Phòng Tổ Chức Cán Bộ Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ Quyền Hạn?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Phòng Tổ chức Cán bộ là gì?
  • 2 2. Các thuật ngữ tiếng Anh?
  • 3 3. Chức năng của Phòng tổ chức Cán bộ:
  • 4 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng tổ chức Cán bộ:
    • 4.1 4.1. Tổ chức bộ máy:
    • 4.2 4.2. Quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá nhân sự:
    • 4.3 4.3. Đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động:
    • 4.4 4.4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao:

1. Phòng Tổ chức Cán bộ là gì?

Nhiều cơ quan đoàn thể có kết cầu bao gồm phòng tổ chức cán bộ. Khi mà hoạt động của các cơ quan đó cần thiết có sự quản lý quy củ, chặt chẽ và xây dựng cơ chế rõ ràng quản lý cán bộ. Các phòng tổ chức cán bộ được ra đời và hoạt động phối hợp với các phòng, đơn vị khác trong quản lý cán bộ.

Phòng quản lý cán bộ thực hiện các công việc chuyên môn, giúp việc cho Bộ. Đồng thời cũng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đặt dưới sự phân công của Bộ.

Tuy nhiên trên thực tế, bộ phận này thường được nhắc tới nhiều trong ngành giáo dục. Mang đến cơ chế hoạt động trong tổ chức quản lý, thiết lập các chế độ chính sách cụ thể đối với cán bộ nói chung. Đồng thời là với công chức, viên chức, người lao động làm việc ở các đơn vị Bộ quản lý.

2. Các thuật ngữ tiếng Anh?

Phòng tổ chức cán bộ trong Tiếng Anh là Personnel department.

3. Chức năng của Phòng tổ chức Cán bộ:

Trong nội dung bài viết xác định chức năng của Phòng tổ chức cán bộ trong hoạt động giáo dục. Bộ giáo dục và đào tạo thiết lập, xây dựng Phòng tổ chức cán bộ cho các hoạt động chuyên môn. Trên thực tế, ở mỗi lĩnh vực quản lý khác nhau của các bộ, Phòng quản lý cán bộ lại thực hiện chức năng đặc thù. Trong đó, về cơ bản vẫn thực hiện các cơ chế nhiệm vụ, quyền hạn như vậy.

Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tổ chức Cán bộ được quy định tại Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT ngày 19/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong nội dung quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 88/QĐ-BGDĐT ngày 09/01/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT. Từ đó xác định cho hoạt động tổ chức, phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho phòng tổ chức cán bộ.

Các chức năng được trích dẫn như sau:

“I. Chức năng

Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy và quản lý công chức, viên chức, người lao động đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.”

Phân tích quy định pháp luật:

Về cơ bản, các phòng ban đều được tổ chức hoạt động cho nhiệm vụ chuyên môn. Trong đó, chức năng của phòng tổ chức cán bộ cũng được thể hiện qua tên gọi của nó. Đó là xây dựng các cơ chế chung để triển khai trong quản lý cán bộ. Đồng thời tiến hành trực tiếp các công việc quản lý công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị khác nhau.

Nhờ chức năng này mà cơ chế chung đối với người lao động của Bộ được quy định và triển khai cụ thể. Cũng qua đó giúp cho chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được thống nhất thực hiện.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng tổ chức Cán bộ:

Các nhiệm vụ và quyền hạn được phân tích trên từng khía cạnh trách nhiệm phân công quản lý.

Phòng Tổ chức Cán bộ có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các khía cạnh sau:

+ Về công tác tổ chức, công tác cán bộ.

+ Chế độ chính sách.

+ Quy hoạch cán bộ tham gia xây dựng Đảng, các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Qua đó vừa xây dựng các chính sách để cán bộ áp dụng, vừa giám sát, thực hiện việc quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ. Để đảm bảo các công tác khác nhau liên quan đến quản lý cán bộ.

4.1. Tổ chức bộ máy:

– Xây dựng các nội dung, quy chế trong quản lý cán bộ:

– Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ; Qua đó thực hiện việc quản lý chính, xây dựng và áp dụng các cơ cấu tổ chức phù hợp trong hoạt động của của đơn vị thuộc Bộ.

– Thẩm định các nội dung liên quan đến phê duyệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ (không phải là cơ sở giáo dục đại học), cục, văn phòng, ban quản lý dự án, đề án, chương trình, hội đồng trường, hội đồng quản lý, các tổ chức phối hợp liên ngành;

– Thẩm định đối với quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia, đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; Qua đó xác định việc sửa đổi, áp dụng hay các điều chỉnh phù hợp.

– Quyết định thay đổi về tổ chức hoạt động của các đơn vị trực thuộc:

– Thẩm định hồ sơ đối với các đề án được trình bày bên dưới;

– Thẩm định thực tế đề án trong các khía cạnh sau:

+ Về thành lập, tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, đổi tên, chuyển đổi loại hình, giải thể các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

Từ đó mang đến hiệu quả của quá trình thay đổi, thể hiện nhu cầu tổ chức các cơ sở giáo dục trên thực tế.

– Hướng dẫn các công tác hoạt động của các đơn vị trực thuộc liên quan đến cán bộ:

– Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quy chế dân chủ ở cơ sở của ngành;

– Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo.

– Quản lý nhà nước đối với các hội và tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như:

+ Lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

+ Các tạp chí, nhà xuất bản trong các cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật.

Việc triển khai hướng dẫn thể hiện cơ chế chung, các định hướng trong điều chỉnh hoạt động của các đơn vị. Trong đó, dựa trên hướng dẫn này mà các đơn vị triển khai cụ thể các hoạt động trong điều kiện, phù hợp với đơn vị mình.

4.2. Quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá nhân sự:

Quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự:

– Phê duyệt danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ trong tổng số viên chức được giao;

– Giao biên chế công chức cho các đơn vị thuộc Bộ;

– Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định;

– Xây dựng quy định và tổ chức thực hiện quy trình công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng đại học, hội đồng trường, giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ;

– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập không phải là cơ sở giáo dục đại học thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng theo quy định;

– Cử và quản lý cán bộ làm công tác hợp tác giáo dục ở nước ngoài;

Luân chuyển, đánh giá nhân sự:

– Tham mưu công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Bộ; Bằng kinh nghiệm để đánh giá, đóng góp ý kiến tìm kiếm cá nhân phù hợp.

– Hướng dẫn, tổ chức thực hiện đánh giá công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định;

– Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Bộ và các dự án, đơn vị trực thuộc đi công tác nước ngoài. Trong đó các tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm, hiệu quả công tác cũng được quan tâm hàng đầu.

Đây là các nhiệm vụ cụ thể được xác định trong từng khía cạnh quản lý. Bên cạnh đó còn có các nhiệm vụ chung chung, phải triển khai để đảm bảo hiệu quả quản lý cán bộ, người lao động của các đơn vị trực thuộc Bộ.

4.3. Đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động:

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động; Để đảm bảo quản lý, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đã được quy định.

– Tổ chức thực hiện nâng ngạch/hạng, chuyển ngạch/hạng, lương và phụ cấp theo lương, chế độ bảo hiểm, hưu trí, kéo dài thời gian công tác và các chế độ chính sách khác đối với công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật; Đây là các cơ chế gắn với quyền lợi của người lao động được hưởng chính đáng. Pháp luật cũng như quy định của Bộ đã đảm bảo triển khai, tiếp cận người lao động.

– Hướng dẫn và kiểm tra công tác kê khai tài sản đối với công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; quản lý hồ sơ công chức, viên chức và người lao động theo quy định.

4.4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao:

Ngoài các nhiệm vụ được quy định cụ thể như trên, còn có các nhiệm vụ đặc thù phát sinh trong hoạt động thực tế. Các nhiệm vụ này vẫn đảm bảo gắn liền với chức năng quản lý cán bộ. Trong đó, các quyền lợi, nghĩa vụ hay phát sinh của người lao động được quân tâm và điều chỉnh.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

– Quyết định 668/QĐ-BGDĐT 2022 sửa đổi Quyết định 2077/QĐ-BGDĐT và 88/QĐ-BGDĐT.

Từ khóa » Tổ Chức Lại Trong Tiếng Anh Là Gì