PR Là Gì – Quy Trình Lập Kế Hoạch PR Cho Doanh Nghiệp - CrmViet

BẠN CÓ BIẾT “hình ảnh của doanh nghiệp chiến tới hơn 60% giá trị của công ty. Nhưng khi hình ảnh của công ty bị mất, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Do đó, một trong những hoạt động quan trọng của mỗi công ty hiện nay là đầu tư vào hoạt động PR”. Vậy PR là gì

Xem thêm: PR là gì trong Marketing? Những điều cần biết về PR

Mục lục

  • I. PR là gì?
  • II. PR có phải quảng cáo không ?
  • III. Phân loại PR (quan hệ công chúng)
  • IV. PR cần làm những công việc gì?
  • V. Quy trình để có kế hoạch PR tốt
    • Bước 1: Xác định mục tiêu
    • Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu
    • Bước 3: chiến lược cho mục tiêu
    • Bước 4: Ngân sách
    • Bước 5: Hành động
    • Bước 6: Đánh giá
  • KẾT LUẬN
    • Related Post

I. PR là gì?

PR là từ viết tắt của “Public Relation” (quan hệ công chúng).

PR là gì

PR là gì

Theo định nghĩa của PRSA: “quan hệ công chúng là một quá trình giao tiếp chiến lược, xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và công chúng của họ”.

Xem thêm: 4 chiến lược PR Đơn giản & Hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp của bạn

Trong đó:

  • “Tổ chức” có thể là cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hoặc một cơ quan liên quan đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục,… Nói chung là bất cứ công ty, cơ quan lớn hay nhỏ.
  • “Công chúng” là những đối tượng quan trọng đối với tổ chức. Có thể là khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, nhân viên, quản lý, nhà đầu tư,…

Bản chất, quan hệ công chúng là sự ảnh hưởng, tham gia xây dựng một mối quan hệ với các bên liên quan trên nhiều phương diện để định hình nhận thức của công chúng về một tổ chức.

II. PR có phải quảng cáo không ?

Đến giờ tôi vẫn thấy rất nhiều người nhầm lẫn quan điểm “PR là quảng cáo”. Đó là quan điểm sai. Thực chất đó là 2 khái niệm khác nhau.

PR QUẢNG CÁO
Tìm kiếm và xây dựng phát triển mối quan hệ giữa cá nhân, doaNh nghiệp với công đồng Là tuyên truyền, quảng bá nhằm mục tiêu chính giới thiệu sản phẩm, thương hiệu,… đến khách hàng
Xây dựng và phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng, xử lý khủng hoảng Tạo nên hành vi, thói quen của kháchhàng. Từ đó, kêu gọi hành động bằngthông điệp.

III. Phân loại PR (quan hệ công chúng)

Theo chức năng của bộ phận quản lý. Quan hệ công chúng có thể chia làm 7 loại:

  • Quan hệ truyền thông: thiết lập mối quan hệ với các tổ chức truyền thông
  • Quan hệ nhà đầu tư: xử lý các sự kiện của nhà đầu tư, phát hành báo cáo tài chính và hồ sơ pháp lý các nhà đầu tư.
  • Quan hệ chính phủ: đại diện thương hiệu cho chính phủ liên quan đến thực hiện các chính sách (trách nhiệm xã hội, bảo vệ người tiêu dùng,…)
  • Quan hệ cộng đồng: xử lý các khía cạnh xã hội của thương hiệu.
  • Quan hệ nội bộ: tư vấn cho nhân viên của tổ chức về các chính sách, hành động, trách nhiệm của tổ chức.
  • Quan hệ khách hàng: xử lý các mối quan hệ với thị trường mục tiêu và dẫn dắt người tiêu dùng.
  • Truyền thông tiếp thị: hỗ trợ tiếp thị liên quan đến ra mắt sản phẩm, nhận thức thương hiệu, hình ảnh.

IV. PR cần làm những công việc gì?

Qua khái niệm về PR là gì thì chắc bạn cũng đã biết đó là quá trình giao tiếp xây dựng mối quan hệ. Vậy những công việc cụ thể của PR là làm gì ?

PR là làm những công việc gì

PR là làm những công việc gì

Người làm PR sẽ sử dụng tất cả các hình thức truyền thông để xây dựng và duy trì danh tiếng của công ty. Đồng thời người làm PR cũng sẽ truyền đạt những thông điệp chính để xác định đối tượng mục tiêu và thiết lập, duy trì thiện trí giữa tổ chức và công chúng.

Xem thêm: Relationship marketing là gì? Những điều bạn nhất định phải biết

Một số công việc mà người làm PR thường làm là:

  • Lập kế hoạch, phát triển các chiến lược PR
  • Liên lạc và trả lời các câu hỏi từ truyền thông, cá nhân từ tổ chức khác
  • Nghiên cứu, viết và phân phối thông cáo báo chí cho các phương tiện được nhắm mục tiêu
  • Đối chiếu và phân tích phương tiện truyền thông
  • Viết và chỉnh sửa tạp trí nội bộ
  • Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất tài liệu quảng cáo công khai
  • Tổ chức các sự kiện (họp báo, triển lãm,…)
  • Quản lý, cập nhật thông tin và tương tác với người dùng trên MXH
  • Tìm nguồn cung ứng, quản lý cơ hội và tài trợ
  • Nghiên cứu thị trường
  • Quản lý khủng hoảng

V. Quy trình để có kế hoạch PR tốt

Tạo kế hoạch PR tốt sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Tận dụng được vị thế của thương hiệu để đạt được mục tiêu của mình.

Bạn có thể tham khảo qua 6 bước tạo một bản kế hoạch PR:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Mục tiêu của chiến lược PR cần được xác định và phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Ví dụ: Cải thiện hình ảnh thương hiệu, Tăng số người tham gia sự kiện

Xem thêm: 4 Chiến lược trong Marketing hiệu quả

Xác định mục tiêu kế hoạch PR

Xác định mục tiêu kế hoạch PR

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

Nhóm công chúng mà bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng là ai? Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn?

Xác định đối tượng kế hoạch PR

Xác định đối tượng kế hoạch PR

Bước 3: chiến lược cho mục tiêu

Lập kế hoạch thôi là chưa đủ, bạn cần xem xét, tìm cách tiếp cận với mục tiêu. Các chiến lược bao gồm (phương thức giao tiếp, thông điệp được truyền đạt, các hoạt động liên quan)

Bước 4: Ngân sách

Cần có ngân sách cụ thể để bạn có thể triển khai (chi phí thuê không gian, thời gian của nhân viên, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu,…)

Xác định ngân sách cho kế hoạch PR

Xác định ngân sách cho kế hoạch PR

Phân bổ ngân sách sao cho hợp lý trong ngân sách marketing của doanh nghiệp mà vẫn phù hợp với mục tiêu của chiến lược.

Bước 5: Hành động

Hành động là một phần của kế hoạch bao gồm các hoạt động cụ thể (phương thức giao tiếp mà bạn sử dụng)

Triển khai kế hoạch PR

Triển khai kế hoạch PR

Bước 6: Đánh giá

Hãy tự hỏi liệu bạn có đạt được mục tiêu của mình thông qua việc đo lường và quan sát cẩn thận hay không.

Đánh giá chi tiết kế hoạch quan hệ công chúng

Đánh giá chi tiết kế hoạch quan hệ công chúng

Hãy cân nhắc ý kiến ​​và phản hồi của công chúng vì những điều này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về hiệu quả của các chiến lược của bạn

KẾT LUẬN

CRMVIET mong rằng những chia sẻ kiến thức PR là gì sẽ thật sự đem lại một điều gì đó cho bạn.

Chúc bạn thành công!!!

Từ khóa » Chiến Dịch Pr Là Gì