Số 34 - Tình Hình Kinh Tế Thế Giới 6 Tháng đầu Năm 2000
Có thể bạn quan tâm
Tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2000
Tác giả: Đỗ Văn Đồng.
1. Kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng:
Sau hơn 2 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, năm 1999 các nước châu A' đã có dấu hiệu vượt qua khủng hoảng bước vào thời kỳ phục hồi và phát triển.
Sự vươn lên của các nước châu A' đã làm cho các nhà nghiên cứu kinh tế, các tổ chức quốc tế như IMF, WB, UNDP và OECD phải điều chỉnh các dự báo của mình về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2000.
Các tổ chức trên đều dự báo năm 2000 kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 99 và đạt 4,3% so với 3% năm trước. Đối với nhóm G7 mức tăng trưởng là 3,7%; còn các nước OECD tăng 4% so với 2,6% và 2,9% theo dự đoán của tháng 11/1999; đặc biệt Mỹ có tốc độ tăng cao nhất trong nhóm là 4,3%; riêng Nhật Bản bước đầu vượt qua khủng hoảng và có tốc độ tăng trưởng 1,7%. Châu A' vẫn là châu lục được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tính chung khu vực trừ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng 6,3%, trong đó Trung Quốc là 7,5%; Hàn Quốc 8,5%; Â'n Độ 6,5% và ASEAN 5%. Liên minh châu Âu (EU) GDP sẽ tăng 3,4%, riêng các nước trong khu vực sử dụng đồng Euro tăng 3,5%. Nước Nga đã phục hồi mạnh và dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 4%, còn các nước Trung và Đông Âu mức tăng trưởng sẽ là 3,6%.
Khu vực Mỹ la tinh và châu Phi cũng được dự đoán tăng trưởng cao hơn trước với mức 4,0% và 4,5%.
Diễn biến thực tế kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2000 đã là cơ sở cho những dự đoán trên. Nhìn vào kinh tế toàn cầu, ở hầu khắp các châu lục, từ các nước phát triển cho đến các nước đang phát triển đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan, theo Bis, GDP thực tế đạt 2,6% cao hơn so với dự đoán là 1,5%.
Mỹ, quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, sáu tháng đầu năm 2000 vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GDP trong nhóm G7 với 5,4%. Nước Mỹ hiện đang trong tháng tăng trưởng thứ 110 liên tiếp vượt kỷ lục trước đây trong thập kỷ 60. Giai đoạn này nước Mỹ đã tạo ra 18 triệu việc làm mới, chỉ số Dow Jones đã tăng gấp 4 lần, tỷ lệ thất nghiệp còn 3%, giá cả đến nay vẫn ổn định. Nguyên nhân nền kinh tế Mỹ có tốc độ tăng cao, trước hết và do mức tiêu dùng của tư nhân trong nước tăng ở mức 8,3%, ngoài ra còn do sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ Internet, lĩnh vực này đã đóng góp gần 1/3 vào sự tăng trưởng kinh tế và 1/2 sự tăng trưởng năng suất.
Nền kinh tế của các nước Tây Âu trong 6 tháng đầu năm 2000 tăng trưởng tốt đẹp chưa từng có kể từ 10 năm qua. Quý I/2000, GDP của các nước sử dụng đồng Euro đạt 0,7% tuy có giảm chút ít so với mức tăng trưởng trung bình của nửa cuối năm ngoái, nhưng mức tăng sản lượng công nghiệp, lòng tin của giới công nghiệp và tiêu dùng vẫn ở mức cao kỷ lục.
Sáu tháng qua chỉ số giá công nghiệp của người sản xuất (PPI) của EU tăng 0,7%, còn đối với khu vực sử dụng đồng Euro tăng 0,8%, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/1999.
PPI đến tháng 5/2000 trong 12 tháng của khu vực sử dụng đồng Euro tăng 6,5% còn của EU tăng 5,7%.
Trong EU, hai nền kinh tế lớn Đức và Pháp năm 2000 tăng trưởng khả quan nhất. GDP của Pháp dự đoán sẽ tăng 3,7% so với 2,9% của dự báo mùa thu năm 1999, việc tạo thêm được nhiều việc làm trong 6 tháng đầu năm 2000 sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 10%.
GDP của Đức trong năm 2000 dự kiến tăng 2,9% so với 2,6% của dự báo cuối năm 1999 và đạt 3% vào năm 2001, số người thất nghiệp giảm xuống còn 3,8 triệu người.
Đối với các nước Tây Âu thất nghiệp và nhập siêu là hai vấn đề nan giải đối với nền kinh tế. Hiện nay, số người thất nghiệp của EU lên tới 15 triệu người và thâm hụt thương mại là 11,8 tỷ USD.
Nhật Bản là nước trong nhóm G7 lâm vào khủng hoảng, song bước sang năm 2000 đã bắt đầu tăng trưởng. GDP quý I/2000 tăng 2,4% và dự báo cả năm 2000 tăng 1,8%. Nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng là do mức tiêu dùng cá nhân tăng 1,5%, do xuất khẩu tăng 8,8%, dự trữ ngoại tệ đạt 317,5 tỷ USD. Ngoài ra còn do đầu tư FDI tăng mạnh đến tháng 3/2000 đạt 68,4 tỷ USD tăng 42,6% và đặc biệt là các công ty công nghệ Nhật Bản giành được thị phần trên khắp thế giới.
Bước vào năm 2000 Trung Quốc vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất, theo China Daily (21/7) 6 tháng đầu năm nay GDP tăng 8,2% cao hơn 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sở dĩ kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ cao là do tổng vốn huy động cho đầu tư cao, quý I/2000 đạt 27 tỷ USD tăng 8,5%, nguồn FDI tăng 24,6% đạt 24,17 tỷ USD, công suất sử dụng máy móc đạt tỷ lệ 90-95% do đó sản lượng công nghiệp tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau nhiều năm suy giảm, Liên bang Nga đã có tốc độ tăng trưởng khá cao, quý I/2000 GDP tăng 7,9%, dự đoán cả năm 2000 tăng 4%; tỷ lệ lạm phát là 5% so với 19,5% cùng kỳ năm ngoái.
Nền kinh tế có bước tăng trưởng khả quan là do đồng Rúp đã vững lên và ổn định, xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay tăng 45,3%, dự trữ ngoại tệ đến tháng 5/2000 đạt 17,7 tỷ USD tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các nhà kinh tế của các tổ chức ngân hàng WB, ADB, ESCAP, châu A', nhất là Đông Nam A' đang phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính và năm 2000 GDP tăng trưởng 6,2%.
Quý I/2000 kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng mạnh nhất 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn đầu tư cho các nhà máy tăng 63,6%; mức tiêu dùng trong nước tăng 11,4% so với quý IV năm 1999. Dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, đến cuối tháng 4/2000 đạt 25,31 tỷ USD tăng 42,08% đưa tổng dự trữ ngoại tệ lên 84,61 tỷ USD. Đầu tư FDI 4 tháng đầu năm 2000 tăng hơn 6% và đạt khoảng 911,5 triệu USD.
Đối với các nước ASEAN 6 tháng đầu năm 2000 đều có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Theo MITT của Singapore, quý I/2000 GDP của nước này tăng 9,2%, quý II/2000 tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, khu vực sản xuất hàng hóa tăng 7,8% đặc biệt là ngành điện tử hóa chất và chế tạo. Dự đoán cả năm 2000 GDP của Singapore tăng từ 6,5 đến 7,3%.
Quý I/2000, GDP của Malaixia tăng 11,7%, quý II tăng 9% và dự báo cả năm 2000 tăng từ 6,5% đến 7,1%. Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2000 tăng 19,3%.
Inđônêxia, theo Tổng thống Wahid cho biết 4 tháng đầu năm 2000 GDP của nước này tăng 4,5% và dự báo cả năm tăng 5,5%.
Đặc biệt Thái Lan, trung tâm của khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực bước vào năm 2000 đã có những tiến bộ vượt bậc, dự báo GDP năm nay tăng 5% so với 4% của năm 1999.
Sáu tháng đầu năm 2000 đầu tư của Thái Lan tăng mạnh, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử tăng 73%; ngành dịch vụ và hạ tầng tăng 24%; nông nghiệp và chế biến tăng 82%.
Nhìn chung, kinh tế của ASEAN phục hồi nhanh hơn, theo ngân hàng ADB dự đoán GDP của ASEAN năm 2000 sẽ tăng bình quân 5% cao hơn 0,5% so với dự báo đầu năm.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng trên của các nước ASEAN là nhờ chính sách vĩ mô của các nước này đã kích thích được nhu cầu trong nước tăng, củng cố được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, hơn nữa ASEAN sẽ thực hiện cơ chế ứng xử thích hợp trong AIA với các danh mục miễn trừ tạm thời cho các lĩnh vực chế tạo, nông nghiệp, nghề cá và mỏ.
Ngoài ra còn do xuất khẩu của các nuớc tăng và do sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
2- Thương mại toàn cầu khởi sắc :
Theo báo cáo của tổ chức thương mại thế giới, tháng 4/2000 về buôn bán toàn cầu năm 1999 và triển vọng thương mại năm 2000 cho biết kim ngạch thương mại toàn cầu năm 1999 đạt 6950 tỷ USD tăng 43% năm 2000 sẽ tăng 6,5%.
Năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn cầu tăng 4,5% đạt 5460 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thương mại tăng 2% đạt 1340 tỷ USD.
Hoạt động thương mại toàn cầu 6 tháng đầu năm 2000 khởi sắc trước hết do kinh tế châu á đã phục hồi, kinh tế Mỹ tiếp tục tăng nhanh, kinh tế Nhật Bản, Nga đã phục hồi và tăng trưởng. Ngoài ra, theo ông Micheal Finger người đứng đầu cơ quan nghiên cứu và phân tích kinh tế thuộc WTO, sự tăng trưởng thương mại toàn cầu do sự bùng nổ hàng điện tử, ô tô.
Năm 1999 tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đạt 1000 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 695 tỷ USD trong đó xuất khẩu công nghệ cao đạt kỷ lục 181 tỷ USD tăng 8% so với năm 1998, ngoài ra Mỹ còn đầu tư ra nước ngoài 95 tỷ USD cho sản xuất và dịch vụ công nghệ cao.
Tháng 2/2000 kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đạt 113,4 tỷ USD tăng 1,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 84,2 tỷ USD, giảm 0,2%. Ông William Daley, Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết trong cuộc họp báo ngày 19/4/2000, dự kiến thâm hụt thương mại của Mỹ năm nay sẽ ở mức 340 tỷ USD so với mức kỷ lục 268 tỷ USD của năm 1999.
Nhật Bản năm qua xuất khẩu đạt 419 tỷ USD tăng 8%, kim ngạch nhập khẩu đạt 311 tỷ USD tăng 11%. Bước vào quý I/2000, ngoại thương của Nhật hoạt động khởi sắc hơn, xuất khẩu tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 40,94 tỷ USD; Nhập khẩu tăng 8,2% đạt 30,24 tỷ USD. Đặc biệt là quan hệ buôn bán giữa Nhật Bản và các nước châu á tăng mạnh. Theo Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản tháng 3/2000 buôn bán của Nhật với châu A' tăng nhanh : xuất khẩu tăng 21,6% đạt 17,707 tỷ USD; nhập khẩu tăng 30% đạt 13,959 tỷ USD. Trong đó buôn bán giữa Nhật Bản với Hàn Quốc : xuất khẩu tăng 39,3% đạt 2,957 tỷ USD; nhập khẩu tăng 25,4% đạt 1,797 tỷ USD.
Nhật Bản với các nước ASEAN, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 22% đạt 11,09 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 21,2% đạt 5,956 tỷ USD; nhập khẩu tăng 22,6% đạt 5,134 tỷ USD. Nhật Bản với Hồng Kông : xuất khẩu tăng 17,1% đạt 2,446 tỷ USD.
Trung Quốc trong quý I/2000 tổng kim ngạch buôn bán tăng 40% đạt 98,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng 39,1% đạt 51,72 tỷ USD; nhập khẩu tăng 41% đạt 46,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Thứ trưởng Ngoại thương Trung Quốc Chu Khả Nhân, Chính phủ Trung Quốc sẽ duy trì những chính sách đẩy mạnh xuất khẩu như thống nhất quy chế buôn bán hàng chế biến, giảm thêm chi phí xuất khẩu và khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động xuất khẩu. 6 tháng đầu năm 2000 Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang các đối tác chính : với Hàn Quốc tăng 57%; Nhật Bản tăng 30,4%; Mỹ tăng 32,8%; Nga tăng 76% và Nam Phi tăng 72,5%.
Hoạt động thương mại của 5 nước Châu A' bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính là Inđônêxia, Hàn Quốc, Malaixia, Philipin và Thái Lan cũng được phục hồi mạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 371 tỷ USD tăng 9,5%; kim ngạch nhập khẩu đạt 292 tỷ USD tăng 15,5%.
Xuất khẩu của Thái Lan quý I/2000 tăng 30,4% so với quý I/1999 và dự đoán của cả năm 2000 sẽ tăng trưởng khoảng 9,5% với trị giá 64 tỷ USD.
Inđônêxia sau khủng hoảng kinh tế - tài chính kéo dài, kim ngạch xuất khẩu đã tăng đáng kể. Theo BPS tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2000 tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 8,98 tỷ USD.
Xuất khẩu của Philipin cả năm 1999 tăng 19% so với năm 1998 và 2 tháng đầu năm 2000 đã đạt thặng dư thương mại 485 triệu USD. Trong tháng 2/2000 xuất khẩu của Philipin đạt 2,902 tỷ USD tăng 13% so với năm trước.
Riêng khối EU kim ngạch xuất khẩu trong năm 2000 có thể tăng 8,6% mức tăng cao nhất kể từ năm 1997.
Đặc biệt Liên bang Nga kim ngạch thương mại của 4 tháng đầu năm 2000 đạt mức kỷ lục 40,6 tỷ USD tăng 31% so với cùng kỳ năm 1999. Trong đó xuất khẩu đạt 30,6 tỷ USD tăng 45,3%; nhập khẩu tăng 3% đạt 10 tỷ USD.
Xuất khẩu của các nước đang phát triển tăng nhanh hơn. Theo báo cáo về thương mại thế giới công bố tại Geneve ngày 13/4/2000 thì xuất khẩu của các nước đang phát triển năm 1999 tăng 8,5% so với năm 1998. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa chiếm 27,5%, xuất khẩu dịch vụ chiếm 23%.
3. Xu hướng đòi bình đẳng trong quan hệ buôn bán quốc tế, đa dạng hóa quan hệ thương mại tránh lệ thuộc quá mức.
Bước vào năm 2000 xu hướng đòi hỏi bình đẳng trong buôn bán lại nổi lên không chỉ giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển mà còn diễn ra giữa các nước phát triển với nhau.
Cuộc đấu tranh đòi hỏi bình đẳng trong buôn bán quốc tế của các nước đang phát triển tập trung chủ yếu đòi các nước phát triển mở cửa thị trường của họ cho hàng hóa của những nước đang phát triển. Tại Hội nghị cấp cao Nam - Nam (G77) lần thứ nhất họp tại La Habana, Cuba, các nước đã đưa ra vấn đề đòi WTO cần tôn trọng lợi ích của các nước G77, không được để WTO trở thành một công cụ để phục vụ cho lợi ích một nhóm nhỏ các nước phát triển. Bộ trưởng Ngoại giao Cuba nêu ý kiến cần thông qua một chiến lược chung để bảo vệ lợi ích chung của G77, củng cố lập trường chung trong việc đòi hỏi một thế giới công bằng và đoàn kết hơn, đòi các nước phát triển thực hiện cam kết của mình dành 0,7% GDP cho viện trợ phát triển chính thức (ODA) như đã cam kết tại Liên hiệp quốc.
Cũng tại Hội nghị cấp Bộ trưởng nhóm G24, Thông cáo bế mạc nêu rõ chính sách buôn bán hiện nay của các nước công nghiệp gây trở ngại lớn đối với xuất khẩu hàng hóa của các nước chậm phát triển. Hội nghị G24 đã chỉ trích việc lãi suất ngắn hạn ở các nước công nghiệp chủ chốt tăng quá mức đã tác động xấu đến triển vọng phát triển kinh tế của các nước đang phát triển.
Thông cáo còn cho rằng cần phải đẩy nhanh quá trình giảm bớt các hàng rào đối với hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển, đặc biệt giành mọi sự tiếp cận thị trường cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu của các nước kém phát triển nhằm duy trì triển vọng tăng trưởng toàn cầu và đẩy nhanh những nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
Để tiến tới sự bình đẳng trong buôn bán giữa các nước, các nhóm nước vừa và nhỏ tìm cách hợp tác đa dạng với nhiều nước, nhiều khu vực nhằm tránh sự lệ thuộc quá mức vào một nước hay một khu vực nhất định. Từ định hướng đó, sáu tháng đầu năm 2000 đã diễn ra nhiều hợp tác đa phương giữa các khối như : G15 với G18, úc và New Zealand hợp tác kinh tế với ASEAN; giữa NAFTA với EFTA.
Trong xu hướng này Canađa và bốn nước hiệp hội tự do thương mại châu Âu (EFTA) đang chuẩn bị hoàn tất hiệp định tự do thương mại. Còn giữa CER (Hiệp định thương mại giữa úc và New Zealand) và ASEAN dự định trong tháng 10 tới sẽ có cuộc gặp các bộ trưởng của 2 khối tại Băng cốc nhằm vạch ra được một chiến lược chung về mở cửa thị trường.
Ngoài ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Mỹ với các nước Nhật, EU, Trung Quốc và một số nước khác mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn đòi các nước này phải mở cửa thị trường của họ cho hàng hóa của Mỹ.
Trong báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ tháng 4/2000 đã buộc tội Nhật, EU, Trung Quốc, Canađa, Mexicô và 50 nước khác đã không mở cửa cho hàng hóa của Mỹ vào làm cho buôn bán của Mỹ thâm hụt kỷ lục, dự kiến năm 2000 sẽ là 365,4 tỷ USD.
Chính quyền Mỹ dự tính sẽ kiện một số nước đứng đầu trong việc cản trở xuất khẩu của Mỹ ở WTO.
Thay lời kết :
Nhìn chung kinh tế thế giới bước vào năm 2000 tiếp tục tăng trưởng, nhiều nước vượt qua cuộc khủng hoảng đi vào giai đoạn phục hồi và phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2000 diễn ra đồng đều khắp các châu lục, các khu vực và từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển và nước có nền kinh tế chuyển đổi.
Từ sự phục hồi kinh tế khiến thương mại toàn cầu sôi động hơn hẳn thời kỳ trước. Đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của công nghệ mũi nhọn, công nghệ thông tin là động lực tăng trưởng thương mại quốc tế.
Nét nổi bật trong bức tranh kinh tế thế giới bước vào năm 2000 là xu hướng các quốc gia, các khu vực đã đang tích cực xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của mình theo nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức thực sự đã gõ cửa đến từng quốc gia nó vừa là thời cơ để phát triển và hội nhập song cũng là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển khi cùng một lúc vừa phải công nghiệp hóa vừa phải chạy đua với tiến trình hiện đại hóa, chạy đua với nền kinh tế mới của toàn cầu./.
Từ khóa » Eu Năm 2000
-
Liên Minh Châu Âu (EU) - European Unio (EU) | Hồ Sơ - Nhân Chứng
-
Liên Minh Châu Âu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Vô địch Bóng đá Châu Âu 2000 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quan Hệ Ngoại Giao Với Các Tổ Chức Quốc Tế - Chính Phủ
-
Số 36 - Những Thách Thức đối Với Liên Minh Châu Âu Trong Giai đoạn ...
-
Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý II Và 6 Tháng Năm 2000
-
Quan Hệ Việt Nam Và EU Trong 10 Năm Qua - Embassy Of Vietnam
-
Thúc đẩy Quan Hệ Toàn Diện, Thực Chất Và Hiệu Quả Với Các đối Tác ở ...
-
Một Số Tài Liệu Tổng Quan Về Hiệp định EVFTA
-
Xuất Khẩu Của Việt Nam Vào EU đã Tăng 14,8 Lần - VIETDATA
-
Thất Nghiệp Tại Eurozone Giảm Xuống Thấp Nhất Kể Từ Năm 2008
-
32000R1346 - EN - EUR-Lex - European Union
-
32000R1347 - EN - EUR-Lex - European Union