Phong Tục đi Sêu Ngày Tết | AJC Times
(AJC Times) – Chắc hẳn chỉ có rất ít sinh viên Học viện Báo chí – Tuyên truyền đi sêu vào ngày Tết. Vì đây là phong tục dành cho đàn ông, mà còn là người đã lập gia đình.
Chẳng ai biết tục đi sêu có từ bao giờ, cũng giống như hàng trăm phong tục tập quán khác của dân Việt. Chỉ biết, cứ đến ngày Tết, các chàng rể lại chuẩn bị quà lễ đến thăm nhà bố mẹ vợ. Trải qua thời gian, phong tục này đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được ý nghĩa tốt đẹp của nó: thể hiện lòng thành kính, tôn trọng của chàng rể đối với bậc sinh thành của vợ mình.
Chàng rể đi sêu
Thời gian diễn ra lễ sêu thường trải dài từ 20 tháng Chạp (trước lễ Ông Công Ông Táo) tới sau ngày mùng 10 tháng Giêng. Đó là khoảng thời gian không khí Tết đã rộn ràng ở khắp mọi nhà, công việc chuẩn bị cũng đôi phần tươm tất, những người đàn ông đang hoàn thiện nốt công việc để về với gia đình. Đó cũng là khoảng thời gian mà nhiều người được nghỉ phép dài ngày để dành thời gian cho thăm hỏi, chăm sóc người thân.
Quà đi sêu cũng thay đổi rất nhiều so với ngày xưa. Trước đây, các chàng rể thường biếu bố mẹ bánh chưng, con gà – những thức ăn ngày Tết quen thuộc. Giờ đây, với lối sống hiện đại, người ta thường mua sẵn hộp quà chai rượu ngoài hiệu lớn, gói trong túi đỏ buộc nơ cho thêm phần sang trọng. Có người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn tặng bố mẹ vợ những món quà đắt tiền như đồng hồ, điện thoại để thể hiện khả năng tài chính và đẹp lòng bố mẹ. Cũng hiếm có chàng rể nào tự tay chuẩn bị quà, hầu hết là nhờ vợ mua về gói sẵn. Vì dù sao đó cũng là con gái của ông bà, hiểu rõ ông bà hơn cả chỉ có vợ mà thôi!
Quà đi sêu phải là loại thượng hảo hạng
Thậm chí có cô còn phải đích thân thay chồng đưa quà cho bố mẹ mình với lời phân trần: “Nhà con gửi lời biếu bố mẹ, anh ấy đang bận chút công chuyện gấp” hay “Con đưa lễ sang trước rồi hôm nào vợ chồng con sang sau…” Tuy nhiên bố mẹ vợ ngày nay hầu như cũng chẳng bắt bẻ gì nhiều. Họ cảm thông với chàng rể và vui vẻ nhận tấm lòng thành của con cái.
Ngày nay, lễ sêu của con rể không còn chỉ là những buổi gặp mặt bố mẹ vợ và tặng quà. Một số gia đình thường tổ chức những bữa liên hoan nhỏ, ăn uống thân mật. Các cô con gái cũng được dịp về thăm lại gia đình bố mẹ đẻ sau cả năm chăm sóc, lo toan cho gia đình chồng. Vì thế không khí lễ tết rất vui vẻ, hân hoan, mang sự ấm áp của ngày hội ngộ.
Phong tục này chứng tỏ rằng lễ giáo của dân tộc ta thật đẹp, giàu tính nhân văn, đáng được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Những ân sâu, nghĩa trọng không bao giờ chúng ta quên. Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, tục lễ đi sêu vẫn tồn tại trong lòng nhân dân với ý nghĩa thiêng liêng và đặc biệt như một nét văn hóa của người Việt xưa và nay.
Mỹ Hạnh
BEE TEAM
(ảnh: sưu tầm)
Đánh giá:
Chia sẻ:
- Thêm
- In
Từ khóa » đi Sêu Ngày Tết
-
Sêu Tết Là Gì?
-
Sêu Tết Là Gì? Tại Sao Lại Có Tục Sêu Tết - Chanh Tươi
-
Tất Bật đi… Sêu Ngày Tết – Mỹ Tục Nhân Văn Sâu Sắc Của Người Việt
-
Tìm Hiểu Về Phong Tục đi Sêu - Tử Vi Khoa Học
-
Tục đi “Sêu”… Nói đến Tục Sêu... - Siêu Thị NHỮNG NGƯỜI BẠN
-
Tục đi Sêu – Tục Lệ đi Tết Bố Mẹ Vợ đối Với Con Rễ Như Thế Nào ?
-
Sêu Tết Nhà Ngoại - Ngày Mới Online
-
Điểm Lại Các Phong Tục Tết đã Thất Truyền Của Việt Nam
-
Đi Sêu - Báo Đại Biểu Nhân Dân
-
Sêu Tết Bên Ngoại
-
Sêu Tết Là Gì?
-
Sêu Tết - Wiktionary Tiếng Việt