PTNT: Nhận Biết Khối Cầu, Khối Trụ, Khối Vuông, Khối Chữ Nhật.

PTNT: Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu với khối trụ, khối vuông với khối chữ nhật.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.

- Phát triển khả năng nói mạch lạc, đủ câu cho trẻ.

- Củng cố kỹ năng nhận biết, phân biệt được các hình khối.

- Phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, mạnh dạn cho trẻ thông qua trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ biết đoàn kết để hoạt động theo nhóm, tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.

- Góp phần giáo dục trẻ yêu quý gia đình và biết cách bảo vệ ngôi nhà mình sinh sống.

II. Chuẩn bị.

- Mỗi trẻ có 4 khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.

- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn.

- 3 chiếc hộp để đựng các đồ vật có dạng 4 khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.

- Đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật để trẻ tìm và chơi.

III. Cách tiến hành.

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.

- Hát: “Cá vàng bơi”

- Hỏi trẻ biết các loại động vật nào sống dưới nước?

- Các loài đông vật đó có ích lợi gì?

-Cô giáo dục trẻ.

2. Hoạt động 2 : Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.

a. Nhận biết khối vuông.

- Các con hãy chọn cho cô khối như thế này giơ lên nào! Đây là khối vuông đấy, các con đọc cùng cô nào! “Khối vuông”.( Cho cả đọc 2 – 3 lần, tổ, cá nhân đọc nhiều lần).

- Các con cùng quan sát xem khối vuông có đặc điểm gì?

+ Các mặt của khối vuông là hình gì?

+ Khối vuông có mấy mặt? (Cho trẻ đếm).

- Bây giờ, 2 bạn ngồi cạnh nhau xếp chồng 2 khối vuông lên nhau xem có xếp được không?

- Các con cùng đặt khối vuông xuống nền và lăn xem có lăn được không?

- Vì sao khối vuông lại không lăn được? (Vì khối vuông có các cạnh và các góc).

- Cho trẻ đếm các góc của khối vuông.

- Cô khái quát lại: Khối vuông là khối có 6 mặt phẳng và các mặt của khối vuông là hình vuông, khối vuông có 8 góc và không lăn được.

- Cô mời trẻ nhắc lại: Bạn nào nhắc lại cho cô xem khối vuông có đặc điểm gì? (Mời 1 – 2 trẻ).

- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có gì là khối vuông? (Mời 2-3 trẻ trả lời).

+ Vì sao con biết hộp bánh là khối vuông? (Vì các mặt của hộp bánh đều là hình vuông ...).

b. Nhận biết khối chữ nhật.

- Trong các khối của mình có một khối là khối chữ nhật đấy? Đây là khối chữ nhật này!

- Các con hãy chọn cho cô khối chữ nhật và giơ lên nào! Đọc cùng cô nào! “Khối chữ nhật”.( Cho cả đọc 2 – 3 lần, tổ, cá nhân đọc nhiều lần).

- Các con cùng quan sát xem khối chữ nhật có các mặt là hình gì?

+ Khối chữ nhật có mấy mặt? (Cho trẻ đếm).

- Bây giờ, 2 bạn ngồi cạnh nhau xếp chồng 2 khối chữ nhật lên nhau xem có xếp được không?

- Các con cùng đặt khối chữ nhật xuống nền và lăn xem có lăn được không?

- Vì sao khối chữ nhật lại không lăn được? (Vì khối chữ nhật có các cạnh và các góc).

- Cho trẻ đếm các góc của khối chữ nhật.

- Cô khái quát lại: Khối chữ nhật là khối có 6 mặt phẳng và các mặt của khối chữ nhật là hình chữ nhật, khối chữ nhật có 8 góc và không lăn được.

- Cô mời trẻ nhắc lại.

- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có gì là khối chữ nhật? (Mời 2-3 trẻ trả lời).

* So sánh khối vuông với khối chữ nhật:

- Bây giờ các con cùng quan sát xem khối vuông và khối chữ nhật có gì giống nhau và khác nhau? (Mời 2 - 3 trẻ trả lời).

- Giống nhau: Đều có 6 mặt, 8 góc và không lăn được.

- Khác nhau: + Khối vuông : Các mặt đều là hình vuông.

+ Khối chữ nhật: Các mặt đều là hình chữ nhật.

c. Nhận biết khối cầu.

- Các con rất giỏi, bây gì cô đố bạn nào biết:

“Quả gì không phải để ăn

Mà dùng để đá, để lăn, để chuyền” (Quả bóng)

- Các con hãy lấy cho cô khối giống quả bóng ở trong rổ của mình nào.

- Đây gọi là khối cầu đấy. Các con đọc cùng cô nào! “Khối cầu”.( Cho cả đọc 2 – 3 lần, tổ, cá nhân đọc nhiều lần).

- Con hãy sờ xung quanh xem nó như thế nào?

- Chúng mình cùng lăn khối cầu nào. Có lăn được không?

- Các con hãy lấy khối cầu của mình chồng lên khối cầu của bạn xem có chồng được không? Vì sao?

- Cô khái quát lại: Khối cầu là khối có đường bao quanh cong tròn và nhẵn, lăn được về mọi phía.

- Cô mời trẻ nhắc lại.

- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có gì là khối cầu? (Mời 2-3 trẻ trả lời).

c. Nhận biết trụ.

- Hãy cất khối cầu vào rổ và cầm cho cô khối còn lại lên nào! Đây là khối trụ đấy.

- Các con đọc cùng cô nào! “Khối trụ”.( Cho cả đọc 2 – 3 lần, tổ, cá nhân đọc nhiều lần).

- Chúng mình cùng chơi: Hãy lăn nào.

+ Nó lăn như thế nào?(Nó lăn được về 2 phía)

+ Con hãy chồng khối trụ của mình lên khối trụ của bạn xem nó như thế nào, có chồng được lên nhau không nhỉ?

Vì sao lại chồng được lên nhau con có biết không?(Vì nó có hai mặt phẳng hình tròn).

- Cô chốt lại: khối trụ có hai mặt phẳng hình tròn, chồng lên nhau được và chỉ lăn được về 2 phía.

- Cô mời trẻ nhắc lại.

- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có gì là khối trụ? (Mời 2-3 trẻ trả lời).

* So sánh, phân biệt khối cầu và khối trụ.

- Các con nhìn xem khối cầu và khối trụ có gì giống nhau và khác nhau? (Mời 2 - 3 trẻ trả lời).

- Giống nhau:Đều là khối có thể lăn được

- Khác nhau: + Khối cầu: có đường bao quanh cong tròn và nhẵn, lăn được về mọi phía.

+ Khối trụ:có hai mặt phẳng hình tròn, chồng lên nhau được và chỉ lăn được về 2 phía.

3. Luyện tập:

* Vừa rồi qua phần thi hiểu biết cô thấy các gia đình đều thể hiện trí thông minh của mình rất nhanh nhẹn và tài giỏi. Bây giờ chúng mình cùng đến với phần thi thứ 2: “Ai nhanh nhất”!

- Cô nói khối nào thì các con chọn nhanh khối đó và giơ lên nhé! (chơi 2 lần)

+ Lần 1: cho trẻ chọn khối theo cô gọi tên và giơ lên.

+ Lần 2: chọn khối theo đặc điểm khối, trẻ chọn và giơ lên.

* Tiếp theo chương trình là phần thi “Chọn khối

- Cách chơi: - Phía trên bàn có 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho các con thò tay vào, nhiệm vụ của các con là phải sờ và lấy đúng khối sao cho đúng với yêu cầu cô đưa ra.

VD: cô yêu cầu lấy khối trụ,thì các con phải sờ và chọn khối có 2 mặt phẳng.

- Cô sẽ chia lớp mình ra thành 2 đội, lần lượt từng bạn của các đội sẽ chạy lên lấy 1 khối để vào rổ và chạy về đập vào tay người đứng sau mình, bạn tiếp theo cứ lần lượt chạy lên chọn khối, cứ như vậy cho đến khi hoàn thành phần chơi của đội mình.

+ Luật chơi: Thời gian chơi được tính là 1 bản nhạc đội nào chọn nhiều nhất và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Đội nào ít hơn là đội thua cuộc. (Cả lớp chơi 2 lần. Cô nhận xét kết quả chơi của các đội.)

- Vừa rồi cô thấy cả 3 đội đều đã rất cố gắng. Để biết đội nào giành được chiến thắng, chúng ta sẽ bước vào phần thi mang tên “Chung sức”

- Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều khối, nhiệm vụ của các đội là chọn khối để thiết kế thành những mô hình hay công trình mà mình yêu thích. Sau 1 bản nhạc đội nào xếp đẹp, đầy đủ các khối là đội chiến thắng.

- Cho trẻ thực hiện, cuối cùng cô đi kiểm tra, nhận xét.

* Kết thúc.

- Vừa rồi, các đội đã trải qua các trò chơi của chương trình “Bé vui học toán” rất xuất sắc, cô xin tuyên bố các đội đều giành được chiến thắng!

- Mời các đội lên nhận quà.

Từ khóa » Khoi Vuong Va Khoi Chu Nhat