PTNN: LÀM QUEN CHỮ CÁI O, Ô, Ơ - MN Ngô Quyền

II. Chuẩn bị:

+ Đồ dùng của cô: + Chữ cái o, ô, ơ để trẻ sờ nét

+ 2 bức tranh ( Quả bóng, cô giáo và lá cờ )

+ Tivi, máy tính.

+ Nhạc bài hát: “Ngày vui của bé”

+ Thẻ chữ cái o, ô, ơ để trẻ chơi.

+ Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ chơi (thẻ chữ cái o, ô, ơ )

III. Tổ chức hoạt động:

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ hát bài hát: “Em đi mẫu giáo”

- Trò chuyện:

+ Các con vừa hát bài gì?

+ Đến trường các con thấy thế nào

+ Để giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong trường chúng ta phải làm gì?

Giáo dục trẻ biết yêu quí trường, lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện:

a .Làm quen chữ mới:

*Làm quen chữ o:

- Cô cho trẻ xem tranh vẽ “Quả bóng”

- Cô đọc từ dưới tranh

- Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.

- Cô giới thiệu chữ o và phát âm. (2-3 lần)

- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .

- Cô cho trẻ sờ và phát hiện các nét của chữ o.

+ Chữ o có nét gì?

- Cô phân tích nét của chữ o trên máy (chữ o có 1 nét cong tròn khép kín )

- Ngoài chữ o in thường cô còn có chữ O in hoa và chữ o viết thường .Vào lớp một các con sẽ được học .

+ Con có nhận xét gì về 3 kiểu chữ này?

- Cô cho trẻ phát âm lại .

*Làm quen chữ ô:

- Cô cho trẻ xem tranh vẽ “Cô giáo”

- Cô đọc từ dưới tranh

- Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.

- Cô giới thiệu chữ ô và phát âm. (2-3 lần)

- Cô cho trẻ sờ và phát hiện nét của chữ ô.

+ Bạn nào có nhận xét về chữ ô?

- Cô phân tích nét của chữ ô trên máy

- Ngoài chữ ô in thường cô còn có chữ Ô in hoa và chữ ô viết thường .Vào lớp một các con sẽ được làm quen

- Con có nhận xét gì về 3 kiểu chữ này?

- Cho trẻ phát âm lại.

* Làm quen chữ ơ:

- Cô cho trẻ xem tranh vẽ “lá cờ”

- Cô đọc từ dưới tranh

- Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.

- Cô giới thiệu chữ ơ và phát âm. (2-3 lần)

- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .

- Cô cho trẻ sờ và phát hiện nét của chữ ơ.

+ Ai có nhận xét gì về chữ ơ?

- Cô phân tích nét của chữ ơ trên máy

- Ngoài chữ ơ in thường cô còn có chữ Ơ in hoa và chữ ơ viết thường .Vào lớp một các cháu sẽ được làm quen .

- Con có nhận xét gì về 3 kiểu chữ này?

b. So sánh:

- So sánh chữ o- ô

+ Giống nhau: Có 1 nét cong trong khép kín.

+ Khác nhau: chữ o không có mũ.

Chữ ô có mũ.

- So sánh chữ ô – ơ

+ Giống nhau: Có 1 nét cong tròn khép kín.

+ Khác nhau: chữ ô có dấu mũ ở trên.

Chữ ơ có dấu móc ở bên phải.

- Cho trẻ phát âm lại chữ o, ô, ơ.

+ Vừa rồi cô cho các cháu làm quen chữ cái gì?

- Sau đó, cho trẻ đếm có mấy chữ cái?

- Cô mời trẻ đứng dậy làm điệu bộ: o tròn như quả trứng gà, ô thì đội nón, ơ thì thêm râu.

c. Trò chơi:

*Trò chơi 1: “Bé khéo tay”

- Cách chơi: Khi nghe cô phát âm chữ nào, trẻ chọn thẻ chữ cái hoặc các nét rời để tạo thành chữ theo yêu cầu của cô .Trẻ xếp xong thì chỉ tay vào chữ cái vừa xếp và phát âm.

+Lần 1: Cho trẻ tạo chữ bằng dây điện.

+Lần 2: Cho trẻ xếp cái chữ cái ra và phát âm

+Lần 3: Cô cho trẻ chọn thẻ chữ cái giơ lên.

*Trò chơi 2: “Về đúng chữ cái dưới tranh”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi .

+ Cách chơi: cô giới thiệu cô có bức tranh có chứa chữ cái trong từ ( kéo co ; cái ô; cái nơ ). Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ cái .Trẻ vừa đi vừa hát một bài hát. Khi nghe hiệu lệnh về đúng chữ cái, thì trẻ phải chạy về đúng tranh có chứa chữ cái giống chữ cái mà trẻ cầm trên tay.

+ Luật chơi: Bạn nào chạy về không đúng chữ cái có trong từ thì nhảy lò cò.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần

3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

- Cô nhận xét - tuyên dương trẻ.

- Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé” và nghỉ.

Từ khóa » Nhận Biết Chữ Cái O ô ơ