Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai Trong Tiếng Nhật - Saromalang

Pages

  • Trang chủ
  • N5
  • N4
  • N3
  • tìm kiếm
  • iほんやく
  • Du Học Nhật Bản
  • KANJI
  • JLPT

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Quá khứ, hiện tại, tương lai trong tiếng Nhật

Hôm nay tôi muốn nói về các thì trong tiếng Nhật. Ví dụ 1: Hãy xem đoạn hội thoại sau: A:昼ごはんは食べた? Hiru-gohan wa tabeta? = Bạn đã ăn trưa chưa? B:・・・・ Bạn có biết các câu trả lời sau khác nhau thế nào không? 1 食べていないよ 。Tabete inai yo. 2 まだ食べていないよ 。Mada tabete inai yo. 3 まだ食べないよ。Mada tabenai yo. 4 食べないよ。Tabenai yo. Ví dụ 2: Bạn sẽ dịch câu sau như thế nào? この仕事をやります。 Kono shigoto wo yarimasu. Nếu bạn dịch là "Tôi làm công việc này" thì thực ra là không đúng lắm, mặc dù có nhiều người dịch như vậy thật. Câu này không phải ở thì hiện tại, mà là ở thì tương lai. Phải dịch là: Tôi sẽ làm công việc này. Cần chú ý là, ở câu này chủ ngữ là "tôi", mặc dù đã được ẩn đi. Đây là một đặc điểm trong tiếng Nhật mà nếu bạn muốn hiểu hay muốn dịch giỏi tiếng Nhật thì bạn phải nắm rõ những đặc điểm này của tiếng Nhật. Đúng ra thì không có cái gọi là "thì hiện tại", vì hoặc là bạn sẽ làm, hoặc đã làm, hoặc là đang làm (hiện tại tiếp diễn). "Thì hiện tại" chỉ dùng để chỉ những sự việc hiển nhiên mà thôi. Còn khi liên quan tới hành động thì hoặc là "Tôi sẽ làm" hoặc là "Tôi đã làm" hoặc là "Tôi đang làm". Trở lại ví dụ 1, các câu trả lời có ý nghĩa là: 1 Tôi chưa ăn đâu. 2 Tôi vẫn chưa ăn đâu. 3 Tôi vẫn không ăn đâu. 4 Tôi không ăn đâu. Câu thứ 3 "まだ食べない Mada tabenai" không phải là "Tôi vẫn chưa ăn" mà là "Tôi vẫn không ăn", nghĩa là trước nay "Tôi không ăn trưa". Đây là điểm mà một số bạn học tiếng Nhật hay nhầm. Dưới đây để bạn hiểu thêm về cách dùng các thì trong tiếng Nhật tôi xin giới thiệu một số ví dụ và mẫu câu.

Chưa làm và không làm

私はご飯を食べていない。Watashi wa gohan wo tabete inai. = Tôi chưa ăn cơm. 私はご飯を食べない。Watashi wa gohan wo tabenai. = Tôi không ăn cơm.

Đang làm và sẽ làm

明日、映画を見に行きます。Ashita, eiga wo mi-ni ikimasu. = Mai tôi sẽ đi xem phim. 今映画を見ているところです。Ima eiga wo mite iru tokoro desu. Bây giờ tôi đang xem phim. Sử dụng mẫu: Vている+ところ

Đã từng làm, chưa từng làm, sẽ không làm

日本へ行ったことがあります。Nihon e itta koto ga arimasu. Tôi đã từng đến Nhật Bản. 花見をしたことがありません。Hanami wo shita koto ga arimasen. Tôi chưa bao giờ đi ngắm hoa hanami. 日本へ留学しません。Nihon e ryuugaku shimasen. Tôi sẽ không đi du học Nhật Bản.

Đã làm, vừa làm xong, đang làm, sắp làm

メールを送りました。Meeru wo okurimashita. Tôi đã gửi thư điện tử. メールを送ったところです。Meeru wo okutta tokoro desu. Tôi vừa gửi thư điện tử xong. Mẫu: Vた+ところ メールを送っているところです。Meeru wo okutte iru tokoro desu. Tôi đang gửi thư điện tử. Mẫu: Vている+ところ メールを送るところです。Meeru wo okuru tokoro desu. Tôi sắp gửi thư điện tử. Mẫu: Vる+ところ Như vậy bạn thấy ところ (tokoro) rất là quan trọng. Và một nghĩa của nó là "nơi, chỗ (place)" ví dụ "watashi no tokoro" = "chỗ của tôi" (ví dụ phòng của tôi hay nơi tôi sống). Watashi no tokoro ni asobi ni kite! = Tới chỗ tôi chơi đi!

Nhấn mạnh "đã làm gì" (với "sude ni")

すでに仕事を終わらせました。Sude ni shigoto wo owarasemashita. Tôi đã hoàn thành công việc rồi. Chú ý: Bạn cần phân biệt với 「素手で」(すでで = sude de) nghĩa là làm gì "bằng tay không". 「すでに = sude ni」 còn được viết là 既に.

Không định làm / Nhất quyết không làm / Không có dự định làm

日本語を勉強するつもりがない。Nihongo wo benkyou suru tsumori ga nai. Tôi không định học tiếng Nhật. 決して日本へ留学をしない。 (決して=けっして) Kesshite Nihon e ryuugaku wo shinai (Kesshite = quyết ...) Tôi quyết không đi du học Nhật. 日本語の学校を通う(かよう)予定がない。Nihongo no gakkou wo kayou yotei ga nai. Tôi không có dự định đến trường học tiếng Nhật. 日本へ留学することはないと思う。Nihon e ryuugaku suru koto wa nai to omou. Tôi nghĩ mình sẽ không đi du học Nhật Bản.

Vậy tiếng Việt thì sao? Tiếng Việt có các thì quá khứ, hiện tại, tương lai không?

Có một số người, đặc biệt là người nước ngoài nghĩ rằng tiếng Việt không có các thì, nhưng thực ra là họ không hiểu biết về ngôn ngữ lắm. Tiêu chuẩn phán đoán của họ chỉ là lấy các thì trong tiếng Anh ra, kiểm tra xem tiếng Việt có không rồi kết luận vội vàng và sai lầm. Các ngôn ngữ đều có cách diễn đạt về thời gian riêng. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ kiểu châu Âu, do đó đương nhiên là không chia thì như tiếng Anh. Nếu bạn học tiếng Nhật, bạn có thể thấy tiếng Nhật không chia thì theo dạng đơn thuần là "đã" (ví dụ "tabeta"), "chưa" (tabete inai), "không" (tabenai), "đang" (tabete iru), "sẽ" (taberu) mà còn dùng các trợ từ như "tokoro". Tiếng Việt chia các thì bằng cách dùng các từ chỉ thời gian và các trợ từ tương ứng. Ví dụ: Từ ngày mai tôi sẽ không đi học nữa. From tomorrow, I won't be going to school (Thì tương lai tiếp diễn) Từ chỉ thời gian "Từ ngày mai" và các trợ từ "sẽ không", "nữa" đã giúp chúng ta diễn đạt chính xác những gì chúng ta muốn nói. Tôi vẫn luôn luôn nói là: Để giỏi ngôn ngữ chúng ta phải giỏi tiếng mẹ đẻ trước. Bổ sung romaji: Ngày 04/04/2014

27 nhận xét:

  1. Nặc danhlúc 23:06 26 tháng 5, 2011

    suge!!!suge!!!thank u very much

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  2. SAROMAlúc 21:54 29 tháng 5, 2011

    You are welcome!

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  3. Nặc danhlúc 20:34 3 tháng 6, 2011

    bai viet rat hay, cam on ban nhieu nhe.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  4. kuroroluciffelúc 22:56 2 tháng 10, 2011

    cho em xin mail được không, em có nhiều câu hỏi lắm mà không biết hỏi ai, nay gặp anh / chị, thật sự rất muốn đặt câu hỏi về tiếng Nhật , giúp với, cuối năm nay em thi nhật ngữ hu hu hu

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  5. SAROMAlúc 23:06 2 tháng 10, 2011

    Chào bạn, cám ơn bạn đã vào trang web. Email có ở BẢNG TIN bên trên đó.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  6. Nặc danhlúc 09:20 7 tháng 8, 2012

    sensei! ARIGATOU GOZAIMASU

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  7. Nặc danhlúc 22:13 18 tháng 10, 2012

    二本語じょうずですね

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  8. Kazelúc 22:07 15 tháng 4, 2013

    arigatou gozaimasu!

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  9. Unknownlúc 20:22 16 tháng 7, 2013

    とても有用ですね。

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  10. aylenlúc 18:48 2 tháng 12, 2013

    trời ạ,,, học chữ kanji thì kém mà toàn chữ kanji k à!!!

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  11. Nặc danhlúc 14:06 4 tháng 4, 2014

    Bài viết hữu ích lắm cám ơn bạn nhiều nha.Bạn ơi cho mình hỏi 1 chút là.1. Không định là và Không có dự định làm khác nhau chỗ nào bạn?2. Thể Vていました nghĩa là gì vậy bạn.Cám ơn bạn nhiều.

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. SAROMAlúc 17:09 4 tháng 4, 2014

      1. "Không định làm" và "không dự định làm": Cơ bản giống nhau nhưng "định" mang tính bất chợt nhiều hơn còn "dự định" thì mang tính có kế hoạch nhiều hơn2. Quá khứ tiếp diễn (lúc đó tôi đang làm gì)

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Nặc danhlúc 12:43 5 tháng 4, 2014

      Cám ơn bạn nhiều nhé.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    3. Trả lời
  12. Unknownlúc 17:36 4 tháng 4, 2014

    Cảm ơn nhiều ạ.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  13. Unknownlúc 16:06 26 tháng 6, 2014

    Rất cảm ơn ad về bài viết. Ad cho mình hỏi 1 chút được k. Mình học tới bài 14 của Minna no Nihongo cuốn 1 thì nói "đang làm gì đó" lại k sử dụng "tokoro". ví dụ. tabeteimasu thôi chứ k nói là "tabeteiru tokoro". ad có thể giải thích giúp mình 1 chút được k. cảm ơn ad nhiều.

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. SAROMAlúc 16:24 26 tháng 6, 2014

      Cả hai đều đúng. Nói là "tabete imasu" là đủ nhưng NHẤN MẠNH là đang làm gì thì dùng "tabete iru tokoro desu".Chú ý là "tabete imasu" vẫn có thể gây ra sự không rõ ràng nhất định. Ví dụ nhé:Kanji wo benkyou shite imasu = Tôi đang học kanjiCâu này có thể hiểu là thời gian này bạn đang học kanji, chẳng hạn buổi tối bạn học 30 phút, nhưng LÚC NÀY thì bạn đang không học (đang tám chuyện mà ^^).Hoặc cũng có thể là lúc này bạn ĐANG học kanji (tức là cầm sách kanji trước mặt và học).Vì có một sự không rõ ràng như vậy, nên nếu bạn muốn nhấn mạnh "THỜI ĐIỂM NÀY tôi đang học kanji" thì sẽ sử dụng mẫu:Kanji wo benkyou shite iru tokoro desu.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Unknownlúc 20:05 26 tháng 6, 2014

      そうですか。よくわかりました。ありがとうございました。

      XóaTrả lời
        Trả lời
    3. Trả lời
  14. Unknownlúc 12:18 30 tháng 6, 2014

    Em muốn đặt câu hỏi cho những câu đó thì viết thế nào Sensei

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknownlúc 16:09 30 tháng 6, 2014

      Theo tớ thì bạn chỉ cần thêm "ka" vào cuối câu khẳng định hoặc phủ định và nói lên giọng ở cuối câu thì sẽ thành câu hỏi. Ví dụ : câu khẳng định là "ima kara, watashi ha hiru gohan wo tabemasu." (tôi chuẩn bị ăn cơm trưa). thì bạn muốn hỏi là "bạn chuẩn bị ăn cơm trưa à?" thì chỉ cần thêm "ka" và đương nhiên là chủ ngữ phải thay đổi. "imakara anata ha hiru gohan wo tabemasu ka?"(bạn chuẩn bị ăn cơm trưa à?). còn ý bạn muốn hỏi là hỏi là "chuẩn bị ăn gì? hay chuẩn bị làm gì?... thì bạn phải sử dụng các từ để hỏi kèm theo động từ phù hợp được chia ở các thì cụ thể, ví dụ: nani wo tabemasu ka?=sẽ ăn gì. còn nếu bạn chỉ đơn thuần muốn nhận biết câu hỏi trong tiếng nhật thì thêm "ka" vào cuối câu sẽ thành câu hỏi nhé. tuy nhiên có những trường hợp "ka" ở cuối câu lại k phải là câu nghi vấn mà là câu hỏi rủ rê hay đề nghị, hay là câu hỏi tu từ nữa. ^^ Đấy là ý kiến của mình, mong là sẽ giúp được bạn phần nào. và cũng hi vọng Ad sẽ giúp cả bạn lẫn mình hiểu nhiều hơn về vấn đề này, có gì sai sót thì chỉ mình với nhé. chúc bạn học tốt.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  15. Unknownlúc 16:04 5 tháng 9, 2014

    Ai giỏi tiếng Nhật dich hộ mình câu này sang tiếng Nhật với : Em đừng buồn, hãy dựa vào anh Mình cảm ơn nhiều

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  16. Unknownlúc 22:55 1 tháng 4, 2015

    Bài viết rất hay ! Cám ơn saromalang

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  17. Unknownlúc 21:26 28 tháng 10, 2015

    Cảm ơn ad rất nhiều. Bài viết rất hữu ích. Ad cho mình hỏi một chút là với te imasu thì mình được học không chỉ dùng để diễn tả hành động đang xảy ra mà còn chỉ ra các hành động lặp đi lặp lại hoặc các trạng thái liên tục hay mô tả một điều kiện, tình hình hoặc kết quả của một hành động, có đúng ko ad? Ad có thể giải thích thêm cho mình được ko? Cảm ơn ad rất nhiều.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  18. Unknownlúc 21:06 29 tháng 3, 2016

    Cám ơn những bài học thật sự hữu ích của AD.Chúng tôi sẽ cố gắng và luôn chờ đợi những bài viết hay tiếp theo. Arigatoo gozaimasu.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  19. Nặc danhlúc 09:37 14 tháng 8, 2016

    Ad ơi, làm sao nói "đã từng làm gì đó" bằng tiếng Nhật? Ví dụ như "đã từng sống ở đó", "đã từng chơi bóng đá" chẳng hạn?

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  20. Nặc danhlúc 20:52 19 tháng 11, 2016

    dung ko mik hoc

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  21. Nặc danhlúc 17:14 1 tháng 3, 2017

    あめがふった va g あめがふっていた phan biet the nao vay ad

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  22. Unknownlúc 23:04 10 tháng 9, 2018

    Cho mình hỏi la phân biệt giữa mashita và tê imashita vs ạ

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Từ điển Yurica Kanji

Nhập chữ kanji, Việt, kana vv:Xóa Tra chữ Đăng ký nhận tin (tiếng Nhật, học bổng, du học vv)

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Kiến thức tiếng Nhật

  • Động từ - Chia động từ
  • Ngữ pháp JLPT Nx
  • Lớp tiếng Nhật Cú Mèo
  • Phương pháp học tiếng Nhật
  • Bộ gõ (IME) và cách gõ tiếng Nhật
  • Diễn đạt Cho - Nhận
  • Cách phát âm tiếng Nhật
  • Liên thể từ
  • Danh sách loại từ tiếng Nhật
  • Chữ viết hiragana, katakana
  • Kanji và bộ thủ tiếng Nhật
  • KOSOADO Này Đây Kia Đó
  • Ngạn ngữ Nhật Bản KOTOWAZA
  • Kiến thức ngôn ngữ
  • Trang web học nghe tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật là gì?
  • Lịch sự - Tôn kính - Khiêm nhường
  • Dạng suồng sã và dạng lịch sự
  • Tiếng Nhật thương mại, công ty
  • Quy tắc biến hóa trong tiếng Nhật
  • Hướng dẫn phát âm tiếng Nhật
  • Các bảng chữ cái tiếng Nhật
  • Danh sách trợ từ tiếng Nhật (2011)
  • Đếm từ 1 tới 10 ngàn tỷ

Bài đăng phổ biến

  • Chuyển tên riêng tiếng Việt qua tiếng Nhật
  • Chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật - Công cụ và ví dụ
  • Tiếng Nhật tôn kính và khiêm nhường toàn tập
  • Số đếm trong tiếng Nhật - Cách đếm đồ vật, người
  • Để gõ được tiếng Nhật trên máy tính của bạn
  • Các cách nói hay dùng trong tiếng Việt và cách nói tiếng Nhật tương đương
  • Tự học tiếng Nhật cho người bắt đầu học
  • Những điều bạn cần biết về kỳ thi khả năng tiếng Nhật (Năng lực Nhật ngữ JLPT)
  • Ngữ pháp JLPT cấp độ N3 và N2 tổng hợp
  • Đáp án kỳ thi JLPT tháng 7 năm 2016

Các bài đã đăng

  • ▼  2011 (73)
    • ▼  tháng 5 (20)
      • Trợ từ tiếng Nhật, có gì khó đâu?? Phần 1: WA và GA
      • Quá khứ, hiện tại, tương lai trong tiếng Nhật
      • Làm sao để học ngữ pháp tiếng Nhật một cách hiệu quả?
      • Ngữ pháp JLPT cấp độ N3 và N2 tổng hợp
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N2, N3 ...
      • Danh sách ngữ pháp JLPT N1
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N1 - Ph...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N1 - Ph...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N1 - Ph...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N1 - Ph...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N1 - Ph...
      • Ngữ pháp kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Mới JLPT N1 - Ph...

Từ khóa » Thì Tương Lai Trong Tiếng Nhật