PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(QLNN ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Xã hội học
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(QLNN) ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.96 KB, 9 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(QLNN) ĐỐIVỚI DOANH NGHIỆP1. Sự cần thiết khách quan của QLNN đối với doanh nghiệpSự cần thiết của QLNN đối với DN cũng chính là sự cần thiết phải QLNN về kinhtế, như đã nêu ở phần chung. Ngoài ra, có một số lý do đặc thù đối với doanh nghiệp nhưsau:1.1 Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân phải giảiquyết hang loạt các vấn đề, trong đó có những vần đề mà từng doanh nhân riêng biệtkhông đủ khả năng giải quyết.Nhà nước bằng hoạt động của mình giúp các doanh nhân giải quyết các vấn đề sản xuấtkinh doanh tầm vĩ mô, tìm ra những nhu cầu của họ để đáp ứng. Tuy nhu cầu được đặt racó thể rất đa dạng, song suy cho cùng, đó là các vấn đề thuộc về ý chí, tri thức, vốn liếng,phương hướng chính có liên quan đến kinh tế.1.2 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nhân tham gia nhiều mốiquan hệ lợi ích. Các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà các chỉ có nhànước mới có khả năng xử lý các xung đột đó.Mục tiêu của sản xuất kinh doanh là kiếm lời. Do đó, mâu thuẫn giữa các doanh nhân vớinhau và các đối tác khác có quan hệ với các doanh nhân, là điều không thể tránh khỏi.Thường có các quan hệ lợi ích sau đây.- Quan hệ giữa các doanh nhân với nhau. Thuộc các đối tác này có nhiều nội dung quanhệ cụ thể: Quan hệ hàng - tiền với rất nhiều chi tiết liên quan; Quan hệ cổ phần cổ phiếutrong việc chia lời lãi; Quan hệ tranh chấp tài nguyên môi trường khi hoạt động liền kềbên nhau….- Quan hệ giữa doanh nhân với người lao động. Quan hệ này cũng có nhiều nội dung cụthể, nhưng tựu chung là quan hệ lao động, liên quan đến tiều công, điều kiện làm việc,thái độ đối xử, sự tuân thủ hợp đồng và thoả ước lao động của đôi bên, ….- Quan hệ giữa doanh nhân với xã hội nói chung, trong đó có quan hệ giữa doanh nhânvới các công dân khác, với tư cách cá nhân, và quan hệ giữa doanh nhân với xã hội, vớitư cách là một tập thể, một cộng đồng, có nhà nước làm đại biểu. Quan hệ này có nhiềunội dung cụ thể, như quan hệ liên quan đến môi trường, đến nguồn tài nguyên và mọi loạicông dân, đến chất lượng và sự an toàn cho cuộc sống của người tiêu dùng, sản phẩm khibán cho người tiêu dùng đến tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hộimà hoạt động kinh tế có thể ảnh hưởng tới….2. Phương hướng can thiệp của nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.2.1 Xét theo mục đích can thiệp có 3 hướng lớn sau đây:- Can thiệp để ngăn chặn, hạn chế các tác hại xuất phát từ hoạt động của các doanh nhânvà doanh nghiệp.- Can thiệp để giúp đỡ các doanh nhân và doanh nghiệp sao cho họ có thể thành đạt trongsản xuất kinh doanh, nhờ đó mà quốc gia quốc gia cũng hùng mạnh theo, theo tinh thần“dân giàu, nước mạnh”.- Can thiệp để bảo vệ lợi ích của công dân, của cộng đồng.2.2 Xét theo nội dung hoạt động của doanh nghiệp, có một số hướng lớn sauđây:- Quyết định hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mà nội dung cụ thể là cho phép haykhông cho phép có hình thức sở hữu này hoặc hình thức sở hữu kia, cho phép một loại cụthể sở hữu nào đó được, hoặc không được kinh doanh trên lĩnh vực này hoặc lĩnh vựckhác vì lý do chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia.Sự can thiệp này là cần thiết, vì nó liên quan đến hiệu quả của nền kinh tế đó đạt được sựphù hợp hay không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự can thiệpnày là quan trọng vì vấn đề để sở hữu chính là vấn đề chính trị của kinh tế, liên quan đếncơ sở chính trị của nhà nước.- Định hướng tổ chức quản lý của nội bộ doanh nghiệp, định hướng điều lệ doanh nghiệp,ban hành điều lệ mẫu, quy định các tiêu chuẩn đối với từng loại doanh nghiệp về vốn, vềnhân sự, về hệ thống sổ sách, biểu mẫu thống kê, kế toán, …Sự quản lý trên đây là cần thiết xét từ cả hai phía: Nhà nước và doanh nhân. Với doanhnhân, đó là những chỉ dẫn chính đáng của Nhà nước để họ đủ khả năng tồn tại và pháttriển trên thương trường, bảo đảm cho nội bộ họ sống tốt với nhau, từ đó mà sản xuất,kinh doanh phát đạt. Với Nhà nước, đó là việc đặt trước những tiền đề, những kênh giaotiếp quản lý, từ đó Nhà nước có thể kiểm soát được các hoạt động của doanh nghiệp mộtcác có hiệu lực.- Định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong quản trị kinh doanh, doanh nhân và bộ máy giúp việc bao giờ cũng phải tìm câu trảlời cho câu hỏi: sản xuất hoặc làm dịch vụ gì? Việc trả lời câu hỏi này có ý nghĩa lớn laođối với cả Nhà nước và doanh nhân. Trên thực tế, không phải doanh nhân nào cũng cókhả năng tìm được lời giải tối ưu. Vì vậy, Nhà nước phải can thiệp để một mặt ngăn ngừaviệc sản xuất những sản phẩm, hoặc tạo ra các dịch vụ bất lợi cho xã hội, mặt khác hỗ trợdoanh nhân tìm được phương hướng sản xuất kinh doanh lâu bền, có doanh lợi cao vàtránh được rủi ro.- Can thiệp vào việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ, cụ thể là:+ Trong việc sử dụng tài nguyên và công sản vào các quá trình kinh tế, Nhà nước cầnphải ngăn chặn các hành vi trộm cắp tài nguyên; các hành vi khai thác một cách lãng phícác nguồn tài nguyên, các hành vi sử dụng tài nguyên vào các hoạt động sản xuất kinhdoanh không đem lại hiểu quả cao; các hành vi lạm dụng, phá hoại, trốn phí khi sử dụngcác công sản, nhằm bảo toàn chúng.+ Trong việc gây ô nhiễm môi trường, Nhà nước phải quan tâm đến các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đế việc làm ô nhiễm môi trường. Chẳnghạn, việc lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất sao cho ít gây ô nhiễm; việc áp dụng cácphương pháp tiêu huỷ chất thải; việc bố trí địa thế doanh nghiệp sao cho ít ảnh hưởng đếndân cư và các loại sản xuất xung quanh…+ Trong phân bố địa điểm sản xuất chung của doanh nghiệp cũng như phân bố các bộphận trong nội bộ doanh nghiệp. Trên thực tế, một số địa điểm được các doanh nghiệplựa chọn đem lại lợi thể cho doanh nghiệp, nhưng lại gây ra bất lợi chung cho xã hội.Trên giác độ từng doanh nghiệp, việc bố trí nơi làm việc có thể gây ra ảnh hưởng xấu tớisức khoẻ người lao động.- Nhà nước quản lý vấn đề thống nhất hoá sản phẩm, tiêu chuẩn hoá sản phẩm và bảnquyền kiểu dáng sản phẩm, vấn đè này có ý nghĩa trên nhiều mặt. Đối với người tiêudùng, đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Đối với người sáng chế, đâylà cơ sở để chống mọi hành vi ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ. Đối với xã hội nói chung,đây là biện pháp để đảm bảo cho quá trình chuyên môn hoá được duy trì và phát triển.- Nhà nước định hướng sự lựa chọn đối tác quan hệ của các doanh nhân, đặc biệt là cácquan hệ với người nước ngoài để ngăn ngừa được các tác động ngoại xâm về mọi phươngdiện: văn hoá, chính trị, an ninh, dịch bệnh… núp dưới con người và hàng hoá nhập khẩu,ngăn ngừa mọi sự rò rỉ chất xám kết tinh trong hàng hoá, thông tin kinh tế kỹ thuật…ranước ngoài.- Nhà nước can thiệp vào các hoạt động tự bảo vệ của các doanh nghiệp nhằm giúp họchống lại mọi đe doạ về tài sản và tính mạng, cũng như các bất trắc, rủi ro trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh do thiên tai, địch hoạ hoặc bất kỳ sự đe doạ nào.Đối với mọi doanh nhân, đây là mối quan tâm cực kỳ to lớn mà họ không thể tự lo liệunổi. Chỉ có Nhà nước mới đủ khả năng bảo vệ các doanh nhân cở các mặt nói trên.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp3.1. Xây dựng và ban hành các luật có liên quan đến hoạt động kinh tế nóichung, doanh nghiệp nói riêngNhà nước xây dựng hai loại pháp luật để điều chỉnh các doanh nghiệp. Đó là:- Luật Tổ chức các loại hình doanh nghiệp, như Luật Doanh nghiệp nhà nước, LuậtDoanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, …theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể ra đời.- Luật quy định các mặt hoạt động của các doanh nghiệp, như Luật Tài nguyên và Môitrường, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Tài chính…để điều chỉnh các hành vi củadoanh nhân khi hoạt động của họ có liên quan đến các yếu tố nói trên.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật và các định hướng sản xuất kinh doanh của Nhà nước,bao gồm việc:- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kế hoạch, dự án đầu tư.- Khuếch trương các hướng đầu tư.- Tìm hiểu khả năng, nguyện vọng, khó khăn của công nhân trong việc hưởng ứng phápluật và các dự án đầu tư mà Nhà nước kêu gọi; định hướng khuyến khích, hỗ trợ đầu tưđói với các đối tượng mà Nhà nước đặt sự lưu ý.- Tư vấn đầu tư đối với các đối tượng có khả năng, nguyện vọng đầu tư.- Xét duyệt và cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, làm các thủ tục khác để đưa doanhnghiệp và doanh nhân vào hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý củaNhà nước.3.3 Xây dựng các doanh nghiệp Nhà nước trong những ngành và lĩnh vựcNội dung này bao gồm hàng loạt công vụ đó là:- Sáng kiến đầu tư và xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho các dự án xây dựngdoanh nghiệp Nhà nước mới, tổ chức lại, gọi thêm vốn,…- Thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định về các dự án đã đệ trình.- Thủ trưởng hành chính có thẩm quyền (tuỳ theo luật định) phê chuẩn.- Bộ phận thực thi dự án tiến hành xây dựng cơ bản theo trình tự quản lý xây dựng cơ bảntheo luật định.3.4. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân trong quátrình sản xuất kinh doanhĐể thực hiện nội dung quản lý này, Nhà nước các cấp phải tiến hành hàng loạt công vụnhư:- Tạo nguồn vốn đầu tư ưu đãi cho các chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước,cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước khuyếnkhích.- Xây dựng và tiến hành bảo hiểm sản xuất kinh doanh cho những doanh nghiệp thựchiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nước và thực hiện cácquy định của bảo hiểm.- Thực hiện miễm giảm thuế cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo địnhhướng ưu tiên của Nhà nước.- Chuyển giao đến các nhà kinh doanh những thông tin chính trị, thời sự quan trọng cógiá trị trong sản xuất kinh doanh để họ tham khảo.- Thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, giúp các doanh nghiệphiện đại hoá đội ngữ viên chức nghiệp vụ quản trị kinh doanh.- Mở ra các trung tâm thông tin, các triểm lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật để tạo môitrường cho các doanh nghiệp giao tiếp và bắt mối sản xuất kinh doanh với nhau.- Thực hiện các hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là hỗ trợ tư pháp quốc tế đối với các doanhnghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế.- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện cho sự hình thành đồng bộ các loại thịtrường. Đồng thời quản lý các loại thị trường đó để các doanh nhân có được môi trườngthuận lợi trong giao lưu kinh tế: thị trường hoá thông thường, thị trường vốn, thị trườngsức lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường thông tin, thị trường chất xám,…Nhà nước bảo đảm một môi trường thị trường chân thực để giúp các doanh nhân khôngbị lừa gạt trên thị trường đó.3.5. Nhà nước thực thi sự kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của các doanhnhân trên thương trường- Kiểm tra tính hợp pháp đối với sự tồn tại doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp ra đời đềuphải có giấy phép. Giấy phép chỉ cấp cho những doanh nhân với doanh nghiệp đủ điềukiện. Việc kiểm tra này nhằm loại trừ các doanh nghiệp ra đời không đăng ký hoặc khôngđủ điều kiện mặc dù đã được cấp giấy phép.- Kiểm tra để xác định khả năng tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp. Khi các doanh nhânđăng ký kinh doanh, họ phải có đủ điều kiện mới được Nhà nước cấp giấy phép kinhdoanh. Do đó trong quá trình hoạt động, nếu những điều kiện ấy không được đảm bảo thìdoanh nghiệp đó phải bị đình chỉ hoạt động. Để kịp thời phát hiện được dấu hiệu sa sútkhả năng, biểu hiện của sự phá sản, để có quyết định phá sản doanh nghiệp, Nhà nướcphải tiến hành kiểm tra.- Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm đảm bảo nhắc nhở các doanh nghiệp thường xuyênchấp hành pháp luật. Các đối tượng kiểm tra thường là về vấn đề an toàn lao động, phòngchống cháy, về chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh môi trường, về kiểm toánnhằm bảo đảm chế độ ghi chép ban đầu đúng quy định của chế độ kế toán Nhà nước, …- Thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, như có hiện tượng trốnlậu thuế, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản công dân, kinh doanh các mặthàng quốc cấm, …- Thanh tra, kiểm tra khi có đơn thư khiếu tố.3.6 Nhà nước thực hiện thu lợi ích công từ hoạt động của các doanh nghiệpThuộc loại công vụ chung này có hai loại công vụ cụ thể là:- Thực hiện quyền thu đối với mọi loại doanh nghiệp.- Thực hiện quyền thu đối với doanh nghiệp nhà nước với tư cách người chủ sở hữu.4. Quản lý nhà nước đối với DNNN4.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển hệ thốngDNNNĐây là bước mở đầu của toàn bộ quá trình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhànước. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển hệ thốngdoanh nghiệp nhà nước phải đặt trong mối quan hệ với tổng thể chiến lược và quy hoạch,kế hoạch phát triển toàn bộ hệ thống doanh nghiệp chung của cả nước, của từng ngành vàtừng vùng lãnh thổ, vì vậy phải đưa ra được:- Những chỉ tiêu thể hiện nhiệm vụ kinh tế mà các doanh nghiệp nhà nước phải đảmnhiệm;- Mô hình tổng thể lực lượng doanh nghiệp nhà nước cần có để đảm nhiệm những nhiệmvụ nói trên được thể hiện thành các dự án doanh nghiệp cụ thể;- Phần tăng giảm lực lượng doanh nghiệp nhà nước so với mô hình trên, bao gồm việcxây dựng và cắt giảm những doanh nghiệp nhà nước mới, những doanh nghiệp nhà nướckhông còn tồn tại.Đối với việc xây dựng các doanh nghiệp nhà nước mới cần có dự án cụ thể. Đối với việccắt giảm các doanh nghiệp nhà nước hiện có, cần có kế hoạch, bước đi theo nhữngphương án chuyển sở hữu cụ thể.Đối với cả hai trường hợp cần có sự tính toán, cân nhắc, thực hiện một cách thận trọng đểthu được kết quả mong muốn.4.2 Hoàn thiện thể chế tổ chức và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhànướcViệc bổ sung, đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpnhà nước cho phù hợp với sự phát triển thường xuyên do thực hiện đề ra là một nội dungkhông thể thiếu được. Điều này đòi hỏi sự theo dõi, phát hiện liên tục, kịp thời sự pháttriển của bản thân lực lượng doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của thị trường; tiếnhành đánh giá, tổng kết công tác quản lý nhà nước đối với vốn doanh nghiệp nhà nước.Trên cơ sở đó, hoàn thiện thể chế tổ chức và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhànước bằng các hình thức:- Bổ sung và hoàn thiện hệ thốn pháp luật, thể chế, quy tắc nhằm điều chỉnh, tổ chức bộmáy và quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước.- Bổ sung và hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiẹmgiữa các cấp, các ngành trong bộ máy nhà nước để quản lý các doanh nghiệp nhà nước.Để thực hiện việc hoàn thiện thể chế tổ chức và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpnhà nước, phải tiến hành nghiên cứu, tổng kết, đánh giá có phê phán hệ thống pháp luật,thể chế hiện hành, nêu ra những điều cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Trên cơsở đó, nêu ra những quy định mới phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của doanhnghiệp và của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước.4.3 Tổ chức đầu tư xây dựng doanh nhân nhà nước theo kế hoạch dự án đãlậpĐây là bước tiếp theo sau khi xây dựng chiến lược, quy hoạch và các dự án phát triển cụthể, là hành động cụ thể biến các định hướng tiềm năng (còn nằm trên giấy) trở thànhhiện thực. Vì vậy, phải đạt mục tiêu và yêu cầu là biến các kế hoạch, dự án xây dựngmới, xây dựng lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thành hệ thống doanhnghiệp nhà nước mới, hoặc thành công ty có cổ phần của nhà nước, công ty, hoặch doanhnghiệp tư nhân … trên thực tế.Đối với vấn đề này, có hai việc phải làm:- Xây dựng mới, xây dựng lại, chỉnh đốn doanh nghiệp nhà nước. Toàn bộ hoạt động nàyđược tiến hành theo trình tự quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản.- Chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Toàn bộ hoạt động này được tiến hành theocác quy định về tiến hành giải thể doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá doanh nghiệpnhà nước.4.4 Bố trí nhân sự cho bộ máy quản trị các DNNNVấn đề nhân sự trong các doanh nghiệp nhà nước có vai trò hết sức quan trọng vì nó ảnhhướng tới việc bảo toàn vốn của Nhà nước có trong doanh nghiệp. Vì vậy, để bảo đảm cóđược bộ máy quản trị DNNN đáng tin cậy, công tác tổ chức nhân sự cho bộ máy quản trịcác DNNN phải giải quyết các vấn đề sau:- Xây dựng điều lệ mẫu và phê chuâẩ điều lệ cụ thể của từng DNNN.- Chọn và bổ nhiệm nhân sự cụ thể ở các vị trí quan trọng của DNNN như: Chủ tịch, PhóChủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc DNNN theo sự phân cấp …Chuẩn bị nguồn lực, lựa chọn và sử dụng, đào tạo và đào tạo lại.- Giám sát người đại diện.4.5 Khai thác, sử dụng các doanh nghiệp nhà nước vào việc thực hiện cácnhiệm vụ chính trị của Nhà nướcTrong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc khai thác sử dụng lựclượng doanh nghiệp nhà nước như là đội quân chủ lực kinh tế, hoặch như là “vũ khí kinhtế chủ yếu” của Nhà nước là nội dung cực kỳ quan trọng trong việc quản lý vĩ mô nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó nói lên ý nghĩa đích thực của doanh nghiệp nhànước, mà nếu không làm được việc này thì việc xây dựng doanh nghiệp nhà nước là điềuvô nghĩa,Khai thác, sử dụng các doanh nghiệp nhà nước vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trịcủa Nhà nước, thực chất là sử dụng các doanh nghiệp nhà nước vào việc thực hiện cácnhiệm vụ kinh tế của Nhà nước. Những nhiệm vụ kinh tế này cần cho nhà nước để thựchiện một ý đồ phục vụ quốc phòng, nhiệm vụ kinh tế để thực hiện chương trình ổn địnhphân bố dân cư, nhiệm vụ kinh tế để khống chế các hoạt động kinh tế của các lực lượngkinh tế mà Nhà nước cần phải khống chế, nhiệm vụ sản xuất các hàng hoá, dịch vụ màcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh không được, khổng thể và không muốn làm để bổsung nguồn hàng hoá và dịch vụ xã hội.Để khai thác, sử dụng các doanh nghiệp nhà nước vào việc thực hiện có hiệu quả nhiệmvụ kinh tế của Nhà nước, cần phải thực hiện các công việc sau đây:- Xác định các mục tiêu mà Nhà nước cần đạt được trong lĩnh vực kinh tế - xã hội màNhà nước quan tâm.- Xác định các hành vi kinh tế, có khả năng hoặc có tác dụng đối với thực hiện các mụctiêu trên.- Giao nhiệm vụ hoạt động kinh tế cho các doanh nghiệp nhà nước.- Chuyển giao những phương tiện cần thiết, đủ để cho DNNN thực hiện các nhiệm vụđược giao.- Ban hành và áp dụng các biện pháp, chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với doanh nghiệpnhà nước nhằm giúp các doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ nói trên.4.6 Quản lý vốn và lãi của vốn nhà nước trong các DNNN nói riêng và trongtất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước nói chung- Mục tiêu quản lý:+ Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.+ Nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư của Nhà nước.- Nội dung quản lý:+ Kiểm kê tài sản và vốn của DNNN trong từng năm.+ Thực hiện kiểm toán đối với các DNNN.+ Thực hiện thanh tra tài chính khi cần thiết.5. Quản lý nhà nước với các hợp tác xã5.1 Xác định phương hướng phát triển các hợp tác xãXác định phương hướng là nội dung quan trọng hàng đầu trong quy trình quản lý nhànước đối với hợp tác xã. Tập thể hoá một cách nóng vội chẳng những kém hiệu quả màdân chủ còn bị vi phạm. Sự buông lỏng, để mặc cho người lao động tự lo, như đã cótrong thời gian dài vừa qua là chưa xác định đúng vai trò của kinh tế hợp tác xã.Cần xuất phát từ hai yêu cầu sau đây để định hướng áp dụng hình thức doanh nghiệp tậpthể:- Một là, ngành nghề đó có cần phải hợp tác lao động không? Hợp tác ở khâu nào?- Hai là, người lao động đang hành nghề đó có nhu cầu, có nguyện vọng liên kết lại vớinhau nhưng lại chưa tìm ra giải pháp để thực hiện liên kết.Quản lý nhà nước cần hướng vào việc nghiên cứu, phát hiện vấn đề và có biện pháp giảiquyết kịp thời.5.2 Xây dựng các mô hình xí nghiệp tập thể với các loại ngành nghề khácnhau, làm cơ sở cho công tác tuyên truyền vận động và hỗ trợ các tập thể lao động saunày. Mô hình đó phải bao gồm hai mảng:- Phương thức tổ chức lao động.- Phương thức quản lý HTX mà trung tâm phải là phương án phân chia thành quả laođộng sản xuất.Thông thường, phương thức trên đây được thể hiện trong điều lệ mẫu của hợp tác xã cácloại: từ thấp đến cao, từ ngành này sang ngành khác.5.3 Tuyên truyền vận động, cố vấn bảo trợ để người lao động hình thành các tổchức lao động của họCó hai cách giúp đỡ của Nhà nước:- Trực tiếp, đó là cách mà cán bộ nhà nước sử dụng một số phương tiện nhất định banđầu, đứng ra tập hợp lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, đưa tổ hợp vào vận hành trênthương trường sao cho mọi người quen việc, tự lập được thì Nhà nước bàn giao cho tậpthể đỏ, rút người và có thể rút vốn ra, hoặc giao hẳn cho hợp tác xã.Cách làm trực tiếp này rất thích dụng và cần thiết đối với những ngành nghề mà đối vớinhững ngành nghề đó, muốn tổ chức hợp tác xã đòi hỏi phải có khà năng tổ chức và cơ sởvật chất nhất định. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phương thức này không chỉ trongviệc gây dựng hợp tác xã mà còn cả trong việc xây dưng doanh nghiệp tư nhân. Cách làmnày được công dân rất gắn bó và ủng hộ.- Gián tiếp, đó là cách giúp đỡ của nhà nước đối với một nhóm người, có ý chí và khảnăng, cố vấn cho họ để họ đứng ra tập hợp phường hội, hình thành tổ chức, cơ sở vậtchất, bộ máy quản trị.5.4 Thường xuyên quan tâm tìm việc, tìm nguyên liệu hỗ trợ các hợp tác xã,đặc biệt là các hợp tác xã có ý nghĩa chính trị, xã hội rõ rệtLoại hình doanh nghiệp tập thể phải được Nhà nước coi trọng, bởi nó gần gũi với côngbằng, bác ái, là tổ chức của người nghèo nương tựa nhau. Hơn thê, hợp tác xã còn thườnglà tổ chức của những người tàn tật, khiếm năng, thương bệnh binh. Do đó cần sự giúp đỡđặc biệt của Nhà nước. Sự giúp đỡ này là rất cần thiết không chỉ ở nước ta, một nướcXHCN, mà ở các quốc gia trên thế giới cũng vậy, bởi tính nhân đạo là cái bảo đảm ổnđịnh chính trị cho mọi quốc gia.5.5 Thực hiện những hỗ trợ đặc biệt về vật chất kỹ thuật cho các doanh nghiệptập thể để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáTrong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tập thể, cần có chính sách thực hiệncông nghiệp hoá nông nghiệp, nghĩa là thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn pháttriển mạnh nhằm tạo ra nhiềm sản phẩm hàng hoá với chất lượng ngày càng tốt hơn. Đểnâng cao năng suất, hiệu suất, chất lượng hàng hoá nông nghiệp, nhà nước phải có chínhsách khuyến khích, đầu tư cho các doanh nghiệp tập thể theo những hướng đưa các côngnghệ tiến bộ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất, trước hết là các khâu giống, thựchiện cơ giới hoá từng phần công việc.5.6. Nhà nước tiến hành thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động của hợptác xã theo quy định của pháp luậtChế biến nông, lâm, thuỷ sản ở nông thôn theo quy mô vừa và nhỏ tại các cụm côngnghiệp.Khuyến khích phát triển nhiều ngành nghề truyền thống để tạo việc làm, giải quyết lượnglao động dôi thừa, tăng thu nhập, phát triển các ngành nghề mới.Nhà nước có những chính sách khuyến khích và thúc đẩy giải quyết vấn đề thị trường,đối với các doanh nghiệp tập thể, ngoài thị trường nội địa, cần tiếp cận với thị trường cácnước trong khu vực và thế giới. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để sản xuất mặthàng gì, sản xuất bao nhiêu, chất lượng thế nào, vì nhu cầu thị trường quyết định loại sảnphẩm, quy mô, tốc độ, bước đi của các doanh nghiệp tập thể.Nhà nước tổ chức tốt công tác thông tin và thị trường trong nước cũng như thị trường thếgiới. Vấn đề này rất quan trọng vì nó giúp cho các nhà sản xuất, kinh doanh có thông tinđể có chiến lược phát triển doanh nghiệp trước mắt và lâu dài.6. Nội dung QLNN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiNội dung phần này có thể tìm thấy trong phần kinh tế đối ngoại tiếp sau.

Tài liệu liên quan

  • NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
    • 20
    • 1
    • 8
  • Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở việt nam Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở việt nam
    • 96
    • 597
    • 1
  • LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf
    • 97
    • 724
    • 1
  • LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pot LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pot
    • 96
    • 595
    • 0
  • Thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp và một số biện pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp và một số biện pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
    • 75
    • 544
    • 0
  • PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(QLNN) ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(QLNN) ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
    • 9
    • 2
    • 70
  • HOÀN THIỆN nội DUNG QUẢN lý NHÀ nước đối với tổ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ nước NGOÀI ở hà nội HIỆN NAY tt HOÀN THIỆN nội DUNG QUẢN lý NHÀ nước đối với tổ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ nước NGOÀI ở hà nội HIỆN NAY tt
    • 27
    • 703
    • 0
  • Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố hà nội Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố hà nội
    • 116
    • 1
    • 23
  • Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội
    • 112
    • 775
    • 22
  • HOÀN THIỆN nội DUNG QUẢN lý NHÀ nước đối với tổ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ nước NGOÀI ở hà nội HIỆN NAY HOÀN THIỆN nội DUNG QUẢN lý NHÀ nước đối với tổ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ nước NGOÀI ở hà nội HIỆN NAY
    • 184
    • 573
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(76.5 KB - 9 trang) - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(QLNN) ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nội Dung Quản Lý Nhà Nước đối Với Doanh Nghiệp