Quản Lý Nhà Nước đối Với Doanh Nghiệp Sau đăng Ký Thành Lập
Có thể bạn quan tâm
- Thứ sáu, 27/12/2024 | 6:04:17 Chiều
(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh quan tâm thực hiện công tác quản lý Nhà nước (QLNN) đối với doanh nghiệp (DN) sau đăng ký thành lập, tạo thuận lợi cho DN kinh doanh có hiệu quả, nâng cao công tác QLNN bằng pháp luật đối với DN, tạo cơ sở pháp lý giúp DN tiếp cận với các chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy DN phát triển.
Công ty CP Lạc Thuỷ (Lạc Thủy) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 4.200 DN với tổng số vốn đăng ký gần 60.000 tỷ đồng. Năm 2021, có 461 DN thành lập mới và 199 đơn vị trực thuộc. UBND tỉnh đã xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng đối với các DN sau đăng ký thành lập; triển khai chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trong đó chú trọng việc tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn về chuyển đổi số cho DN; ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh của DN; thành lập tổ công tác hỗ trợ DN thực hiện thủ tục hành chính; tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, DN… Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN, hàng năm, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại DN với sự tham gia của các DN, HTX, nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các cấp, ngành tăng cường hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường cho DN; quảng bá, xúc tiến đầu tư, vận động đầu tư vào tỉnh theo cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn; tư vấn cho các tổ chức, cá nhân đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh về thành lập DN, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh, sản phẩm, ứng dụng KHCN, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Là cơ quan đầu mối, Sở KH&ĐT thường xuyên trao đổi, cung cấp, công khai thông tin đăng ký DN và thông tin về tình trạng hoạt động của DN như đăng ký thành lập, thay đổi nội dung đăng ký DN và danh sách các DN giải thể, DN vi phạm, DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN đến các cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ngành và các đơn vị có liên quan chủ động phối hợp trong công tác quản lý DN trên địa bàn tỉnh, đồng thời hướng dẫn DN hoạt động đúng quy định. Các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng, thống kê dữ liệu về các DN do ngành quản lý. Trong năm 2021, ngành thuế đã cung cấp thông tin khoảng gần 800 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, trốn thuế, các DN tạm ngừng hoạt động, đơn vị bị cưỡng chế về thuế cho Sở KH&ĐT để xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan công an thường xuyên phối hợp các sở, ngành, huyện, thành phố đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm về kinh tế liên quan đến hoạt động của DN. Có 790 DN bị đề nghị thu hồi đăng ký DN; Sở KH&ĐT đã ra quyết định thu hồi 402 DN và cảnh báo vi phạm trên hệ thống đăng ký DN quốc gia 233 DN, thông báo xóa tên 155 DN giải thể do vi phạm. Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra đối với DN được chú trọng. Năm 2021, các cơ quan chức năng đã phối hợp kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về môi trường tại 3 DN tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy; kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với 21/51 DN có liên quan đến dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ kinh doanh tài chính; qua kiểm tra phát hiện 4 đơn vị vi phạm, yêu cầu 6 đơn vị dừng hoạt động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho công tác hậu kiểm DN sau đăng ký thành lập còn hạn chế, công tác hậu kiểm hàng năm chưa thực hiện được nhiều; sự phối hợp giữa cơ quan QLNN cấp tỉnh với cơ quan QLNN cấp huyện chưa đồng bộ, nhịp nhàng; việc xử lý các DN vi phạm đối với cơ quan cấp huyện trách nhiệm chưa cao; công tác QLNN đối với DN trong thời gian qua còn hạn chế; các DN khi thực hiện đăng ký thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh, nhưng khi hoạt động chỉ một số ngành nghề gây khó khăn trong công tác quản lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện… Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với DN sau đăng ký thành lập, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý DN. Thường xuyên trao đổi, phối hợp cung cấp, công khai thông tin, tạo thuận lợi cho DN trong tiếp cận thông tin, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Ðồng thời, tăng cường đối thoại giữa các cơ quan QLNN với DN, hộ kinh doanh để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động của DN. Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra DN sau đăng ký kinh doanh, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin về đăng ký DN, tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với DN. Đinh Thắng
Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh Sổ tay người giám sát: Cần hướng tới sự bền vững của ngân sách Huyện Lương Sơn: Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị Tạo bước phát triển gắn du lịch với xây dựng nông thôn mớiTổng kết công tác tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính tỉnh năm 2021
(HBĐT) - Ngày 23/3, Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính (TĐTKT&ĐTCSHC) tỉnh năm 2021 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác TĐTKT&ĐTCSHC tỉnh năm 2021. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Tập trung chăm sóc, bảo vệ ây trồng vụ xuân
(HBĐT) - Thời điểm này, nông dân tập trung chăm sóc cây vụ xuân. Dưới sự chỉ đạo của ngành NN&PTNT tỉnh, các cơ quan chuyên môn, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại trên một số loại cây trồng nhằm bảo vệ sản xuất.
Gỡ điểm nghẽn cản trở phát triển kinh tế số
Hiện đại hoá hạ tầng viễn thông hướng tới hạ tầng số để phát triển kinh tế số, xã hội số là một trong những mục tiêu được ngành thông tin và truyền thông thúc đẩy.
Huyện Cao Phong: Nhu cầu vay vốn phục hồi kinh tế gần 80 tỷ đồng
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả rà soát nhu cầu vay cầu vốn để triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Qua rà soát, tổng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện là 79 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 là 42,5 tỷ đồng; năm 2023 là 36,5 tỷ đồng.
Doanh thu trong các khu công nghiệp ước đạt 4.960 tỷ đồng
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương tập trung huy động nguồn lực, tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp (KCN) Yên Quang, Mông Hóa, Lạc Thịnh, Nhuận Trạch; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp.
Thích ứng an toàn, cấp điện ổn định phục vụ phòng, chống dịch
(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai nhiều phương án để thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả, cũng như ưu tiên cấp điện ổn định tại các khu cách ly, cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19.