Quản Lý Nhà Nước đối Với Doanh Nghiệp. - : : Thương Hiệu Việt : :

Đầu năm mới: Ông Phạm Nhật Vượng có thêm 400 triệu ... Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN: Cơ ... Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới xem xét xây ... Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 ... Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 lan tỏa thông điệp ... Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm ... Mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu 10 tỷ USD hàng hóa ... Ra mắt Đặc san "10 năm Tự hào Nông dân Việt ... Khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa ... Tổng giám đốc Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nhân ...
Thứ 6,27 / 12 / 2024
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Sản phẩm - Dịch vụ
  • Doanh nghiệp Việt
  • Thương hiệu Việt
  • Doanh nhân Việt
  • Người tiêu dùng Việt
  • Liên hệ
  • BÁO CHÍ QUỐC GIA – NƠI CÙNG BẠN CHẮP CÁNH TƯƠNG LAI
  • Video giới thiệu công ty
  • Cơ cấu tổ chức
  • VĂN HÓA NDB
  • Nhân sự chủ chốt
  • Sự kiện nổi bật
  • Thông tin kinh tế
  • Bản tin xuất nhập khẩu
  • Bản tin hội nhập
  • Thông tin văn hóa - Giáo dục
  • Chính trị xã hội
Bán lẻ Bảo hiểm Bưu chính, Viễn thông Chứng khoán Công nghệ thông tin Da,Giầy Đa ngành Dệt may, Thời trang Điện tử Đồ dùng, Dụng cụ thiết bị thể thao Đồ gia dụng Dược phẩm,Thiết bị Y tế và Dịch vụ Y tế Giấy Hóa chất, Cao su, Khoáng sản Hóa phẩm, Hóa dược In ấn, Bao bì KS, Khu nghỉ dưỡng, Khu vui chơi giải trí Kim khí, Cơ khí, Máy móc Luật - Dịch vụ pháp lý, Tư vấn Nhiên liệu, Nguyên liệu Nhựa Nội - Ngoại thất, Đồ gỗ Nông nghiệp Ô tô, Xe máy Sơn Tài chính, Ngân hàng, Kiểm toán Thiết bị vệ sinh Thiết bị, Phương tiện và DV vận tải Mỹ phẩm, Dịch vụ làm đẹp Thực phẩm, Đồ uống Thương mại, DV và DL lữ hành Trang thiết bị trường học và đồ chơi Văn phòng phẩm, trang thiết bị VPP Vàng bạc, Đá quý, Thủ công, Mỹ nghệ Vật liệu điện Vật liệu xây dựng Xây dựng, Thiết kế, Bất động sản Thương hiệu Quốc Gia Thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao Thương hiệu Việt uy tín chất lượng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam Top 200 doanh nghiệp sao vàng Đất Việt Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao Luật Bảo vệ Người tiêu dùng Luật An toàn thực phẩm Quyết định số 1483 của Thủ tướng Chính phủ Nghị định 99 của Chính phủ

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Chương IX

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Điều 161. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

1. Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.

4. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

5. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 162. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

a) Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội doanh nghiệp các điều kiện kinh doanh thuộc quyền quản lý nhà nước; kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn cần thiết; sửa đổi các điều kiện kinh doanh bất hợp lý; trình Chính phủ ban hành điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công;

b) Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước;

c) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;

d) Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;

đ) Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dịch vụ theo hệ thống Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam;

e) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cung cấp thông tin doanh nghiệp; giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo các nội dung đăng ký kinh doanh; xử lý hành chính các hành vi vi phạm Luật này và pháp luật có liên quan;

c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tương ứng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này;

d) Tổ chức cơ quan đăng ký kinh doanh, quyết định biên chế cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm hành chính trong đăng ký kinh doanh.

Điều 163. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật này; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp;

d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;

đ) Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc đăng ký kinh doanh;

g) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan đăng ký kinh doanh do Chính phủ quy định.

Điều 164. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 165. Xử lý vi phạm

1. Người có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:

a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;

b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 của Luật này thành lập;

c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

d) Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;

đ) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục;

e) Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;

h) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.

Trở lại In bài viết DANH MỤC
  • Những quy định chung
  • Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Nhóm công ty.
  • Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp.
  • Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
  • Điều khoản thi hành.
  • Trang chủ
  • |
  • Giới thiệu
  • |
  • Tin tức
  • |
  • Sản phẩm - Dịch vụ
  • |
  • Doanh nghiệp Việt
  • |
  • Thương hiệu Việt
  • |
  • Doanh nhân Việt
  • |
  • Người tiêu dùng Việt
  • |
  • Liên hệ
Lượt truy cập: 16579619
Trực tuyến: 9
Design by hcviet

Từ khóa » Nội Dung Quản Lý Nhà Nước đối Với Doanh Nghiệp