Tục đi Sêu – Tục Lệ đi Tết Bố Mẹ Vợ đối Với Con Rễ Như Thế Nào ?

Tục đi “sêu ” là gì – Tục lệ đi Tết bố mẹ vợ

Đối với những phong tục cổ truyền ngày  Tết của người Việt Nam rất nhiều, trong đó tục đi “sêu ” ( lục lệ biếu quà dịp tết của con rễ đối với bố mẹ vợ cũng rất được chú trọng, là một mỹ tục mang ý nghĩa nhân văn.

Tục đi sêu , tục đi tết bố mẹ vợ có từ lâu đời, chẳng ai biết chính xác có từ khi nào và vì sao phải vậy? chỉ biết đây là tục lệ trước ngày mùng 1 Tết, các chàng rễ sẽ phải đến nhà bố mẹ vợ đem quà đến biếu tết, lễ tổ tiên và phụ giúp một số công việc khác.

Tục đi sêu, tục tết bố mẹ vợ xuất phát việc đạo nghĩa phu thê, tình nghĩa vợ chồng và ơn sinh thành của các cụ. Trước kia, tục đi sêu hay tết bố mẹ vợ chỉ xảy ra đối với những gia đình có quyền thế, con cái am hiểu vấn đề và hiếu kính. Bên cạnh đó, nhà gái  cũng là nhà có chức có quyền có uy đối với nhà trai và cả chàng lễ. Lâu dần, tục lệ này trở nên phổ biến hơn và trở thành một lễ nghi không thể thiếu đối với mọi nhà.  

Ý nghĩa của Tục lệ đi Tết bố mẹ vợ – Tục đi sêu đối với con rễ 

Đi sêu – Lễ Tết bố mẹ vợ không chỉ là chuyện con rễ đến giúp đỡ gia đình vợ nhằm gắn kết tình cảm mà đi sêu còn là trách nhiệm của người con.

Một cái lễ tạ ơn của các chàng rễ, của nhà trai đối với nhà gái thể hiện sự biết ơn đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của những người cha người mẹ đã sinh ra được một người vợ tốt, một nàng dâu hiếu thảo với cha mẹ chồng. Đây cũng là dịp để đánh giá xem xét đến sự tinh tế, tấm lòng của người con rễ đối với gia đình nhà vợ cũng là thước đo cho nhân cách “ chàng rễ quý”.

Lễ vật mà con rễ thường sắm sửa đó là : trà rượu, gà trống hoa quả và bánh chưng, bánh Tét ngày Tết.

Điều quan trọng không thể thiếu đó chính là những bó nhang trầm vòng loại nhang được dùng để thắp lễ trên bàn thờ gia tiên trong 3 ngày Tết. Nếu có điều kiện, con rễ cũng cố gắng sắm sửa cho gia đình vợ những vật phẩm thờ cúng tâm linh để hiếu kính với ông bà tổ tiên như : cặp chóe thờ, cặp lục bình  để làm khang trang hơn bàn thờ gia tiên

Những mẫu đồ thờ cúng tại cửa hàng không gian gốm quận tân phú

Khi mang lễ vật đi biếu cho nhà vợ, con rễ sắp chúng lên bàn thờ tổ tiên và thắp nhang thành tâm cúi lạy.

Tục đi biếu quà Tết bố mẹ vợ của những chàng rễ phần nào đã thể hiện được sự tôn trọng của xã hội đối với phụ nữ , sự tôn trọng của chồng đối vớ vợ, sự tôn trọng giữa người lẫn người với nhau và xóa bỏ định kiến “ trong nam khinh nữ”.

Phú quý sinh lễ nghĩa , tuy biết là vậy nhưng tục lệ đi sêu ngày Tết, tục lệ biếu lễ vật cho bố mẹ chồng là một cái gì đó rất rất cần được trân trọng. Đây là sự hãnh diện của người phụ nữ tảo tần việc bếp núc đối với vị thế của mình trong lòng chồng, gia đình chồng.

Các chàng rễ thời nay hay thời xưa cũng đều coi trọng việc đi lễ tết bố mẹ vợ. mang lễ vật đến lễ tết bố mẹ vợ là một trong những chuyện trọng đại trong phận sự làm con rễ của mình.

Lễ vật không quan trọng mâm cao cổ đầy hay quan trọng giá trị, tuy nhiên những người con rễ nên chú trọng đến vật lễ tặng biếu bố mẹ vợ : có khi là những lễ vật đơn giản như bánh mứt, rượu trà, có khi là những món quà ý nghĩa như : bộ ấm chén uống trà cho ba vợ….

Những chuyện dở khóc dở cười trong chuyện đi sêu – đi lễ Tết bố mẹ vợ

Khi Tục lệ đi Tết bố mẹ vợ trở thành chuyện dở khóc dở cười là bởi vì “ những chàng rễ chưa tinh ý để lễ tết bố mẹ vợ hoặc đối với nhiều gia đình quá chú trọng đến lễ tiết.

Trường hợp là người Nam nhưng làm rễ các gia đình người Bắc. 

Tuy đều là người Việt , song phong tục Bắc và Nam hai miền khác nhau, trong đó người Bắc rất  chú trọng đến việc Tết lễ gia đình nhà vợ. Có nhiều trường hợp những chàng rễ người Nam chưa ham hiểu phong tục miền Bắc và Hà Nội chính gốc nên dẫn đến tình trạng ” gia đình vợ nổi trận lôi đình, bố vợ nhất định đem trả lễ”.  Đặc biệt, việc đi lễ tết chỉ quan trọng ở tấm lòng thành tâm là được. 

Trường hợp dở khóc dở cười nhất chính là tấm lòng của con rễ bị ba mẹ vợ hiểu lầm thành ra bất kính. Tôi nhớ, có người bạn kể lại, năm ngoái anh bị một trận bẻ mặt với mọi người vì việc ” đi lễ Tết nhà vợ” xơ xài và qua loa. Những năm trước anh cũng sắm sửa tươm tất nhưng năm ngoái kinh tế hơi khó khăn một chút, anh lại nghĩ bố mẹ sẽ la mắng nên lễ Tết có hơi đơn điệu so với mọi năm. Lập tức bố vợ cho là anh cưới được con gái họ rồi, dần dà không còn tôn trọng gia đình vợ nữa, làm hòa khí giữa mọi người mất vui đi. 

Tốt nhất, cho dù bận rộn công việc Tết hay bất cứ lí do gì, những chàng rễ cũng phải tự mình đem lễ sang biếu bố mẹ vợ, tuyệt đối không nên phó thác cho vợ. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.  

Xem thêm : tục biếu quà Tết để biết những món quà Tết mà những ông bố bà mẹ vợ muốn là gì 

 

Từ khóa » đi Sêu Ngày Tết