Sêu Tết Nhà Ngoại - Ngày Mới Online
Món quà hiếu đễ
Điều đầu tiên cần khẳng định rằng tục sêu Tết nhà ngoại không phải chỉ riêng ở Phú Xuyên mới có, nhưng thú thực chỉ có ở đây, tôi mới thực sự cảm thấy tình nghĩa nội ngoại đôi bên ấm áp. Tôi đã gặp may khi theo chân những chàng rể quý đi sêu Tết nhà ngoại. Đó là lần đâu tiên tôi biết đến tục hay lệ lạ này và tôi đã học được ở họ rất nhiều.
“Sêu Tết bên ngoại” thực chất là một lễ tạ ơn của các chàng rể đối với bố mẹ vợ, với nhà gái vì đã sinh thành, nuôi dưỡng vợ - nàng dâu hiếu thảo cho nhà chồng. Với suy nghĩ đơn giản mà vô cùng ý nghĩa, những bậc sinh thành đã có công sinh ra người vợ tốt, một nàng dâu thuận thảo, bây giờ đủ khôn lớn, đi xây dựng gia đình nên thể hiện tấm lòng của con rể đối với gia đình nhà vợ, sau cả một năm dài làm lụng. Món quà không nhất thiết phải cao sang, mâm cơm không quá cầu kì cao lương mĩ vị nhưng thể hiện sự hiếu kính của chàng rể đối với ông bà, cha mẹ vợ.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Bốn (70 tuổi) ở xã Phượng Rực được gia đình con rể là anh Hoàng Đình Mạnh xin phép được làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, trong những ngày đầu Xuân mới. Ông Bốn có 7 người con gái đã trưởng thành. Ông Bốn cho biết: Mấy năm nay, các con rể đều mang lễ vật sang báo hiếu vợ chồng ông. Đứa ở xa thì vào 20 tháng Chạp, còn những đứa ở gần thì làm vào sáng mùng 2 Tết. “Đông con, đông cháu vui lắm. Các con hiếu thuận là nhà tôi có phúc lắm rồi. Có mấy cháu đi làm ăn xa, sợ chúng vất vả, tôi định miễn cho nhưng các cháu không chịu vì: Cha mẹ còn sống ngày nào cho chúng con được báo hiếu ngày đó!”, ông Bốn xúc động chia sẻ.
Tặng quà cho bố mẹ. Ảnh minh họa |
Sau khi được cha mẹ đồng ý cho ngày giờ, vợ chồng anh Mạnh tất bật chuẩn bị lễ vật, từ khi còn tờ mờ sáng. Quà biếu cha mẹ bên ngoại đầy đủ những sản vật của quê nhà do vợ chồng anh tự làm lấy. Cơm nếp, cơm tẻ, một con gà sống thiến, thịt đông, bánh chưng, bánh kẹo loại ngon… Bày xong sản vật lên bàn thờ tổ tiên, vợ chồng anh Mạnh kính cẩn nói với cha mẹ: “Hôm nay chúng con của ít lòng nhiều, làm mâm cơm dâng lên ông bà cha mẹ. Chúc cha mẹ tuổi mới sức khỏe, hạnh phúc để sống lâu cùng các con, các cháu. Con cảm thấy mình thật hạnh phúc. Bởi đã được làm con rể của cha mẹ. Con biết ơn cha mẹ đã sinh cho con được một người vợ thuận thảo, là mẹ của những đứa con thông minh và ngoan ngoãn.
Ông bà Bốn cảm ơn các con, dù quanh năm làm lụng mà không quên được cha mẹ, ông cũng chúc các con cháu sang năm mới làm ăn khấm khá và phát đạt, trên dưới hòa thuận để có món quà năm sau nhiều món ngon hơn để cha mẹ hưởng phúc. Ông cũng mời cả nhà cùng ngồi xuống mâm cơm, dùng bữa. Rồi lì xì cho chàng rể, những đứa cháu, mong sang năm gặp nhiều may mắn.
Cả nhà đầm ấm quây quần bên mâm cơm, hỏi chuyện năm trước tính chuyện năm sau, không khí gia đình hiếu thuận tỏa ấm cả gian nhà, làm cho cái lạnh đầu Đông không còn tê tái nữa.
Giữ tình thân như ngọn lửa ấm
Ông Phùng Quang Trung, ở xã Quang Trung, người có nhiều công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa người Phú Xuyên cho biết, tục “Sêu Tết” là nét đẹp riêng có của huyện Phú Xuyên, nhưng nó có từ bao giờ, xuất phát từ đâu thì đến nay vẫn chưa thể xác định.
Có giả thuyết cho rằng: Từ xa xưa, những người con gái lấy chồng xa không có điều kiện về chăm sóc bố mẹ, đến trước Tết họ mang về những sản vật ngon nhất để tỏ lòng hiếu thảo. Sau này trở thành lễ tạ ơn của các chàng rể, của nhà trai đối với nhà gái. Thấy việc làm ý nghĩa, ngày càng được nhân rộng, trở thành một phong tục truyền thống tốt đẹp, cho đến tận ngày nay.
Đời sống càng ngày càng có nhiều thay đổi, nhưng tục đi Sêu Tết bên ngoại vẫn được duy trì, gìn giữ. Quà mừng tết cũng có nhiều thay đổi, tùy thuộc hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người, theo phương châm “có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ”, không câu nệ giá trị vật chất của quà biếu. Quý nhất là những vật phẩm tự tay mình làm ra. Bên cạnh những lễ vật truyền thống như bánh chưng, bánh dợm, thịt lợn, gà sống thiến, bánh kẹo loại ngon…, nhiều chàng rể hiện nay là cán bộ nhà nước hoặc chủ doanh nghiệp còn biếu biếu quà tết bố mẹ vợ những bộ quần áo mới, hoặc xe đạp, xe máy, ti vi mới.
Nhiều người ở nơi khác sang đây lập nghiệp, thấy người Phú Xuyên có tục “Sêu Tết” hay quá nên cũng học theo. Anh Vũ Đăng Khoa người làng kế bên công tác tại một doanh nghiệp lớn cho biết, mình và vợ mình không phải người Phú Xuyên nhưng bọn mình học tục “Sêu Tết”. Vào dịp Tết cuối năm, mình và vợ về quê cũng dâng lên cha mẹ hai bên những sản vật ngon nhất, kết quả của một năm lao động miệt mài. Không chỉ vui và đầm ấm mà còn là cách để vợ chồng mình dạy bảo con cái biết kính trên nhường dưới.
Từ khóa » đi Sêu Ngày Tết
-
Sêu Tết Là Gì?
-
Sêu Tết Là Gì? Tại Sao Lại Có Tục Sêu Tết - Chanh Tươi
-
Tất Bật đi… Sêu Ngày Tết – Mỹ Tục Nhân Văn Sâu Sắc Của Người Việt
-
Tìm Hiểu Về Phong Tục đi Sêu - Tử Vi Khoa Học
-
Tục đi “Sêu”… Nói đến Tục Sêu... - Siêu Thị NHỮNG NGƯỜI BẠN
-
Tục đi Sêu – Tục Lệ đi Tết Bố Mẹ Vợ đối Với Con Rễ Như Thế Nào ?
-
Điểm Lại Các Phong Tục Tết đã Thất Truyền Của Việt Nam
-
Đi Sêu - Báo Đại Biểu Nhân Dân
-
Phong Tục đi Sêu Ngày Tết | AJC Times
-
Sêu Tết Bên Ngoại
-
Sêu Tết Là Gì?
-
Sêu Tết - Wiktionary Tiếng Việt