút ngắn lại, và tạo ra một ống thông tạm thời giữa túi noãn hoàng và buồng ối, gọi là ống thần kinh -ruột. Các tế bào tại vị trí sát nhập ống nguyên sống vào nội bì sau đó lại tăng sinh và nhô lên thành một cái máng có hai bờ nối tiếp với nội bì. Hai bờ máng từ từ khép lại tạo nên một dây tế bào đặc và nhô lên để tách rời nội bì. Dây tế bào này gọi là dây sống.
  • 22. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Ở khoảng ngày thứ 16, ở phía đuôi phôi, từ thành sau của túi noãn hoàng, nội bì phát triển vào cuống phôi, tạo thành một túi thừa gọi là niệu nang. Niệu nang không có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của phôi. V. SỰ BIỆT HÓA CỦA NGOẠI BÌ 1. Ở đầu tuần thứ 3, ngoại bì là một lá biểu mô dẹt, hơi rộng ở vùng đầu phôi và hẹp ở vùng đuôi phôi và phủ mặt lưng của nội bì. Bờ rìa của ngoại bì tiếp giáp với màng ối. Khi dây sống được hình thành xong sẽ kích thích phần ngoại bì ở phía trên làm cho ngoại bì dày lên thành một tấm. Tấm này phát triển rộng ở phần đầu và hẹp ở phần đuôi phôi, gọi là tấm thần kinh. Ðây là nguồn gốc của toàn bộ hệ thần kinh về sau.
  • 23. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Ðến cuối tuần thứ ba, tấm thần kinh lõm xuống phía trung bì ở đường giữa để tạo thành một rãnh hay máng gọi là rãnh thần kinh hay máng thần kinh. Các tế bào từ 2 bên bờ rãnh tăng sinh, di chuyển sang hai bên và tách rời khỏi rãnh để tạo ra hai dải tế bào gọi là mào thần kinh. Hai bờ rãnh thần kinh sau đó từ từ tiến lại gần nhau và hoà nhập vào nhau ở đường giữa. Nơi bắt đầu hòa nhập là vị trí tương ứng với vùng cổ tương lai, tức khoảng ngang đôi đốt nguyên thủy thứ tư của trung bì cận trục. Quá trình khép hai bờ rãnh thần kinh tiếp tục từ đây tiến dần về hai cực của phôi. Lúc này rãnh thần kinh trở thành một ống hở hai đầu, gọi là ống thần kinh. Hai lỗ hở ở hai đầu được gọi là lỗ thần kinh trước và lỗ thần kinh sau tương ứng với vị trí của lỗ ở phần đầu và phần đuôi phôi. Hai lỗ thần kinh trước và sau sẽ đóng kín vào ngày thứ 25 và 27 tương ứng. Do tấm thần kinh ở phía đầu rộng nên khi lỗ thần kinh trước đóng kín sẽ tạo thành những túi não, về sau sẽ tiếp tục biệt hóa và phát triển để tạo ra não bộ, còn phía đuôi hẹp hơn nên sau khi đóng kín, ống thần kinh ở vùng này sẽ tạo thành một ống hình trụ gọi là ống tủy, là nguồn gốc của tủy sống sau này. Khi ống thần kinh đã hình thành xong cũng là lúc ống này bắt đầu tách ra khỏi ngoại bì ở bề mặt và nằm hẳn trong trung bì (và như vậy được ngăn cách với ngoại bì bởi trung bì). Phần mào thần kinh ở hai bên ống thần kinh thì lúc đầu tạm thời nhập vào nhau ở đường giữa, về sau sẽ tách nhau ra và di chuyển về hai bên ống thần kinh trải dài từ túi não cho đến đuôi phôi. Mào thần kinh là nguồn gốc của các hạch thần kinh tủy não và thực vật, của các phó hạch, và của phần tủy của tuyến thượng thận, . 2. Hai mép của ngoại bì, chỗ ống thần kinh tách ra khỏi ngoại bì, sẽ dính lại tạo nên một lớp ngoại bì liền lạc. Phần ngoại bì không tham gia vào sự biệt hóa tạo ra tấm thần kinh sẽ biệt hóa thành ngoại bì da, nguồn gốc của biểu mô da và các phần phụ của da như lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi, tuyến bã và tuyến vú. 3. Ngoại bì còn là nguồn gốc của biểu mô giác quan như thính giác, khứu giác, võng mạc mắt; của biểu mô phủ phần trước khoang miệng, khoang mũi, các xoang và các
  • 24. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn tuyến phụ thuộc vào các biểu mô đó; của các biểu mô phủ các đoạn tận cùng của ống tiêu hóa, hệ tiết niệu và sinh dục. VI. SỰ BIỆT HÓA CỦA TRUNG BÌ Lúc ban đầu, trung bì trong phôi là một lớp tế bào mỏng và thưa thớt, nằm ở hai bên dây sống và chen vào giữa ngoại bì và nội bì, ngoại trừ hai vị trí màng hầu và màng nhớp. Vào khoảng ngày thứ 17, các tế bào trung bì nằm sát trục giữa tăng sinh tạo ra một khối mô dày đặc gọi là trung bì cận trục. Phần trung bì ở phía ngoài trung bì cận trục và gần với bờ dĩa phôi thì mỏng hơn gọi là trung bì bên, đây cũng là phần trung bì trong phôi tiếp nối với trung bì ngoài phôi của màng ối và túi noãn hoang đã được tạo ra từ trước. Phần trung bì nằm giữa trung bì cận trục và trung bì bên được gọi là trung bì trung gian. 1. Trung bì cận trục hình thành nên 2 cặp đốt nguyên thủy đầu tiên ở 2 bên ống thần kinh vào ngày thứ 20. Từ đó, mỗi ngày có 2 - 3 cặp đốt nguyên thủy được hình thành theo hướng đầu - đuôi phôi. Cứ như vậy tới cuối tuần thứ 5, có 42 - 44 đôi khúc nguyên thủy gồm : 4 đôi chẩm, 8 đôi cổ, 12 đôi lưng, 5 đôi thắt lưng, 5 đôi cùng, và 8 - 10 đôi cụt. Sự xuất hiện của các đốt nguyên thủy làm cho ngoại bì ở phía trên bị đẩy nhô lên có thể nhìn thấy được ở mặt lưng phôi. Cặp khúc nguyên thủy chẩm thứ nhất và 5 - 7 cặp khúc nguyên thủy cụt biến mất sớm ngay sau khi được hình thành. Mỗi khúc nguyên thủy có dạng hình khối vuông rỗng gồm có 4 thành: thành trong hướng về phía ống thần kinh, thành lưng hướng về phía ngoại bì da, thành ngoài hướng về trung bì trung gian, và thành bụng hướng về nội bì. Ðến tuần thứ 4, những tế bào ở phần thành bụng và thành ngoài của đốt nguyên thủy rời khỏi đốt nguyên thủy để tạo ra trung mô là nguồn gốc của mô liên kết chính thức, mô sụn, mô xương, máu và các mạch máu. Thành trong quặt về phía bụng và áp vào thành lưng để cùng với thành lưng của đốt nguyên thủy tạo thành đốt da - cơ. Các tế bào ở mỗi đốt cơ (thuộc thành trong) lan về phía bụng để biệt hóa tạo ra cơ vân của đoạn thuộc cặp đốt tương ứng.
  • 25. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Sau khi đốt cơ đã được tạo ra, các tế bào ở thành lưng của đốt nguyên thủy tạo nên đốt da, tách rời khỏi đốt cơ và phân tán ở ngay khu vực bên dưới ngoại bì da để sau đó biệt hóa tạo ra mô liên kết dưới da. 2. Trung bì trung gian được biệt hóa theo hướng khác với trung bì cận trục. Phần trung bì trung gian ở vùng cổ và vùng ngực tương lai sẽ tạo nên những khối tế bào cũng chia đốt gọi là đốt thận. Nhưng phần trung bì trung gian ở phần đuôi phôi lại tạo nên những dải mô không chia đốt gọi là dải sinh thận. Những đốt thận và dải sinh thận sẽ biệt hóa tạo nên hệ tiết niệu và một phần của hệ sinh dục. Trung bì trung gian còn là nguồn gốc của phần vỏ tuyến thượng thận. 3. Trung bì bên sẽ tách làm 2 lá: một lá dán vào ngoại bì và tiếp nối với trung bì màng ối, gọi là lá thành, một lá dán vào nội bì và tiếp nối với trung bì noãn hoàng ở rìa của dĩa phôi tạo nên lá tạng. Khoang ở giữa lá tạng và lá thành, gọi là khoang cơ thể, thông với khoang ngoài phôi ở bờ dĩa phôi. Khi phôi phát triển, khoang cơ thể sẽ được ngăn thành khoang màng phổi, khoang màng tim, khoang màng bụng. 4. Trong quá trình tạo phôi vị, một số tế bào của trung bì phát sinh từ đường nguyên thủy, sau khi lan rộng ra hai bên, tiến về phía đầu phôi phần phía trước màng họng, để tạo thành diện tim hay diện mạch. Vào khoảng giữa tuần thứ 3, ở diện mạch, các tế bào trung bì biệt hóa thành tế bào tạo máu và tạo mạch. Các tế bào này tập hợp thành từng đám hay dây tế bào bào gọi là những tiểu đảo tạo máu và tạo mạch. Ở mỗi đám, khoảng gian bào dần dần rộng ra và đẩy các tế bào xa nhau ra. Tế bào ở trung tâm của mỗi đám trở thành hình cầu và biệt hóa thành tế bào máu nguyên thủy. Còn các tế bào ở ngoại vi trở nên dẹt và biệt hóa thành tế bào nội mô mạch máu. Như vậy mỗi tiểu đảo tạo máu và tạo mạch sẽ tạo ra một ống nội mô chứa đầy tế bào máu nguyên thủy. Về sau do sự phát triển của tế bào nội mô, những ống nội mô lân cận thông
  • 26. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn thương với nhau, tạo ra một hệ thống mạch máu chứa tế bào máu. Tương tự như vậy, những tế bào máu nguyên thủy và mao mạch máu cũng được tạo ra đồng thời trong trung mô ngoài phôi của cuống phôi, của màng đệm, của các nhung mao màng đệm và của thành của túi noãn hoàng. Rồi sau đó mạch máu ngoài phôi sẽ tiếp nối với hệ thống mạch trong phôi. Tim và các mạch máu lớn được tạo ra từ diện mạch, lúc ban đầu cũng là những ống nội mô. Về sau, do mô liên kết và mô cơ, được biệt hóa từ trung bì, đắp thêm vào mặt ngoài của ống nội mô để tạo nên thành của tim và của các mạch máu. VII. SỰ BIỆT HÓA CỦA NỘI BÌ Sau giai đoạn phôi vị, nội bì là một phần của thành túi noãn hoàng và tiếp giáp với nội bì noãn hoàng ở bờ của đĩa phôi. Ở mặt lưng, nội bì tiếp xúc với trung bì, ngoại trừ hai vị trí là màng hầu và màng nhớp. Nội bì phát triển và biệt hóa cho ra:
  • 27. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn - Biểu mô phủ tai giữa, các xoang mặt và vòi Eustache - Biểu mô tuyến của tuyến giáp, cận giáp và tuyến ức - Biểu mô phủ và biểu mô tuyến của đường hô hấp từ họng đến phế nang - Biểu mô phủ ống tiêu hóa, trừ biểu mô khoang miệng và đoạn thấp của ống hậu môn - Biểu mô tuyến của các tuyến thuộc thành của các đoạn ống tiêu hóa như tuyến thực quản, tâm vị, môn vị, đáy vị, tuyến Lieberkuhn, Brunner; và các tuyến nằm ngoài đường tiêu hóa như gan, tụy, tuyến nước bọt (trừ tuyến mang tai) - Biểu mô phủ bàng quang, một phần âm đạo, toàn bộ niệu đạo ở nữ nhưng chỉ một phần niệu đạo ở nam, trừ đoạn niệu đạo dương vật. VIII. SỰ KHÉP MÌNH Lúc mới được tạo ra, phôi là một tấm phẳng dạng đĩa tròn hoặc hơi bầu dục, dẹt gồm 2 lá phôi: thượng bì và hạ bì chồng lên nhau. Trong quá trình phát triển phôi vị, do sự phát triển ở vùng đầu phôi mạnh hơn ở vùng đuôi phôi, làm cho phôi có dạng hình trái lê dẹt. Sự hình thành của trung bì ở giữa ngoại bì và thượng bì tạo ra phôi có 3 lá chồng lên nhau. Sự khép mình sẽ biến đĩa phôi 3 lá dẹt 2 chiều thành một cơ thể 3 chiều hình ống đặc trưng của động vật có xương sống. Ðộng lực chính giúp cho phôi khép mình là sự khác biệt về tăng trưởng của các cấu trúc trong và ngoài phôi.
  • 28. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 1. Phôi khép mình do sự tăng trưởng của các phần khác nhau: Cuối tuần thứ 3, phôi vẫn còn là đĩa phôi ba lá hình bầu dục và dẹp. Sang tuần thứ 4, đĩa phôi tăng trưởng nhanh, nhất là chiều dài và khép mình lại do sự tăng trưởng không đồng bộ của các cấu trúc trong và ngoài phôi: đĩa phôi và túi ối tăng trưởng nhanh nhưng túi noãn hoàng thì hầu như không to thêm. - Sự phát triển mạnh theo chiều dài của ống thần kinh làm cho phôi cong lên thành hình chữ C. Ðặc biệt là ở vùng đầu phôi, các túi não phát triển mạnh và nở to ra làm cho đầu phôi gập về phía bụng. Do vậy, diện tim lúc đầu nằm ở phía trước màng hầu, khi đầu phôi gập vào sẽ làm cho diện tim nằm ở phía sau màng hầu và màng này cũng bị xoay một góc 180o quanh trục vuông góc với trục giữa của phôi. Ðồng thời sự cong lên của đuôi phôi về phía bụng đã đưa cuống phôi có chứa niệu nang về phía túi noãn hoàng đang bị thu hẹp vào thân phôi. - Ở hai bên ống thần kinh, các đốt nguyên thủy của trung bì cận trục cũng phát triển mạnh cùng với sự phát triển của buồng ối làm cho phôi gấp lại ở hai bên sườn nhờ trục là ống thần kinh, dây nguyên sống, và các đốt nguyên thủy. Các bờ 2 bên đĩa phôi khép lại ở phía bụng cùng với sự khép lại theo hướng đầu đuôi nêu trên làm cho túi noãn hoàng bị thu hẹp lại thành một ống hẹp, gọi là ống noãn hoàng. Tại vị trí đầu phôi, hai bờ rìa của phôi khép lại và dính lại, cứ như vậy hai bờ rìa của phôi tiếp tục khép dần xuống phía rốn. Khi các bờ này dính lại với nhau thì ngoại bì, trung bì và nội bì của 2 bên cũng nối với nhau tương ứng. Kết quả này làm cho phôi trở thành một ống gồm ba lớp: lớp ngoài là ngoại bì bao bọc mặt ngoài toàn bộ phôi, ngoại trừ vùng rốn nơi có túi noãn hoàng và cuống phôi; trung bì và nội bì.
  • 29. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 2. Nội bì khép lại tạo nên ruột nguyên thủy là ống ruột kín gồm ruột trước và ruột sau do sự khép lại của phôi ở vùng đầu, đuôi và hai bên. Lúc đầu, ở khu vực giữa hở rộng do thông thương với túi noãn hoàng. Về sau, khi hai mép nội bì ở đoạn này dần dần khép lại, đoạn ruột ở đây sẽ trở thành dạng ống thông thương với túi noãn hoàng qua ống noãn hoàng mà thôi. Ðầu trên của ống ruột có màng hầu sẽ trở thành miệng vào khoảng tuần thứ 4, còn đầu dưới của ống ruột có màng nhớp sẽ tạo nên hậu môn và lỗ tiểu trong tuần thứ 7.
  • 30. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 3. Khi cuống phôi bị đưa về phía túi noãn hoàng thì trung bì cuống phôi sát nhập vào trung bì noãn hoàng và bao quanh ống noãn hoàng. Cuống phôi và ống noãn hoàng tạo thành dây rốn nối phôi với nhau và được bao bọc bên ngoài là màng ối. Nơi dây rốn dính vào phôi gọi là rốn phôi. 4. Buồng ối tiếp tục phát triển rộng ra và chứa đựng toàn bộ phôi. Tài liệu tham khảo: 1. Phạm Phan Ðịch (1998). Phôi thai học người. Trường Ðại học Y Hà nội 2. Larsen William J. (1993). Human Embryology Câu hỏi lượng giá: 1. Màng ối được hình thành và biệt hóa từ A. Nguyên bào phôi B. Hạ bì phôi C. Trung bì ngoài phôi D. Thượng bì phôi E. Nguyên bào nuôi 2. Túi noãn hoàng chính thức A. Có nguồn gốc từ túi noãn hoàng nguyên thủy B. Là túi noãn hoàng nguyên thủy đổi tên C. Tạo thành từ sự tăng sinh và di chuyển của các tế bào từ hạ bì D. Có thành là màng Heuser và hạ bì phôi E. Thường tồn tại cho đến khi sinh 3. Phôi làm tổ được nhờ vào A. Lá nuôi hợp bào B. Lá nuôi tế bào C. Nguyên bào nuôi
  • 31. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn D. Nguyên bào phôi E. Thượng bì phôi 4. Phôi thường làm tổ ở giai đoạn A. Phôi dâu B. Phôi nang C. Phôi vị D. Phôi thần kinh E. Phôi khép mình 5. Giai đoạn Phôi vị được khởi đầu bằng A. Sự hình thành của đường nguyên thủy B. Hạ bì trở thành nội bì C. Trung bì trong phôi hình thành D. Thượng bì được đổi thành ngoại bì E. Phôi vừa làm tổ xong SỰ LÀM TỔ Mục tiêu: 1. Nêu được những thay đổi của nội mạc tử cung trong giai đoạn phôi làm tổ 2. Nêu được những thay đổi của phôi trong giai đoạn phôi chuẩn bị làm tổ 3. Nêu được sự thay đổi của lá nuôi trong quá trình phát triển của phôi 4. Nêu được sự thay đổi của màng nhau trong quá trình phát triển của phôi 5. Nêu được thành phần và chức năng của nước ối 6. Nêu được đặc điểm cấu tạo và chức năng của bánh nhau 7. Nêu và giải thích được những trường hợp bất thường làm tổ
  • 32. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Sự làm tổ là quá trình phôi tự vùi mình vào nội mạc tử cung để tiếp tục phát triển. Ở người, phôi thường làm tổ vào khoảng ngày thứ 6 - 7 sau thụ tinh, tương ứng với khoảng ngày thứ 21 của chu kỳ kinh. Lúc này, niêm mạc tử cung đang ở kỳ trước kinh (hay kỳ chế tiết), và phôi đang ở giai đoạn phôi nang. Phôi làm tổ được là nhờ vào những thay đổi trong nội mạc tử cung của mẹ và của bản thân phôi nang. I. NHỮNG THAY ÐỔI CỦA NỘI MẠC TỬ CUNG Trong kỳ trước kinh, nội mạc tử cung có những biến đổi quan trọng nhằm chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi. Nội mạc tử cung dày lên khoảng 5mm do sự phát triển của lớp đệm và tuyến tử cung. Các tuyến tử cung trở nên cong queo, các tế bào tuyến bắt đầu tích lũy glycogen và sau đó tăng chế tiết chất nhầy chứa nhiều glycogen vào lòng tuyến, làm cho tuyến trở nên dãn rộng. Trong lớp đệm của nội mạc tử cung, các tế bào liên kết cũng có hiện tượng tăng sinh, tích lũy nhiều glycogen trong bào tương và biến đổi thành những tế bào hình đa diện gọi là tế bào rụng. Các mạch máu trong lớp đệm tăng phân nhánh để tạo ra nhiều mao mạch. Các mao mạch sau đó trương to lên, tính thấm thành mạch gia tăng làm cho lớp đệm nội mạc tử cung bị phù nề. Kỳ trước kinh còn được gọi là kỳ chế tiết hay kỳ hoàng thể. Trong trường hợp không có sự thụ tinh thì hoàng thể sẽ thoái hóa vào đầu chu kỳ kinh kế tiếp, còn trong trường hợp có thụ tinh và phôi làm tổ, nhờ HCG do các tế bào của lá nuôi hợp bào tiết ra (chính vì thế người ta dùng test tìm HCG để xác định có thai) giúp hoàng thể duy trì khả năng chế tiết progesteron và estrogen cho đến khoảng tháng thứ 5 - 6 của thai kỳ mới bắt đầu thoái hóa. Tế bào rụng và khoảng gian bào của lớp đệm nội mạc tử cung bị phù nề do chứa dịch thoát mạch là những biến đổi đặc trưng khi có sự làm tổ của phôi, còn gọi là phản ứng màng rụng. Lúc đầu phản ứng màng rụng xảy ra ở ngay vùng phôi làm
  • 33. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Sau khi phôi làm tổ và tiếp tục phát triển, màng rụng được phân biệt thành 3 vùng khác nhau: màng rụng đáy (decidua basalis) là phần màng rụng bao quanh cực phôi, và đây cũng chính là phần nhau thuộc mẹ cùng với phần nhau thuộc con tạo nên bánh nhau; màng rụng bao (decidua capsularis) là phần màng rụng được tạo thành do sự tái tạo lớp đệm của nội mạc tử cung nơi phôi nang đã lọt qua trong quá trình làm tổ; màng rụng thành (decidua parietalis) là phần màng rụng còn lại.
  • 34. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn II. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG PHÔI NANG Phôi nang lúc chuẩn bị làm tổ có cấu tạo gồm mầm phôi là những nguyên bào phôi tập trung ở một phía gọi là cực phôi, và lớp tế bào bao bọc bên ngoài mầm phôi và khoang phôi nang, là những nguyên bào nuôi. Khi phôi bắt đầu làm tổ, phần nguyên bào nuôi tiếp xúc với lớp đệm của nội mạc tử cung sẽ biệt hóa thành hai lớp: lớp trong, gọi là lá nuôi tế bào, được cấu tạo bởi những tế bào một nhân, có ranh giới tế bào rõ và thường có hình ảnh phân bào; lớp ngoài, gọi là lá nuôi hợp bào, được cấu tạo bởi tế bào nhiều nhân, có ranh giới tế bào không rõ và không bao giờ có hình ảnh phân bào. Lá nuôi hợp bào phát triển mạnh, chế tiết enzym tiêu hủy các thể liên kết tế bào của biểu mô nội mạc tử cung rồi tiến sâu vào lớp đệm nội mạc tử cung, tiếp tục
  • 35. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Vào khoảng ngày thứ 9, khi phôi vừa vùi hoàn toàn trong lớp đệm của nội mạc tử cung, nội mạc chỗ phôi vùi vào bị che phủ bởi một lớp tơ huyết, gọi là nút làm tổ. Ở cực phôi, lá nuôi hợp bào phát triển mạnh và bắt đầu có xuất hiện những hốc trong lá nuôi hợp bào. Khoảng ngày thứ 11, phôi hoàn toàn nằm trong nội mạc tử cung. Nút làm tổ được biểu mô hóa do tế bào biểu mô nội mạc tử cung tăng sinh và lan dần ra phủ bề mặt vết sẹo. Ở cực phôi, lá nuôi hợp bào tiếp tục tiến sâu vào lớp đệm nội mạc tử cung, nơi có nhiều mao mạch máu xung huyết. Các mao mạch xung huyết này bị dãn nhiều hơn và trở thành mao mạch kiểu xoang. Do sự phá hủy của các enzym tiết ra từ lá nuôi tế bào, các mao mạch kiểu xoang bị xuyên thủng và do đó máu mẹ tràn vào trong các hốc nằm trong lá nuôi hợp bào tạo nên cấu trúc gọi là hồ máu. Như vậy, máu mẹ đã tiếp xúc trực tiếp với phôi tại các hốc trong lá nuôi hợp bào, đây là sự khởi đầu cho tuần hoàn tử cung - nhau. Vị trí phôi làm tổ Phôi nang thường làm tổ ở mặt trước phần đáy của tử cung. Nếu phôi làm tổ ở phần thấp phía dưới thì khi bánh nhau phát triển dễ dẫn đến nhau tiền đạo, tùy theo mức độ che lấp lỗ trong cổ tử cung mà người ta gọi là nhau bám mép, nhau tiền đạo một phần hay toàn phần. Phôi có thể làm tổ ở ngoài tử cung, trong trường hợp này gọi là thai lạc chỗ hay thai ngoài tử cung. Khoảng 90% thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi trứng, ít hơn là
  • 36. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Sự phát triển tiếp theo của lá nuôi Ở cuối tuần thứ hai sự thông thương giữa xoang mạch máu mẹ và các hồ máu tiếp tục phát triển, lá nuôi tế bào tăng sinh để tạo ra những nhú phát triển về phía lá nuôi hợp bào nằm chen giữa các hồ máu hình thành nên nhung mao lá nuôi nguyên phát hay gai nhau bậc I. Gai nhau bậc I gồm trục lá nuôi tế bào và bao phủ bên ngoài là lá nuôi hợp bào. Ðầu tuần thứ ba trung bì ngoài phôi tăng sinh và phát triển vào bên trong các gai nhau bậc I để đội lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào lên và trở thành trục của gai nhau, gọi là gai nhau bậc II (nhung mao đệm thứ phát).
  • 37. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Cuối tuần thứ ba, các tế bào trung mô của trung bì ngoài phôi biệt hóa thành các mao mạch và mô liên kết thưa trong gai nhau bậc II và thông nối với các hệ thống mạch máu trong phôi. Gai nhau bậc II có chứa các mao mạch gọi là gai nhau bậc III hay nhung mao đệm vĩnh viễn. Từ sự hình thành gai nhau bậc III, tuần hoàn tử cung - nhau được thiết lập. Các chất dinh dưỡng, chất khí và nước từ máu mẹ sang máu thai nhi phải vượt qua 4 lớp: tế bào nội mô mao mạch, mô liên kết thưa trong gai nhau, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. III. MÀNG NHAU Sau khi hình thành gai nhau bậc III, toàn bộ mặt ngoài của phôi đều có gai nhau nhưng sau đó các gai nhau tiêu biến dần ở cực không phôi, do đó vùng màng đệm ( là cấu trúc tạo nên do trung bì lá nuôi dính vào lớp lá nuôi tế bào)này trở nên trơn nhẵn, gọi là màng đệm trơn. Phần màng đệm có gai nhau phát triển về phía màng rụng đáy gọi là màng đệm gai nhau. Khoang ối lúc đầu là khoang nhỏ ở mặt lưng của phôi, càng về sau khoang ối càng phát triển mở rộng ra trở thành túi bao kín toàn bộ phôi. Trong khoang ối phôi được treo lơ lửng và tắm mình trong nước ối. Nước ối ngày càng nhiều, màng ối càng dãn rộng và tiến sát vào màng đệm trơn để cuối cùng trung bì màng ối dán vào màng này. Vậy, khoang đệm (khoang ngoài phôi) càng lúc càng hẹp sau đó biến mất. Màng đệm trơn bao bọc mặt ngoài màng ối và dính vào màng ối để tạo ra màng kép gọi là màng đệm ối hay màng nhau. IV. NƯỚC ỐI Lúc đầu nước ối có lẽ do các tế bào màng ối tiết ra, nhưng sau đó có thể từ huyết thanh mẹ ngấm qua (do nồng độ các chất hòa tan trong nước ối và huyết thanh mẹ giống nhau). Lượng nước ối tăng dần, trung bình có khoảng 1000ml nước ối vào cuối thai kỳ. Mỗi ngày thai nhi có thể nuốt vào 500ml nuớc ối và bài tiết qua đường tiểu, ngoài ra lượng lớn nước ối được trao đổi hai chiều giữa mẹ và con qua hàng rào nhau. Chức năng của nước ối: 1. Chức năng cơ học: che chở và đệm cho thai nhi không bị tác động bởi lực cơ học bên ngoài, không cho thai nhi dính vào màng ối, cho phép thai nhi cử động tự do và phát triển cân xứng trong tử cung. 2. Chống khô và điều hòa nhiệt độ cho thai nhi. 3. Giữ cân bằng lượng nước trong phôi thai. Nước ối còn được sử dụng rất phổ biến trong các trường hợp cần chẩn đoán trước sinh
  • 38. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn V. NHAU Gồm hai phần: - Nhau thuộc con có nguồn gốc từ màng đệm gai nhau - Nhau thuộc mẹ do màng rụng đáy tạo thành Từ tháng thứ hai, những gai nhau bậc III phát triển mạnh tiến sâu vào nội mạc thân tử cung phân nhánh rất nhiều lần từ thân chính. Từ tháng thứ tư, lớp lá nuôi tế bào ở gai nhau bậc III thoái triển dần và cuối cùng còn tồn tại dưới dạng các đám tế bào nhỏ nằm rải rác trên thân gai nhau. Lúc này, mỗi nhánh của gai nhau được cấu tạo bởi trục là mô liên kết chứa mạch máu và bao phủ bên ngoài là lớp lá nuôi hợp bào, Khi sanh nhau có dạng hình dĩa, đường kính 15 - 20 cm, dày 2-3 cm, trọng lượng trung bình khoảng 500g hoặc khoảng 1/6 trọng lượng thai nhi. Nhau có hai mặt, mặt mẹ gồ ghề có nhiều múi nhau, mặt con trơn láng có màng ối phủ ngoài và dây rốn thường cắm vào giữa nhau, từ đó tỏa ra nhiều mạch máu. Chức năng của nhau Trao đổi chất: chất dinh dưỡng, 02, CO2 1. 2. Chế tiết hormone: HCG (Human Chorionic Gonadotropin), Estrogen và Progesteron. 3. Miễn dịch: cung cấp kháng thể IgG cho thai nhi
  • 39. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn VI. DÂY RỐN Trong quá trình khép mình, cuống phôi chứa niệu nang nằm ở cực đuôi phôi dần dần chuyển về phía mặt bụng và tiến gần đến ống noãn hoàng. Từ đầu tháng thứ hai, do sự phát triển của buồng ối, cuống phôi và ống noãn hoàng nhập vào nhau. Lúc đó dây rốn có cấu tạo gồm trung bì của cuống phôi bao quanh ống noãn hoàng và được bao bọc bên ngoài bởi màng ối. Bên trong màng ối, trung bì biệt hóa thành mô liên kết nhầy còn gọi là chất đông Wharton. Dây rốn chứa hai động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn được biệt hóa từ trung bì tại chỗ. Túi noãn hoàng và niệu nang (đoạn ngoài phôi) được chứa trong đoạn đầu của dây rốn sẽ bị thoái hóa sau đó. Lúc sinh dây rốn có đường kính khoảng 2cm và dài khoảng 50cm. VII. ÐA THAI
  • 40. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Thường gặp nhất là song thai. Song thai được chia làm 2 loại: song thai thật và song thai giả. Song thai thật còn gọi là sinh đôi cùng trứng, song thai giả còn gọi là sinh đôi khác trứng. Sinh đôi cùng trứng có kiểu di truyền hoàn toàn giống nhau và tùy thuộc sự phân tách của phôi bào ở giai đoạn nào mà các cấu trúc của phôi như các lá phôi, màng ối, dây rốn và bánh nhau có thể dính chung hoặc tách riêng biệt nhau. Ðặc biệt đối với các lá phôi vì sự phân tách không trọn vẹn hoặc ở giai đoạn muộn sẽ dẫn đến song thai dính. Song thai giả có kiểu di truyền khác nhau vì vậy có thể giống hoặc khác nhau về giới tính, trong khi bánh nhau, dây rốn và màng ối thì hoàn toàn khác nhau. Câu hỏi lượng giá: 1. Phôi thường bắt đầu làm tổ vào ngày thứ: A. 4-5 sau thụ tinh B. 6-7 sau thụ tinh C. 9 sau thụ tinh D. 10 sau thụ tinh E. Tất cả đều sai
  • 41. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 2. Phôi thường làm tổ xong vào ngày thứ: A. 6-7 sau thụ tinh B. 9-10 sau thụ tinh C. 12 sau thụ tinh D. 13-14 sau thụ tinh E. 15 sau thụ tinh 3. Lá nuôi của phôi là cấu trúc: A. Ðược tạo thành từ ngàythứ 9 sau thụ tinh B. Tạo thành hàng rào nhau thai C. Tạo tế bào máu nguyên thủy D. Tạo thành màng rụng E. Tạo nên một phần cuống phôi 4. Gai nhau thứ cấp (bậc 2) được cấu tạo bởi: A. Lá nuôi hợp bào, lá nuôi tế bào và trung bì ngoài phôi B. Chỉ có lá nuôi tế bào và trung bì ngoài phôi C. Lá nuôi tế bào, trung bì ngoài phôi và một ít mạch máu D. Lá nuôi tế bào, trung bì ngoài phôi và màng rụng đáy E. Tất cả đều sai 5. Nhau có cấu tạo gồm: A. Màng đệm gai nhau và màng rụng thành B. Màng đệm gai nhau và màng rụng bao C. Màng đệm gai nhau và màng rụng đáy D. Màng đệm trơn và màng rụng đáy E. Màng đệm trơn và màng rụng thành. SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIM MẠCH I. ÐẠI CƯƠNG II. PHÁT TRIỂN CỦA TIM 1/ Phát triển theo chiều dài và gấp khúc 2/ Phát triển không đồng đều các buồng tim 3/ Ngăn các buồng tim III. PHÁT TRIỂN CỦA ÐỘNG MẠCH 1/ Phát triển của các cung động mạch chủ 2/ Phát triển của các động mạch gian đốt 3/ Phát triển của các động mạch rốn, động mạch các chi và não.
  • 42. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn IV. PHÁT TRIỂN CỦA TĨNH MẠCH 1/ Tĩnh mạch noãn hoàng 2/ Tĩnh mạch rốn 3/ Tĩnh mạch chính chung V. TUẦN HOÀN NHAU THAI VÀ SAU KHI RA ÐỜI 1/ Tuần hoàn nhau thai 2/ Tuần hoàn sau khi ra đời VI. PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG 1/ Phát triển bất thường của tim 2/ Phát triển bất thường của động mạch, tĩnh mạch I. ÐẠI CƯƠNG: Hệ tim mạch là cơ quan trong phôi hoạt động sớm nhất; máu bắt đầu lưu thông ở cuối tuần thứ ba. Phôi trong giai đoạn sớm có đủ chất dinh dưỡng là nhờ sự thẩm thấu từ các mô bao quanh, nhưng vì phôi lớn rất nhanh nên đòi hỏi phải có một phương thức cung cấp năng lượng và loại bỏ chất thải một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, hệ tim mạch phát triển rất sớm và trở thành cơ quan cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho phôi. Dấu hiệu hình thành tim sớm nhất vào đầu tuần thứ ba, đó là sự xuất hiện của cặp ống tim nội mô. Sau đó, cặp dây này tạo lòng, rồi hoà nhập vào nhau để hình thành một ống tim duy nhất. Lúc này, tim chưa có buồng rõ rệt cũng như các cơ tim chưa biệt hoá hoàn toàn nhưng tim đã bắt đầu hoạt động (ngày 21).
  • 43. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Hệ tim mạch hình thành từ mô nguyên bào sinh mạch [1], một mô có nguồn gốc từ trung mô. Các mạch máu ban đầu không thể phân biệt được tĩnh mạch và động mạch, các mạch máu được định danh là nhờ vào mối quan hệ với tim (phía đầu phôi là cực động mạch và phía đuôi phôi là cực tĩnh mạch) và nhờ vào hoạt động (dẫn máu đi hay đem máu tới) được hình thành sau đó. II. PHÁT TRIỂN CỦA TIM: Trong quá trình tạo phôi vị, trung bì bên phát triển hướng về phía đầu phôi, phía trước tấm trước dây sống tạo thành diện sinh tim [2] có hình cung. Sau đó, diện sinh tim tách thành hai lá thành và tạng, tạo thành khoang ngoài màng tim, thông nối với khoang ngoài phôi. Do kích thích của nội bì bên dưới, các tế bào của lá tạng sinh sản nhanh chóng tạo thành dây, sau đó tạo lòng để thành hai cặp ống tim nội mô nằm riêng rẽ ở hai bìa của phôi.
  • 44. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Nhờ quá trình khép mình của phôi (hai bên gấp về hướng bụng) mà hai ống tim ở hai bên tiến sát vào nhau rồi trở thành một ống duy nhất nằm ở mặt bụng của ruột trước. Cũng nhờ quá trình khép mình của phôi (đầu gập vào thân một góc 1800 quanh trục phải-trái) mà diện sinh tim lúc đầu ở phía trước trở thành phía sau của tấm trước dây sống.
  • 45. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Như vậy, lúc này tim là một ống thẳng, và vào khoảng cuối tuần 4, ống tim gồm 5 đoạn: hành động mạch chủ [3], hành tim [4], tâm thất nguyên thủy [5], tâm nhĩ nguyên thủy [6] và xoang tĩnh mạch [7] theo thứ tự từ trên xuống dưới (hướng đầu- đuôi). Về phía đầu, hành động mạch chủ tiếp nối với rễ động mạch chủ bụng và về phía đuôi, xoang tĩnh mạch nhận máu từ các cặp tĩnh mạch noãn hoàng, tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch chính chung. Xoang tĩnh mạch gồm hai sừng nên mỗi bên sừng sẽ nhận ba tĩnh mạch riêng rẽ của ba cặp tĩnh mạch nói trên. Ðể có hình dáng của tim trong tương lai, ống tim trải qua 3 quá trình chính: 1/ Phát triển theo chiều dài và sau đó gấp khúc 2/ Phát triển không đồng đều các buồng tim 3/ Ngăn các buồng tim
  • 46. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 1. Phát triển chiều dài và gấp khúc của ống tim: Tim được cố định hai đầu bằng mạc treo tim lưng nên khi ống tim dài ra, ống tim sẽ bị gấp khúc lại
  • 47. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn tại hai vị trí: vị trí thứ nhất nằm giữa hành tim - tâm thất nguyên thủy và vị trí thứ hai nằm giữa tâm thất nguyên thủy - tâm nhĩ nguyên thủy. Về sau, hành tim phát triển thành tâm thất phải, tâm thất nguyên thủy phát triển thành tâm thất trái. Cũng nhờ quá trình gấp khúc, nên hành tim và tâm thất nguyên thủy dần dần di chuyển về phía bụng - đuôi và hơi lệch sang phải, ngược lại tâm nhĩ nguyên thủy và xoang tĩnh mạch lại di chuyển về hướng lưng - đầu và hơi lệch trái.
  • 48. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 2. Sự phát triển không đồng đều của các buồng tim [8] Hành động mạch chủ: phát triển thành thân và nón động mạch , là nơi nối liền giữa động mạch chủ và động mạch phổi với hai tâm thất.
  • 49. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Hành tim: phát triển mạnh thành tâm thất phải. Tâm thất nguyên thủy: phát triển thành tâm thất trái và đoạn nằm giữa tâm thất nguyên thủy với hành tim trở nên hẹp tương đối do đó trở thành lỗ liên thất. Tâm nhĩ nguyên thủy: phát triển sang hai bên và bao phủ lên đoạn trên của hành tim. Ðoạn nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất nguyên thủy trở thành ống nhĩ thất chung [9]. Xoang tĩnh mạch gồm hai sừng trái và phải. Trong quá trình phát triển, sừng trái gần như bị tiêu biến đi và trở thành xoang vành [10] để dẫn lưu máu của cơ tim, chỉ còn sừng phải tăng kích thước khá lớn. Sừng phải sau đó sát nhập một phần vào tâm nhĩ nguyên thủy (nơi sẽ trở thành tâm nhĩ phải) để trở thành nơi nhận máu của tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch vành.
  • 50. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 3. Quá trình ngăn các buồng tim: Quá trình ngăn ống nhĩ thất chung: cuối tuần thứ tư, trong lòng ống nhĩ thất xuất hiện một vách ngăn chia ống nhĩ thất thành hai buồng trái và phải. Ở mỗi bên, có sự tăng sinh của trung mô tại chỗ rồi lại thoái biến một phần để tạo thành van ba lá [11] bên phải (ngăn tâm thất và tâm nhĩ bên phải) và van hai lá [12] ở bên trái (ngăn tâm thất và tâm nhĩ bên trái). Quá trình ngăn buồng nhĩ: gồm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu là quá trình hình thành vách nguyên phát [13] phát triển từ trên xuống dưới chia buồng nhĩ thành nhĩ phải và trái, trên vách có lỗ thủng được gọi là lỗ nguyên phát [14]. Sau đó, lỗ nguyên phát được bịt kín bởi vách nguyên phát. Tuy nhiên, trước khi lỗ nguyên phát bị bịt kín hoàn toàn thì phần trên của vách nguyên phát bị thoái hoá tạo thành lỗ thứ phát [15]. Giai đoạn tiếp theo là sự xuất hiện của vách thứ phát cũng phát triển từ trên xuống và nằm bên phải của vách nguyên phát. Vách thứ phát che dần lỗ thứ phát làm cho lỗ này trở thành một khe hẹp có hướng từ phải sang trái và từ dưới lên trên và được gọi là lỗ bầu dục [16]. Trong lúc này, vách nguyên phát vẫn tiếp tục thoái hoá phần trên cao chỉ để lại phần dưới và trở thành van lỗ bầu dục.
  • 51. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Quá trình ngăn buồng thất: tâm thất phải (hành tim) và tâm thất trái (tâm thất nguyên thủy) được ngăn cách nhau bởi vách liên thất tạo thành từ: (1) khối trung mô phát triển từ vùng giữa hai cấu trúc này (tạo ra đoạn cơ của vách liên thất); (2) vách ngăn ống nhĩ thất; và (3) hành động mạch chủ. Quá trình ngăn hành động mạch chủ (thân-nón động mạch): việc ngăn hành động mạch chủ nhằm mục đích tạo ra hai ống động mạch, trong đó ống bên phải (động mạch phổi) phải thông với hành tim (thất phải) và ống bên trái (động mạch chủ) phải thông với tâm thất nguyên thủy (thất trái). Quá trình ngăn này do sự hình thành của một vách ngăn xoắn.
  • 52. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn III. PHÁT TRIỂN CỦA ÐỘNG MẠCH: Vào ngày thứ 17, trung bì lá tạng của túi noãn hoàng tụ lại tạo nên đảo máu[17]. Vào ngày thứ 18, sự tạo mạch bắt đầu, trung bì lá tạng biệt hoá thành tế bào nội mô và tạo thành dây sinh mạch. Dây sinh mạch sau đó hội tụ, tăng sinh và tạo lòng để trở thành hệ mạch máu của phôi. 1. Phát triển của các cung động mạch chủ: Khi tim còn là ống tim nội mô, phần hành động mạch chủ được tiếp nối bởi rễ động mạch chủ bụng. Ðộng mạch này sau đó phát triển hướng về đuôi phôi để tạo nên động mạch chủ lưng. Khi phôi khép mình, đôi động mạch chủ lưng tiến sát vào nhau ở mặt
  • 53. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Ở người: - Cung động mạch thứ nhất trở thành động mạch hàm trong. - Cung thứ hai thành động mạch xương móng và xương bàn đạp. - Cung thứ ba tạo thành đoạn gần của động mạch cảnh trong. - Cung thứ tư góp phần tạo thành quai động mạch chủ. - Cung thứ năm không phát triển.
  • 54. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn - Cung thứ sáu phát triển thành ống động mạch[19] thông nối giữa động mạch phổi và động mạch chủ. 2. Phát triển của các động mạch gian đốt: Các động mạch gian đốt là các nhánh của động mạch chủ lưng (gồm động mạch tạng bụng, tạng bên và tạng lưng) tưới máu cho ruột nguyên thủy, trung bì trung gian và ống, mào thần kinh. 3. Phát triển của các động mạch rốn, động mạch các chi và động mạch não. IV. PHÁT TRIỂN CỦA TĨNH MẠCH: Vào tuần thứ tư, có ba cặp tĩnh mạch đổ vào tim: 1/ Cặp tĩnh mạch noãn hoàng [20] dẫn máu từ túi noãn hoàng vào xoang tĩnh mạch. Vì các tĩnh mạch này đi qua vách ngang [21] nên chúng thông nối với đám rối dây tạo gan nằm trong vách ngang để phát triển thành hệ tĩnh mạch gan và hệ tĩnh mạch cửa. 2/ Cặp tĩnh mạch rốn [22] dẫn máu có oxy từ bánh nhau đổ vào tim. Ngành phải và một phần ngành trái của tĩnh mạch rốn (phần nằm giữa gan và xoang tĩnh mạch) dần dần thoái hoá và biến mất, do đó chỉ còn một phần còn lại của ngành trái thực sự dẫn máu vào tim. Cùng lúc đó, bên trong gan xuất hiện một ống thông rộng, gọi là ống tĩnh mạch [23], nối tĩnh mạch rốn với tĩnh mạch chủ dưới. Ống tĩnh mạch đóng vai trò một đường vòng qua gan cho phép máu từ nhau đổ thẳng vào tim. Sau sanh, tĩnh mạch rốn và ống tĩnh mạch trở thành dây chằng. 3/ Ba tĩnh mạch chính chung [24] dẫn lưu toàn bộ máu của phôi. Tĩnh mạch chính trước và sau dẫn lưu máu cho phần đầu và đuôi của phôi. V. TUẦN HOÀN NHAU THAI VÀ SAU KHI RA ÐỜI 1. Tuần hoàn nhau thai: Máu từ bánh nhau theo tĩnh mạch rốn về hệ tĩnh mạch cửa ở gan và đổ về tĩnh mạch chủ dưới. Mặt khác, máu cũng theo ống tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch chủ dưới mà không qua gan, ống này có hệ thống cơ thắt có thể điều tiết lượng máu đi qua. Máu từ tĩnh mạch chủ dưới sau đó đổ vào nhĩ phải. Máu ở nhĩ phải hoặc đi xuống thất phải thông qua van nhĩ thất, hoặc sang nhĩ trái thông qua lỗ bầu dục (vì áp lực ở nhĩ phải lúc này cao hơn nhĩ trái, do phổi chưa nở nên áp lực tưới máu phổi cao dẫn đến tăng áp lực lần lượt là thất phải rồi nhĩ phải). Máu từ thất phải sẽ đi vào động mạch phổi, rồi lên phổi hoặc vào động mạch chủ thông qua ống động mạch (cung động mạch chủ thứ sáu) do áp lực lúc này của động mạch phổi cao hơn động mạch chủ. Máu từ nhĩ trái sẽ xuống thất trái và đi vào động mạch chủ. Từ động mạch chủ, máu sẽ đến các tạng hoặc theo động mạch rốn để đến nhau. HÌNH: Tuần hoàn trước sanh
  • 55. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 2. Tuần hoàn sau khi ra đời: Sau những động tác thở đầu tiên, phổi sẽ nở ra làm giảm sức cản của phổi. Hậu quả là máu lên phổi dễ dàng và áp lực trong động mạch phổi cũng như trong buồng thất phải, nhĩ phải cũng giảm đi. Ngược lại, máu từ phổi đổ về nhĩ trái nhiều hơn làm tăng áp lực của nhĩ trái. Do đó, máu sẽ không còn lưu thông theo chiều từ động mạch phổi vào động mạch chủ thông qua ống động mạch nữa, cũng như không theo chiều từ nhĩ phải vào nhĩ trái thông qua lỗ bầu dục nữa. Vì vậy, ống động mạch dần dần bị bít lại và biến mất vào khoảng tháng 3-4 sau khi ra đời cũng như lỗ van bầu dục sẽ khép lại vào khoảng tháng thứ sáu sau sanh. Sau khi dây rốn bị cắt, tĩnh mạch và động mạch rốn không còn vai trò như trong phôi thai, lần lượt trở thành dây chằng tròn và thành động mạch bàng quang trên. HÌNH: Tuần hoàn sau sanh
  • 56. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn VI. PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG: 1. Phát triển bất thường của tim: Dị tật bẩm sinh của tim rất thường gặp, chiếm khoảng 25% tổng số các dị tật bẩm sinh. Tỷ lệ trẻ mới sinh có dị tật tim là khoảng 0.8%. Hầu hết các dị tật có nguyên nhân đa yếu tố, có nghĩa là vừa do môi trường và vừa do di truyền. Một số dị tật không gây ảnh hưởng đáng kể gì đến cuộc sống nhưng một số khác lại có thể gây tử vong ngay từ thời kỳ bào thai. Một điều may mắn là rất nhiều dị tật tim bẩm sinh có thể giải quyết được nhờ phẫu thuật. Trong bài này sẽ không đề cập đến toàn bộ các loại dị tật tim bẩm sinh, chúng ta chỉ học một số các dị tật thường gặp hoặc có thể giải quyết được bằng phẫu thuật. a. Dị tật do quá trình gấp khúc: Tim lệch phải: do trong lúc gấp khúc, hướng gấp tim bị thay đổi dẫn đến tình trạng tim bị lệch phải. Dị tật tim lệch phải tương đối hiếm xảy ra và thường kèm với đảo ngược phủ tạng (gan nằm bên trái, dạ dày bên phải ...). Nếu không kèm với dị tật về mạch máu thì thường không gây ảnh hưởng gì đáng kể lên cơ thể.
  • 57. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn HÌNH: Ảnh chụp tim lệch phải Tim lạc chỗ: đây là dị tật rất hiếm, tim nằm trên bề mặt của lồng ngực. Nguyên nhân là do quá trình khép mình của phôi không hoàn thiện. b. Dị tật do quá trình ngăn buồng tim Tật còn lỗ bầu dục: chiếm tỷ lệ khoảng 25% tổng số trẻ ra đời xảy ra do vách liên nhĩ bị rối loạn phát triển gây thông liên nhĩ. Còn lỗ bầu dục thường tự giải quyết và ít gây ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, tật còn lỗ bầu dục thường không được xem như là một tình trạng bệnh lý nhưng nó có thể làm cho các dị tật khác nếu đi kèm sẽ trở nên nặng nề hơn và là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh các bệnh chức năng khác của tim.
  • 58. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn Tật thông liên nhĩ: ngoài dị tật còn lỗ bầu dục, nếu vách liên nhĩ phát triển bất thường cũng có thể gây ra một lỗ thông giữa hai buồng nhĩ. Sự phát triển bất thường này có thể do vách nguyên phát tiêu hủy quá mức, vách thứ phát phát triển kém hoặc cả hai vách không phát triển (gây ra dị tật ba buồng tim: một tâm nhĩ chung và hai tâm thất). Tật thông liên thất: cũng do rối loạn phát triển của vách liên thất. Tứ chứng Fallot: xảy ra do quá trình ngăn đôi thân-nón động mạch không đều mà lệch sang hướng động mạch phổi. Hậu quả tạo ra (1) một động mạch phổi nhỏ hẹp, (2) một động mạch chủ tiếp xúc với cả hai tâm thất, (3) thông liên thất và (4) phì đại tâm thất phải.
  • 59. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 2. Phát triển bất thường của động mạch, tĩnh mạch: Tật còn ống động mạch: xảy ra do ống động mạch (cung động chủ thứ sáu) không bị bít lại sau sanh, chiếm tần suất lớn nhất trong các dị tật về mạch máu. Tật thiếu quai động mạch chủ: xảy ra do cung động mạch chủ thứ tư không phát triển.. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ môn Mô học - Phôi thai học, Ðại học Y Hà nội: Phôi thai học người, Nhà xuất bản Y học, 1998.
  • 60. Ebook created by CLB195 Bài g ảng BS Nguyễn Dũng Tuấn 2. Keith L. Moore: The Developing Human - Clinically Oriented Embryology, 3rd edition, W. B. Sauders Company, 1982. 3. William J. Larsen: Human embryology, Churchill Livingstone Inc., 1993 4. Internet: http://sprojects.mmip.mcgill.ca/embryology/cvs/default.html [1] [13] Angioblastic tissue septum primum [2] [14] Cardiogenic region ostium primum [3] [15] conotruncus septum secundum [4] [16] bulbus cordis foramen ovale [5] [17] primitive ventricle blood island [6] [18] primitive atrium first aortic arches [7] [19] sinus venosus ductus arteriosus [8] [20] conus cordis và truncus arteriosus vitelline veins [9] [21] atrio - ventricle canal septum transversum [10] [22] coronary sinus umbilical veins [11] [23] tricuspid valve ductus venosus [12] [24] bicuspid valve common cardinal vein s SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIÊU HOÁ I. ÐẠI CƯƠNG: - Ống tiêu hoá nguyên thủy - Phân đoạn ống tiêu hoá - Phát triển của ruột trước - Phát triển của ruột giữa - Phát triển của ruột sau - Mạc treo và vách II. PHÁT TRIỂN CỦA RUỘT TRƯỚC 1. Sự hình thành dạ dày 2. Sự hình thành gan 3. Sự hình thành tụy III. PHÁT TRIỂN CỦA RUỘT GIỮA - Quai ruột giữa quay 900 - Quai ruột giữa quay lần 2 1800
Download

Từ khóa » Slide Phôi Thai