Quan Hệ Việt Nam Và EU Trong 10 Năm Qua - Embassy Of Vietnam

Skip to main content quoc huy

Embassy of the

in the United States of America

  • Trang chủ
  • Đại Sứ Quán
    • Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng
      • Đại sứ Phạm Quang Vinh (2014 - 2018)
      • Đại sứ Nguyễn Quốc Cường (2011 - 2014)
      • Đại sứ Lê Công Phụng (2008 - 2011)
      • Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến (2001 - 2007)
      • Đại sứ Lê Văn Bàng (1995 - 2001)
    • Lịch nghỉ Lễ
    • Danh sách Đại sứ quán
    • Hỗ trợ - Quản lý Lưu học sinh
    • Ý kiến phản hồi
  • Thị thực
    • Thị thực Việt Nam
  • Miễn thị thực
  • Lãnh sự
    • Thủ tục cấp thị thực nhập cảnh
    • Thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung Hộ chiếu Phổ thông
    • Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài
    • Thủ tục hợp pháp hóa và chứng thực bản sao giấy tờ, tài liệu
    • Thủ tục hợp pháp hóa, chứng thực hồ sơ đăng ký kết hôn
    • Thủ tục đăng ký hộ tịch
    • Thủ tục đăng ký để xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam
    • Thủ tục cấp giấy xác nhận có nguồn gốc Việt Nam
    • Thủ tục đăng ký công dân
    • Thủ tục thôi Quốc tịch
    • Thủ tục đưa thi hài về nước
    • Thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch, uỷ quyền, tài sản hoặc di sản thừa kế và chứng nhận chữ ký
    • Hướng dẫn thủ tục ủy quyền - chứng thực - sao y bản chính/bản dịch.
    • Thông tin liên quan tới các vụ án dân sự trong nước
    • Biểu phí và lệ phí
  • Tin Tức
    • Hoạt Động Đại Sứ Quán
    • Tin tức
  • Quan hệ Việt Mỹ
    • Các Tuyên bố chung
    • Một số mốc đáng nhớ trong quan hệ
  • English
  • Tiếng Việt

Tue, 17 Dec 2024 06:53:37 -0500

You are here

Trang chủ

Quan hệ Việt Nam và EU trong 10 năm qua

T6, 11/10/2000 - 03:50

Năm 2000, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (28-11-1990 - 28-11-2000) và 5 năm ngày ký Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU (17-7-1995 - 17-7-2000). Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU đã đạt được những kết quả lớn, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo. Cộng đồng người Việt ở khu vực này khá lớn với con số trên dưới 500.000 người luôn luôn hướng về Việt Nam và muốn có đóng góp để xây dựng quê hương. Trên cơ sở các mối quan hệ chính trị ổn định và hiểu biết lẫn nhau, quan hệ về kinh tế, nhất là về hợp tác phát triển, thương mại, đầu tưu, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật... giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển. Về hợp tác phát triển, 10 năm qua, các nước EU dành cho Việt Nam khoản viện trợ ODA hơn hai tỷ USD, trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại để thực hiện nhiều dự án quan trọng về y tế, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, hỗ trợ cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, giáo dục - đào tạo... ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp cao nhất của EU, cũng dành cho Việt Nam sự giúp đỡ rất có ý nghĩa. Trong những năm 1991 - 1995, viện trợ của EC chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, nhân đạo, trong đó có chương trình tái hòa nhập cho người Việt Nam di tản hồi hương với tổng kinh phí hơn 70 triệu USD. Đây là một chương trình rất có hiệu quả và tiếp tục phát huy tác dụng thông qua quỹ tín dụng cho người hồi hương và chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra EC còn hỗ trợ về bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam... Từ năm 1995 đến 2000, viện trợ của EC tiếp tục tăng lên từ 32 triệu Ecu/năm (tương đương trên 40 triệu USD) giai đoạn 1994-1995 lên 52 triệu Ecu/năm (tương đương 67 triệu USD) trong những năm 1996-2000. Viện trợ này tiếp tục được đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách chung của Việt Nam, như phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, hỗ trợ cải cách hành chính, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (như giúp Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO)... Đây cũng là các mục tiêu chủ yếu trong chiến lược hợp tác với Việt Nam của EC nhằm góp phần giúp nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển ổn định và bền vững. Việt Nam và EU đều cho rằng việc triển khai thực hiện các chương trình hợp tác phát triển là có hiệu quả, tuy vậy do còn những vướng mắc về thủ tục và bệnh quan liêu, nên kết quả cũng có những hạn chế và chưa đáp ứng sự mong đợi của cả hai bên. Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan, trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%. Năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 4.500 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 3.300 triệu USD, nhập khẩu 1.120 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt khoảng 1.400 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà-phê, thủ công mỹ nghệ... Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, hóa chất, tân dược, thực phẩm chế biến... Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt từ tháng 10-1999 đến nay, EC đã công nhận hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào danh sách 1, tức là đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU, được xuất vào thị trường EU mà không bị kiểm tra thường xuyên. Đây là một lợi thế quan trọng đối với các hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các doanh nghiệp chưa được công nhận vào danh sách 1 cần tiếp tục phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh mà EC quy định. Hiện nay, xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó, giá trị thương mại của EU với Việt Nam chỉ chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của họ. Do đó, việc nhập siêu đối với thị trường Việt Nam không có ảnh hưởng gì đối với quan hệ buôn bán - thương mại của EU nói chung. Tuy vậy, về lâu dài lúc nền kinh tế Việt Nam đã phát triển ổn định và có tích lũy khá, chúng ta cũng cần tranh thủ nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao từ khu vực Tây - Bắc Âu. Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại với EU (trước hết là với các nước thành viên quan trọng như Đức, Pháp, Anh, Italy), doanh nghiệp Việt Nam cần phải năng động hơn, đa dạng mặt hàng, nâng cao chất lượng, tìm hiểu luật lệ của EC, nắm bắt cơ hội và phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp trong quan hệ buôn bán với EU... Thực tế vừa qua cho thấy vai trò "ngoại giao làm kinh tế" của ngành ngoại giao đã đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy buôn bán của Việt Nam với EU nói riêng và trong sự phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU nói chung. Lĩnh vực hợp tác lớn thứ ba giữa Việt Nam và EU là đầu tưu. Chính sách đầu tưu nước ngoài và những điều kiện vật chất, nhất là hạ tầng cơ sở của Việt Nam, ngày càng tốt hơn đã và đang tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có các nước EU. Tổng số vốn đăng ký đầu tư của EU vào Việt Nam tính đến nay đạt tới 5.380 triệu USD với 322 dự án được cấp giấy phép. Tuy vậy, 71 dự án đã hết hạn, giải thể hoặc chuyển nhượng vốn. EU còn 251 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.380 triệu USD, chiếm 10% vốn dự án và 12,2% vốn đăng ký của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam. Các nước EU đầu tưu lớn vào Việt Nam gồm Pháp (104 dự án, vốn đăng ký 1.789 triệu USD), Anh (29 dự án, vốn đăng ký là 1.047 triệu USD) và Hà Lan (36 dự án, vốn đăng ký là 578 triệu USD)... Đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp như dầu khí, điện, nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng... Các dự án đầu tư của EU nhìn chung hoạt động có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2,3 tỷ USD, thu hút hơn 23.000 lao động Việt Nam. Tuy vậy, so với tiềm năng và vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp của Việt Nam phải suy nghĩ làm sao thu hút được thêm đầu tư của các nước EU trong thời gian tới. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Trong những năm từ 1996 đến 1999, EU tài trợ cho chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và kỹ thuật" do cơ quan đại học của khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF) tổ chức. Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm nhằm tăng cường hiệu quả của mô hình giảng dạy, trước hết là trong các trường tiểu học. Ngoài ra, hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và công nhân kỹ thuật... của Việt Nam sang học tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học, học viện, các cơ sở công nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn giữa hai bên. Trong năm 1998-1999, cuộc triển lãm nghệ thuật "Việt Nam ở thế kỷ XX" đã được tổ chức thành công ở Brussels (Bỉ) và Palermo (Italy) góp phần nâng cao hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưung cũng rất gần gũi với những giá trị nhân văn chung của nhân loại. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác cũng được phối hợp tổ chức giữa các đối tác Việt Nam và EU. Sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo có ý nghĩa lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và EU, và đang có đà phát triển. Hiện nay, ngoài những lĩnh vực hợp tác lớn nói trên, quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam, góp phần hấp dẫn một lượng khách châu Âu đáng kể vào du lịch và tìm hiểu thị trường đầu tưu, kinh doanh và buôn bán ở Việt Nam. Đây cũng là một tiềm năng lớn nếu chúng ta biết khai thác sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác khác, trước hết là về chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tưu. Mười năm qua, đặc biệt là từ khi giữa Việt Nam và EU có Hiệp định khung về hợp tác (năm 1995) đến nay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU đã chuyển về chất và đạt tới một tầm cao mới với chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thu ư Lê Khả Phiêu đến ủy ban châu Âu (EC) ở Brussels cùng với những cuộc trao đổi thẳng thắn và bổ ích với Chủ tịch ủy ban châu Âu Romano Prodi cùng nhiều quan chức cấp cao của EC tháng 5-2000. Đây cũng là chuyến thăm tiếp nối ngay sau khi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm hữu nghị chính thức Pháp và Italy - hai thành viên quan trọng của EU và cũng là hai đối tác lớn của Việt Nam ở Tây - Bắc Âu. EC đã chính thức công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Sự công nhận này tạo thêm điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tu ư giữa Việt Nam và EU. Quan hệ Việt Nam với EU đã chuyển từ hình thái mang tính chất chính trị - ngoại giao là chủ yếu sang một hình thái hợp tác năng động, vừa song phương, vừa đa phương; từ tiếp nhận viện trợ là chủ yếu chuyển dần sang hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật... trên cơ sở hai bên đều có lợi. Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU lại có thêm điều kiện để phát triển khi sự hợp tác ASEAN - EU và hợp tác á - Âu (ASEM) được quan tâm thúc đẩy với nhiều sáng kiến và các dự án hợp tác phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau.

 

 

 

 

  • Trang chủ
  • Đại Sứ Quán
  • Thị thực
  • Miễn thị thực
  • Lãnh sự
  • Tin Tức
  • Quan hệ Việt Mỹ

Contact

Add: 1233 20th St NW, Ste 400, Washington, DC 20036

Tel: 202-861-0737

       202-436-6889 (Consular procedures)

      202-999-6589 (Regular visa)

Fax: 202-861-0917

dcconsular@vietnamembassy.us (consular affairs)

vanphong@vietnamembassy.us (general information)

Hours of Operation (EST)

Embassy: Mon - Fri, 10:00 am to 12:00 pm & 2:00 pm to 5:00 pm   

Consulate: Mon - Fri, 09:30 am to 12:00 pm

Featured Links

Viet Nam Law & Legal Magazine Viet Nam Pictorial Viet Nam News Truyền hình Thông tấn The World and Vietnam Report Foreign Press Center Que Huong Online Magazine Bộ thủ tục hành chính

Từ khóa » Eu Năm 2000