Phương Ngữ Và Vấn đề Chuẩn Hóa Ngôn Ngữ | Ngành Văn Học
Kiến thức
Phương ngữ và vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ Đăng lúc 02/05/2019 Bởi PhuongLoanPhương ngữ là hiện tượng đặc biệt của ngôn ngữ Việt Nam. Ở từng vùng miền thì sẽ có một hệ thống phương ngữ riêng, và nếu bạn không tìm hiểu rõ về phương ngữ thì rất khó để hiểu được hết những tiếng nói của người dân địa phương các vùng. Nhưng để hiểu về phương ngữ các vùng đầu tiên bạn phải hiểu rõ “Phương ngữ là gì?” và nắm bắt được “Việc sử dụng phương ngữ trong thực trạng chuẩn hóa ngôn ngữ hiện nay”.
Phương ngữ là gì?
Giải thích một cách đơn giản, theo nghĩa từng từ thì “Phương” là địa phương, “Ngữ” là lời nói. Vậy “Phương ngữ” là lời nói của địa phương. Nhưng vẫn còn một cách hiểu khác, theo định nghĩa khái quát: phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở mỗi địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với phương ngữ khác”
Nguyên nhân hình thành phương ngữ
Khác với tưởng tượng của nhiều người, ngôn ngữ là thứ luôn luôn chuyển động, nhưng không phải ở mọi nơi của ngôn ngữ đó đều có điều kiện thay đổi và tiến hóa như nhau. Chính vì thế, xuất hiện sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng là điều tất yếu. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phương ngữ; bên cạnh đó còn có những nguyên nhân về mặt địa lí. Bởi lẽ, do sự tách biệt giữa các bộ lạc đã tạo ra sự khác biệt ngôn ngữ; ở giai đoạn bộ tộc, do có sự tiếp xúc thường xuyên giữa các thành viên, cho nên dù có xảy ra biến đổi trong ngôn ngữ thì nó cũng sẽ nhanh chóng được phổ biến cho cả bộ tộc nhưng với giai đoạn bộ lạc thì khác, do sự xa cách về địa lí ở các bộ lạc nên những thay đổi ngôn ngữ chỉ được phổ biến trong các vùng ở bộ lạc này mà khó để đến với các bộ lạc khác, kết quả là sự ra đời của những sự khác nhau trong mã, làm nảy sinh các phương ngữ khác nhau.
Vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ
Khi tổ chức bộ lạc phát triển đến giai đoạn vững mạnh nhất thì nhà nước sẽ ra đời; sự ra đời của nhà nước tạo nên bước chuyển biến mới trong ngôn ngữ.
Nhà nước ra đời, phát triển theo hướng tập trung quyền lực và lúc này yêu cầu được đặt lên hàng đầu chính là phải có một ngôn ngữ giao tiếp chung, để tạo ra sự thống nhất trong cả nước. Và chính lúc này lần đầu tiên quá trình hợp nhất các phương ngữ đã diễn ra để tạo nên ngôn ngữ toàn dân. Đây sẽ là thứ ngôn ngữ được dựa trên cơ sở phương ngữ của một lạc đứng đầu hay bộ lạc đông nhất, có sự phát triển về văn hóa cao nhất và có kinh tế mạnh nhất.
Ngôn ngữ toàn dân ngày càng được củng cố, có uy tín và được sử dụng phổ biến trong cả nước, trở thành tài sản quý báu của dân tộc, góp phần hình thành ý thức dân tộc, tạo cho nhân dân có ý thức trong việc bảo vệ ngôn ngữ này như một di sản vô giá. Điều này đã giải thích cho hiện tượng: Tại sao dân tộc Việt Nam bị đô hộ trong một thời gian dài, thế mà tiếng Việt vẫn được gìn giữ trong bị đồng hóa bởi tiếng Hán.
Trùng với quá trình xuất hiện nhà nước ở nhiều nơi cũng bắt đầu xuất hiện văn tự. Nghĩa là chữ viết bắt đầu xuất hiện. Giai đoạn này các ngôn ngữ có xu thế nhích lại gần ngôn ngữ toàn dân. Đây là một trong những hiện tượng nổi bật của phương ngữ học Việt Nam hiện đại.
Chuyển sang giai đoạn cát cứ, khác với thời kì trên đây là giai đoạn tách rời các phương ngữ, góp phần củng cố các ngôn ngữ. Bởi, vào giai đoạn các cứ thì các ông vua trong từng công quốc đều tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình nên đã rất ủng hộ xu hướng phát triển tiếng địa phương của mình, chống lại xu hướng thống nhất ngôn ngữ.
Sang thời kì tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đây là thời kì xã hội bước vào giai đoạn hội nhập. Giữa các vùng trong nước có nhiều điều kiện tiếp xúc với nhau sẽ nảy sinh nhu cầu trao đổi với nhau và người dân sẽ tự sửa đổi phương ngữ của mình sao cho phù hợp hơn với nơi mà mình đến, đây được gọi là hiện tượng pha tiếng, là điều tất yếu phải xảy ra để giao tiếp dễ dàng. Những điều này tạo nên tiền đề cho các phương ngữ dần dần hòa làm một với ngôn ngữ toàn dân, đồng thời ngôn ngữ toàn dân cũng theo đó mà phong phú thêm.
Related Posts
- Ngành Báo chí học gì?
- Một vài thuật ngữ ngành Báo chí
- Những câu hỏi thường gặp trong ngành Báo chí
- Điều cần biết về ngành Xuất bản
Từ khóa » Chuẩn Ngôn Ngữ Là Gì
-
Ngôn Ngữ Tiêu Chuẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "chuẩn Mực Ngôn Ngữ" - Là Gì?
-
Chuẩn Ngôn Ngữ Là Gì - Học Tốt
-
Chuẩn Hoá Tiếng Việt Về Mặt Từ Vựng - Vietlex :: Ngon Ngu Hoc
-
Chuẩn Mực Ngôn Ngữ. Các Loại Chuẩn Mực Ngôn Ngữ
-
Chuẩn Mực Ngôn Ngữ
-
Ngôn Ngữ Chuẩn Mực - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt Nghiệp
-
Định Nghĩa Và Ví Dụ Về Tiêu Chuẩn Hóa Ngôn Ngữ - Also See
-
Chuẩn Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Một Số Vấn đề Về Chuẩn Mực Hoá Ngôn Ngữ: Nhu Cầu Mượn Từ
-
Vấn đề Chuẩn Hoá Từ Vựng Tiếng Việt (phần 1)
-
Ngành Ngôn Ngữ Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường đào Tạo
-
Báo Chí Cần đi đầu Trong Chuẩn Hóa Ngôn Ngữ - Báo Nhân Dân
-
Giáo Dục Chuẩn Mực Ngôn Ngữ Giao Tiếp Cho Học Sinh