Quan Hệ Pháp Luật Là Gì? Yếu Tố Cấu Thành Quan Hệ Pháp Luật?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Quan hệ pháp luật là gì?
  • Đặc điểm của quan hệ pháp luật
  • Đặc điểm các quan hệ pháp luật dân sự
  • Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật?  
  • Ví dụ quan hệ pháp luật     
  • Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội

Trong đời sống xã hội phát sinh rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong đó có quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật trong từng lĩnh vực sẽ có quy định điều chỉnh riêng như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự,…

Chúng tôi xin được dành riêng bài viết này, để giới thiệu đến Quý độc giả quan hệ pháp luật là gì? Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật? và những vấn đề liên quan.

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí – ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tôn tại trong xã hội đó vào thời diêm lịch sử nhất định. Ngoài ra, các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau ttong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó (phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt). Có thể chỉ thể hiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủ thể tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thể hiện qua các quy phạm pháp luật dân sự và các nguyên tắc chung của luật dân sự được quy định ữong BLDS.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật

+ Quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định được chủ thể tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý.

+ Quan hệ mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan hệ đó.

+ Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

+ Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

+ Quan hệ pháp luật còn mang tính cụ về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Trên đây là định nghĩa về quan hệ pháp luật là gì? Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật? sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết, mời Quý độc giả theo dõi.

Đặc điểm các quan hệ pháp luật dân sự

Ngoài các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự còn mang những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này xuất phát từ bản chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và những đặc điểm của phương pháp điều chỉnh.

– Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác. Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, ữong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên.

– Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng, bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân – những quan hệ phát sinh trong đời sống thường nhật của các cá nhân cũng như trong các tập thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho nên, cá nhân và tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:

Trong giao lưu dân sự, pháp nhân tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể này độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, được quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ khi đã tham gia vào các quan hệ đó.

– Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tể) là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lí để thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh. Bởi vậy, bồi thường toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự. Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo đảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của mình.

– Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể tự các bên quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể và hình thức áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Nhưng đặc tính tài sản là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luật dân sự.

Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật?  

Các yếu tố cầu thành quan hệ pháp luật gồm có: Chủ thể của quan hệ pháp luật; Khách thể của quan hệ pháp luật và Nội dung của quan hệ pháp luật.

1/ Chủ thể quan hệ pháp luật

– Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức phải có năng pháp luật, năng lực hành vi phù hợp phù hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định.

– Trong đó chủ thể là cá nhân và tổ chức khác nhau, cụ thể:

+ Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng để cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà cá nhân đó bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

+ Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi sẽ xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó thành lập theo quy định của pháp luật và chấm dứt tư cách pháp lý khi bị phá sản, giải thể.

2/ Khách thể quan thể quan hệ pháp luật

– Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được đó là lợi ích về vật chất hoặc tinh thần, khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

– Khách thể trong quan hệ pháp mà các bên hướng đến có thể là tài sản vật chất, lợi ích phi vật chất hay hành vi xử sự của con người.

Ví dụ:

+ Vàng, trang sức, đá quý, tiền. xe, nhà, đất,… (tài sản vật chất)

+ Khám chữa bệnh, vận chuyển hàng hóa, chăm soc sắc đẹp, tham gia bầu cử,…(hành vi xử sự)

+ Quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm, học hàm học vị,…(Lợi ích phi vật chất)

3/ Nội dung quan hệ pháp luật

– Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp của các chủ thể tham giam trong quan hệ đó. Trong đó:

+ Quyền của chủ thể tham gia: Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua việc thực hiện các hành vi trong khuôn khổ pháp luật, yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành vi nhất định.

+ Nghĩa vụ của chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia phải sử xự theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ví dụ quan hệ pháp luật     

Quan hệ pháp luật có nhiều loại như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật lao động, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự,….

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý độc giả một ví dụ cụ thể về quan hệ pháp luật dân sự.

Tháng 01/2020 A giao kết hợp đồng vay tiền B, trong thời hạn 5 tháng với số tiền là 100 triệu đồng và hợp đồng này có công chứng.

1/ Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự: A và B

2/ Nội dung quan hệ pháp luật dân sự:

+ A có quyền nhận được số tiền vay 100 triệu từ B để sử dụng và A có nghĩa vụ thanh toán đúng hạn, trả lãi suất (nếu có).

+ B có quyền nhận đủ số tiền cho vay theo đúng thời hạn và có nghĩa vụ giao số tiền vay cho A.

3/ Khách thể quan hệ pháp luật dân sự: 100 triệu tiền vay và lãi (nếu có).

>>>> Tham khảo: chủ thể pháp luật là gì?

Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội

Như đã phân tích ở trên quan hệ pháp luật được điều chỉnh bới các quy phạm pháp luật với những đặc điểm, yếu tố cấu thành riêng. Và quan hệ pháp luật là sự thể hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, do khoa học pháp lý nghiên cứu.

Còn quan hệ xã hội thể hiện các mối quan hệ rộng giữ cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức trong đời sống, sinh hoạt. Quan hệ này tồn tại một cách khách quan, được điều chỉnh tổng thể bởi các quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội, phong tục tập quán và đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội hoặc biện pháp đặc thù của các tổ chức.

Những nội dung tư vấn trên chỉ mang tính chất tham khảo, để tìm hiểu sâu hơn vấn đề quan hệ pháp luật là gì? Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật? Quý độc giả có thể tham khảo thêm các tài liệu, sách, báo chuyên khảo.

Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp điều Chỉnh Luật Dân Sự