PR Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược Quan Hệ Công Chúng - Uplevo
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bạn muốn mở rộng sự hiện diện của mình tới đông đảo công chúng, tới nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn chinh phục? PR – Public relations, hay quan hệ công chúng sẽ là chìa khóa giúp khách hàng nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn.
PR – hay quan hệ công chúng là cách để doanh nghiệp có thể tiếp cận và giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Đó cũng là phương thức giúp công ty bạn lan tỏa thông điệp của các chiến dịch marketing, cung cấp các thông tin có liên quan về doanh nghiệp.
PR – có một sự tương đồng đáng kể với cách mà doanh nghiệp truyền bá hình ảnh của mình thông qua thương hiệu. Thay vì tập trung vào logo và các khía cạnh hữu hình như thương hiệu, PR tập trung vào truyền thông và phát triển uy tín của thương hiệu, thứ mang tính vô hình hơn, để đưa thương hiệu của doanh nghiệp tới gần với công chúng hơn.
Vậy PR là gì? Có những phương thức gì nhằm cải thiện hình ảnh của thương hiệu thông PR? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn cẩm nang đầy đủ nhất về PR.
Nội dung chính trong bài viết 1. Khái niệm: Owned, Paid và Earned Media 2. PR và Marketing 3. Inbound PR là gì? 4. Chiến lược PR cho doanh nghiệp 5. Mục tiêu của các chiến dịch PR là gì?
Khái niệm: Owned, Paid và Earned Media
PR có thể chia ra làm ba phương thức nhằm tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp: owned media (kênh truyền thông sở hữu), paid media (kênh truyền thông trả phí), và earned media (kênh truyền thông lan tỏa).
Mỗi một phương thức có cách tiếp cận khác nhau, nhưng hoàn toàn có thể thu về cho doanh nghiệp hiệu quả truyền thông tương đương. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên sử dụng cả ba phương thức này bổ trợ lẫn nhau nhằm đem lại hiệu quả truyền thông cao nhất.
Owned media
Owned media, hay truyền thông sở hữu, được coi là phương thức PR quan trọng nhất, bởi với phương thức này, doanh nghiệp là người làm chủ nội dung và trực tiếp truyền tải thông điệp họ muốn gửi gắm tới khách hàng. Nói cách khác, truyền thông sở hữu là những kênh truyền thông mà doanh nghiệp trực tiếp sở hữu, bao gồm:
- Các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội.
- Blog.
- Content trên website.
Mục tiêu của owned media là lan truyền các thông tin chính thức về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Nó chính là cơ sở tham chiếu để các phương thức truyền thông khác (như paid hay earned media) tham khảo và truyền bá thông điệp về sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
>>> Xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả
Paid media
Paid media, truyền thông trả phí, là phương thức mà doanh nghiệp trả tiền để thông điệp về sản phẩm dịch vụ được lan tỏa qua các kênh truyền thông. Các hình thức mà paid media sử dụng cho hoạt động PR bao gồm:
- Quảng cáo trên mạng xã hội.
- Influencer marketing. (Sự khác biệt giữa KOLs và Influencer)
- Pay-per-click (PPC).
Đây là phương thức hữu hiệu để nội dung PR của doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn. Trong bối cảnh Facebook và các nền tảng mạng xã hội thắt chặt sự tiếp cận của người dùng đối với các nội dung xã hội mà doanh nghiệp chia sẻ, phương thức truyền thông trả tiền lại càng có cơ hội chứng tỏ sự hữu dụng của nó.
>>> 5 Bí kíp hữu ích khi chạy quảng cáo Facebook; Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads
Earned media
Nền tảng của phương thức truyền thông lan tỏa (earn media) chính là cách thức lan truyền thông điệp thông qua chính khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển earned media ngay trong chính các kênh truyền thông mà họ đang sở hữu.
Truyền thông lan tỏa là phương thức lan tỏa các thông điệp về sản phẩm dịch vụ một cách tự nhiên, không thông qua tác động của doanh nghiệp (như trả tiền hoặc tự thúc đẩy các thông điệp đó).
Tuy vậy, truyền thông lan tỏa chính là phương thức khó thực hiện nhất trong các phương thức truyền thông đã nêu. Nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ đội ngũ marketing và doanh nghiệp. Nhưng kết quả mà doanh nghiệp có thể thu về thực sự đáng để bỏ ra nhiều công sức đến vậy.
Nếu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được:
- Review trên các trang blog chuyên ngành đáng tin cậy.
- Nhận phản hồi tích cực từ khách hàng trên mạng xã hội.
- Xếp thứ hạng cao trên danh sách kết quả tìm kiếm.
Điều đó chứng tỏ hình ảnh doanh nghiệp của bạn đang gây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc thông qua truyền thông lan tỏa.
>>> 15 Cách tăng like xịn trên Fanpage Facebook
PR và Marketing
Dù PR và Marketing có sử dụng nhiều các hoạt động và chiến dịch tương đồng, mục tiêu của chúng hoàn toàn khác nhau. Trong khi mục tiêu của PR là nhằm thúc đẩy uy tín của thương hiệu, nó không nhất thiết có tác động trực tiếp tới sales. Còn với marketing, mục tiêu chính là tăng trưởng doanh thu của sản phẩm, dịch vụ.
Với mục đích sử dụng khác nhau, doanh nghiệp nên sử dụng các chiến lược PR và marketing đồng thời nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc quảng bá và thúc đẩy doanh thu của sản phẩm dịch vụ.
Trong xã hội tiêu dùng hiện đại, người dùng không chỉ lựa chọn mua một sản phẩm dịch vụ đơn thuần bởi những chức năng mà nó đem lại, họ còn dựa trên uy tín và hình ảnh của thương hiệu. Đó chính là sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu (thông qua các hoạt động PR) khi khách hàng lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm (thông qua các hoạt động marketing).
Tìm hiểu thêm kiến thức cơ bản về Marketing: Marketing Mix
Điều đó giải thích lý do vì sao doanh thu của doanh nghiệp có tới 23% sự đóng góp tới từ chính giá trị của thương hiệu, theo Lucid Press. Vậy nên, Marketing và PR là cặp bài trùng, nên được cân nhắc kết hợp sử dụng.
>>> Cẩm nang toàn diện về Marketing Online
Inbound PR là gì?
Inbound PR, chính là tương lai của hoạt động PR. Nó kết hợp sức mạnh của cả hoạt động PR (thông qua content), và sự tương tác với khách hàng (inbound).
Inbound PR hoạt động rất hiệu quả, bởi bạn sẽ là người trực tiếp phát hiện ra những hoạt động nào của PR đang hoạt động tốt, và những hoạt động nào cần phải loại bỏ.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các backlink từ các trang đối tác, phương thức inbound PR sẽ giúp bạn nhận diện được khó khăn này và quyết định có tiếp tục sử dụng chúng trong tương lai.
Tổng kết lại, inbound PR là một phương thức hiệu quả để phát triển nhận thức thương hiệu, xây dựng đối tượng mục tiêu và chuyển đổi đối tượng đó thành chính khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn trong tương lai.
>>> ROI là gì? Tối ưu hóa ROI trong Marketing
Doanh nghiệp cần làm gì để phát triển các chiến lược PR?
Vậy những chiến lược cụ thể nào cần được xây dựng để doanh nghiệp có một kế hoạch PR – Public Relations đạt hiệu quả?
Các hoạt động chính của nghề PR
Thực hiện các nhiệm vụ nhỏ hàng ngày là một điều rất quan trọng đối với các nhà quản lý PR trong doanh nghiệp. Họ cần chú trọng đến các hoạt động như:
- Viết các bản thông cáo báo chí có liên quan tới hoạt động thường nhật của doanh nghiệp.
- Tạo các bản phân công công việc tới các phòng ban cấp dưới.
- Thường xuyên thực hiện training, đào tạo cho các nhân viên phòng ban cấp dưới.
- Phát biểu trong các sự kiện của doanh nghiệp / sự kiện lớn trong ngành.
- Nghiên cứu, phân tích các số liệu nhằm thúc đẩy hiệu quả của các content thông qua các kênh Owned Media và Paid Media.
- Tham gia vào các sự kiện trong ngành, hay các trade show nhằm thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu tới công chúng.
>>> Trade Marketing là gì? Tầm quan trọng của Trade Marketing
Kỹ năng cần có của một PR manager
Giống như những công việc khác, một PR manager tài giỏi cần phải có rất nhiều những kỹ năng bổ trợ. Để có thể tiến thân trong một môi trường truyền thông khắc nghiệt, bạn cần phải có những phẩm chất sau:
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
Hãy nhớ rằng, quan hệ công chúng là hoạt động tập trung vào việc xây dựng và phát triển hình ảnh của thương hiệu. Chính vì vậy, một nhà quản lý PR giỏi là dành rất nhiều thời gian để thuyết trình và giới thiệu với cả thế giới về sản phẩm và dịch vụ mà họ sẽ cung cấp tới công chúng.
2. Kỹ năng viết lách tốt
Trong ngành truyền thông, PR manager không chỉ tiếp xúc trực tiếp với công chúng, họ còn phải sử dụng kỹ năng viết lách của họ để truyền đạt thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm tới khách hàng.
Các nhà quản lý trong lĩnh vực PR có trách nhiệm viết các thông cáo báo chí, truyền đạt các thông tin có liên quan tới doanh nghiệp. Một kỹ năng viết lách tốt sẽ giúp công chúng hiểu rõ thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới họ là gì.
Kỹ năng này còn đặc biệt hữu dụng trong thời đại trực tuyến hóa ngày nay, khi doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ khác nhau để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, như blog, website hay các nền tảng mạng xã hội.
3. Tính sáng tạo
Giống như marketing, tính sáng tạo cũng là một phẩm chất mà một nhà quản lý PR cần phải có.
Một PR manager phải là người nắm rõ hơn ai hết cách thức tạo chiến lược hiệu quả để doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn tất thảy mọi đối thủ.
4. Kỹ năng nghiên cứu tốt
PR là một hoạt động truyền thông xã hội, công chúng hoàn toàn có thể bàn tán, lan tỏa các khía cạnh liên quan tới thương hiệu của bạn mà bạn không có cách nào kiểm soát được chúng. Một nhà PR manager giỏi sẽ nhanh chóng tìm ra và nắm bắt những cơ hội từ sự lan tỏa thông tin của khách hàng đối với thương hiệu.
Chính vì thế, PR manager phải thực hiện rất nhiều các bài nghiên cứu, khảo sát thị trường nhằm hoạt định nên chiến lược PR phù hợp nhất với thương hiệu.
Mục tiêu của các chiến dịch PR
Việc đề xuất mục tiêu giúp doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả của các chiến dịch PR.
Dưới đây là danh sách các vấn đề mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi xác định mục tiêu, nhằm tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch PR.
1. Mức độ đề cập tới thương hiệu (Brand Mentions)
Brand mentions chính là mức độ công chúng đề cập tới các vấn đề liên quan tới thương hiệu của doanh nghiệp, thông qua các kênh truyền thông lan tỏa. Chúng thường được xây dựng từ những bài báo đề cập tới doanh nghiệp bạn, từ những nguồn thông tin mà bạn không sở hữu (cũng như không kiểm soát).
Những thông tin này rất hữu ích trong việc nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn, nhưng chúng khá là khó theo dõi và tiếp cận.
Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý tới từng comment liên quan đến thương hiệu của mình. Nên nhớ rằng, chỉ khi những comment đó đánh giá tích cực về thương hiệu, các chiến lược PR của doanh nghiệp bạn mới được coi là thành công và cần tiếp tục mở rộng.
Nếu xuất hiện bất kỳ thông tin tiêu cực nào, bạn cần phải có những hành động cụ thể nhằm ngăn chặn những vấn đề có thể phát sinh trong tương lai.
> 10 công cụ Social Listening – Theo dõi thương hiệu tốt nhất
2. Backlink hỗ trợ SEO
Thông qua các backlink, doanh nghiệp của bạn không chỉ thu hút sự chú ý của những khách hàng mới, những người vừa biết đến doanh nghiệp và lần đầu truy cập vào website của bạn, nó còn giúp bạn có thể cải thiện thứ hạng trong danh sách các kết quả tìm kiếm trên Google.
3. Traffic vào website
Nếu khách hàng của bạn tìm đến thương hiệu thông qua các kênh truyền thông lan tỏa, đó là dấu hiệu của một chiến dịch PR hiệu quả.
Một khi chạy chiến dịch PR, bạn nên nghiên cứu số lượng người truy cập vào website, tìm hiểu xem họ đến từ đâu, và có những điều chỉnh phù hợp cho chiến dịch.
4. Khách hàng mới
Mặc dù lượng khách hàng mới đến trực tiếp từ hoạt động PR của bạn không dễ đo lường, nhưng đây vẫn là một số liệu mà doanh nghiệp nên lưu tâm để điều tra.
Bạn có thể tìm hiểu số lượng khách hàng mới từ:
- Khảo sát khách hàng sau khi mua hàng (thông qua survey), và tìm hiểu xem họ tìm đến doanh nghiệp bạn từ đâu.
- Sử dụng công cụ Google Analytics để tìm xem phương thức mua hàng của họ là gì.
Tất nhiên, nếu chiến dịch PR có thể thu hút được nhiều khách hàng mới, đó là một dấu hiệu rất tốt. Nhưng nếu với điều ngược lại, bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi mục tiêu của PR vốn dĩ vẫn là gia tăng độ nhận diện thương hiệu, truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp và xây dựng hình ảnh về thương hiệu.
PR là một công việc đòi hỏi bạn cần đầu tư nhiều công sức và nỗ lực để thực hiện. Nó cũng không phải là công việc có thể đem lại hiệu quả ngay tức khắc cho doanh nghiệp. Nhưng với những chiến lược vững chắc, cùng công cụ hỗ trợ đắc lực, thương hiệu bạn chắc chắn sẽ tới gần hơn với công chúng.
Tham khảo thêm các bài viết khác về Marketing tại Blog của Uplevo
nguồn: dịch và tổng hợp.
Từ khóa » Chiến Dịch Pr Là Gì
-
PR Là Gì ? 7 Bước Xây Dựng Chiến Lược PR Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
-
PR Là Gì? 8 Bước Xây Dựng Chiến Lược PR Hoàn Hảo Cho Mọi Doanh ...
-
Các Bước Tạo 1 Chiến Dịch PR Hiệu Quả
-
PR Trong Truyền Thông Và Những Chiến Dịch PR ấn Tượng
-
PR Là Gì? Các Bước để Có Một Kế Hoạch PR Hoàn Hảo - HRchannels
-
PR Là Gì? 6 Bước Xây Dựng Kế Hoạch PR Hoàn Hảo - Vietnix
-
7 Bước Xây Dựng Chiến Lược PR Hiệu Quả Kèm Phân Tích Case Study
-
PR Là Gì? Bật Mí 4 Bí Kíp Tối ưu Chi Phí Cho PR Hiệu Quả - MarketingAI
-
PR Là Gì? Tiết Lộ Các Bước để Có Một Chiến Dịch PR Hoàn Hảo - Semtek
-
Top 15 Chiến Dịch Pr Là Gì
-
PR Là Gì – Quy Trình Lập Kế Hoạch PR Cho Doanh Nghiệp - CrmViet
-
4 Chiến Lược PR NÊN ÁP DỤNG NGÀY HÔM NAY - CRMVIET
-
PR Là Gì? Các Bước Để Có Một Kế Hoạch PR Hiệu Quả
-
PR Là Gì Và Tầm ảnh Hưởng Của PR Trong Kế Hoạch Truyền Thông - Bizfly