Ví Dụ Về đối Tượng điều Chỉnh Luật Dân Sự

Tương tự như luật hình sự, luật lao động, luật hành chính,… Luật Dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam nởi nó có khái niệm riêng, hệ thống các nguyên tắc đặc thù, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.

Nội dung chính Show
  • Khái niệm Luật dân sự
  • Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
  • Quan hệ tài sản
  • Quan hệ nhân thân
  • Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
  • Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự gồm:
  • Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự có đặc điểm:
  • Video liên quan

Những nội dung liên quan:

Khái niệm Luật dân sự

Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.

Quan hệ tài sản

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản nhất định. Theo điều 172 Bộ Luật Dân sự khái niệm tài sản bao gồm: tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, các quyền về tài sản. Tài sản trong Luật Dân sự được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là vật thuộc về ai, do an chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà bao gồm cả việc dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

Quan hệ tài sản do lãnh đạo điều chỉnh gồm 5 nhiệm vụ:

  • Quan hệ về sở hữu (bao gồm cả sở hữu trí tuệ)
  • Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
  • Quan hệ về thừa kế
  • Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất
  • Quan hệ về bồi thường thiệt hại

Các quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh là quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ và có các đặc điểm sau:

  • Được hình thành theo quy luật giá trị nói chung là sự đền bù ngang giá. Sự đền bù tương đương là đặc trưng của các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, trong giao lưu dân sự cũng tồn tại những quan hệ không mang tính chất đền bù tương đương (tặng, cho, thừa kế) . Nhưng những quan hệ này không phải là cơ bản và phổ biến.
  • Quan hệ tài sản luôn mang tính ý chí, đó chính là mục đích và động cơ của các chủ thể tham gia quan hệ tài sản. Tuy nhiên, ý chí của các chủ thẻ phải phù hợp với ý chí Nhà nước.
  • Đối tượng của quan hệ tài sản là những tài sản theo quy định của pháp Luật Dân sự và phải là những tài sản được phép lưu thông.

Nói một cách chung nhất quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ kinh tế xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tuân theo quy luật giá trị.

Quan hệ nhân thân

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị thân nhân của cá nhân tổ chức được pháp luật thừa nhận. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

Các quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh chia làm hai nhóm:

  • Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền và tên gọi, hình ảnh, uy tín).
  • Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp).

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

Phương pháp điều chỉnh được hiểu là cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh. Cách thức tác động này nhằm hướng tới việc điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt sao cho phù hợp với điều kiện chính trị – kinh tế – xã hội cũng như đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội đó.

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự gồm:

  • Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp Luật Dân sự.
  • Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự.
  • Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể
  • Tham gia quan hệ pháp Luật Dân sự

Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự có đặc điểm:

– Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có đặc điểm đặc trưng là khi điều chỉnh các quan hệ pháp Luật Dân sự thì luôn đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý và độc lập về tổ chức và tài sản.

+ Bình đẳng về địa vị pháp lý: Tức là không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc… giữa các chủ thể.

+ Độc lập về tổ chức và tài sản:

  • Tổ chức: Không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên – cấp dưới, các quan hệ hành chính khác.
  • Tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp Luật Dân sự, cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tài sản của cá nhân với tài sản của tổ chức…

+ Các chủ thể trong quan hệ pháp Luật dân sự có quyền tự định đoạt và pháp luật bảo đảm cho họ thực hiện quyền.

Tự định đoạt là tự do ý chí và thể hiện ý chí khi tham gia vào các quan hệ pháp Luật Dân sự, biểu hiện của quyền tự định đoạt trong quan hệ pháp Luật dân sự là:

  • Thứ nhất: chủ thể tự lựa chọn quan hệ mà họ muốn tham gia.
  • Thứ hai: chủ thể tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình.
  • Thứ ba: được tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực hiện, quyền và nghĩa vụ: Biện pháp và  cách  thức là  những phương thức mà các bên sử dụng để thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên có quyền.
  • Thứ tư: các chủ thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm.

– Trách nhiệm tài sản là điểm đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự:

Mặc dù  pháp Luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài sản nhưng các quan hệ tài sản chiếm phần lớn, đại đa số. Các quan hệ tài sản này mang tính chất hàng hóa tiền tệ nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự thiệt hại về tài sản của bên còn lại. Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải chính, xin lỗi công  khai…thì  trách nhiệm tài  sản là  loại trách nhiệm phổ biến nhất trong phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự. Bên vi phạm nghĩa vụ thường bị bên bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như lúc chưa bị vi phạm và thông thường được hưởng một khoản tiền bồi  thường, hoặc một tài sản cùng loại… (dựa trên thỏa thuận của các bên).

– Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận và hòa giải:

+ Tự thỏa thuận và  hòa  giải được luật hóa tại Điều 4 Bộ Luật dân sự “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và Điều 12 Bộ Luật dân sự “Nguyên tắc hòa giải”.

+ Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính chất của các quan hệ pháp Luật Dân sự. Quan hệ dân sự là sự bình đẳng và tự định đoạt nên các  chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên. Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình  với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

Luật dân sự là gì?

Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật dân sự điều chỉnh, bao gồm: – Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp Luật Dân sự;– Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự;– Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể;– Tham gia quan hệ pháp Luật Dân sự.

>>> Vui lòng truy cập Hocluat.vn xem chi tiết nội dung bài viết.

Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp điều Chỉnh Luật Dân Sự