Quy Chuẩn Vạch Sơn Kẻ đường

Vạch kẻ đường - Ý nghĩa của các vạch kẻ đường giao thông

Đa số người tham gia giao thông còn bỡ ngỡ và thắc mắc về vạch kẻ đường hay các khái niệm vạch kẻ đường và thường đặt câu hỏi như: vạch kẻ đường là gì?, vạch kẻ đường màu vàng có ý nghĩa gì?; vạch kẻ đường được hiểu thế nào là đúng?; vạch kẻ đường đứt nét, liền nét là thế nào?;.... Dưới đây là câu trả lời chi tiết về khái niệm vạch kẻ đường và ý nghĩa chi tiết của từng vạch kẻ đường, cách nhận biết và những điều cần chú ý về vạch kẻ đường cho các bạn:    

 

 

 

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu. Xem thêm các nhóm biển báo giao thông đường bộ khác:

- Biển báo cấm - Biển báo nguy hiểm - Biển hiệu lệnh  - Biển chỉ dẫn - Biển phụ - Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường, vach ke duong

Thông thường, người tham gia giao thông trên đường bộ không nắm được

Xem chi tiết ý nghĩa của các vạch kẻ đường giao thông đường bộ dưới đây:

Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường có tốc độ thiết kế ≤60km/h

1 - Vạch nằm ngang

 

Vạch kẻ đường số 1-1: Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Đối với vạch này xe không được đè lên vạch.

  Vạch kẻ đường số 1-2: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.
  Vạch kẻ đường số 1-3: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao othong từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch.
  Vạch kẻ đường số 1-4: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.
  Vạch kẻ đường số 1-5: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3. Vạch dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.
 

Vạch kẻ đường số 1-6: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.

 

Vạch kẻ đường số 1-7: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch được kẻ Theo đường cong Theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau.

 

Vạch kẻ đường số 1-8: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng0,4m. Vạch dùng để quay định danh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy.

 

Vạch kẻ đường số 1-9: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m. Vạch quay định danh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.

 

Vạch kẻ đường số 1-10: Là vạch đứt quãng màu vàng. Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.

 

Vạch kẻ đường số 1-11: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét. Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.

 

Vạch kẻ đường số 1.12: Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy. Trong trường hợp không có biển 122 hoặc không có đèn hay người điều khiển thì vạch 1.12 không có hiệu lực.

 

Vạch kẻ đường số 1.13: Là vạch hình tam giác cân màu trắng vạch chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở đường ưu tiên.

 

Vạch kẻ đường số 1-14: Là vạch "sọc ngựa vằn" gồm các đường màu trắng song song với tim đường, rộng 40 cm, cách nhau 60 cm. Vạch quy định nơi người đi bộ qua đường.

 

Vạch kẻ đường số 1-15: Vạch gồm 2 vạch đứt quãng chạy song song, cách nhau 1.8 mét, chiều dài, chiều rộng và khỏng cách giữa các vạch của vạch đứt quãng bằng nhau và bằng 40 cm. Vạch xác định vị trí chỗ xe đạp đi ngang qua xe đường của xe cơ giới. Xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên tuyến đường cắt ngang đường xe đạp.

 

Vạch kẻ đường số 1.16.1: “Ngựa vằn” màu trắng, xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau.

 

Vạch kẻ đường số 1.16.2: Vạch xác định đảo phân chia dòng phương tiện Theo cùng một hướng. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng được phân chia ra nhiều dòng (làn ) khác nhau.

 

Vạch kẻ đường số 1.16.3: Đảo nhập dòng phương tiện. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng nhập với nhau.

 

Vạch kẻ đường số 1.17: Vạch sơn sóng màu vàng quay định vị trí dừng của xe các phương tiện vận tải Theo tuyến quay định hoặc nơi tập kết của tắc xi, cấm dừng hoặc đỗ của bất kì một lọai phương tiện nào về cả hai phía và cách vạch 15cm.

 

Vạch kẻ đường số 1.18: Màu trắng chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau. Lái xe khi gặp biển này bắt buộc phải tuân Theo mũi tên chỉ hướng đi

 

Vạch kẻ đường số 1.19: Vạch màu trắng, vạch xác định sắp đến vị trí thắt hẹp của phần xe chạy, báo cho người lái xe biết rằng số làn xe Theo hướng mũi tên bị giảm và lái xe phải từ từ chuyển làn Theo hướng mũi tên.

 

Vạch kẻ đường số 1.20: Màu trắng, xác định sắp đến gần vạch 113 và biển báo số 108, khoảng cách đến vạch 1.13 Theo tim đường từ 2-2,5m (đường cao tốc có thể lớn hơn), lái xe được phép chạy đè lên vạch 1.13 không cần dừng lại.

 

Vạch kẻ đường số 1.21: Là chữ “Stop” (dừng lại) màu trắng, xác định gần đến vị trí dừng lại vạch 1.12 và biển báo số 122. Vạch 1.21 cách vạch dừng xe từ 2-2,5m.

 

Vạch kẻ đường số 1.22: Là vạch chỉ số hiệu đường, được kẻ trên đường quốc lộ và được kẻ trực tiếp trên mặt đường xe chạy.

 

Vạch kẻ đường số 1.23: Là vạch chỉ làn xe dành cho ô to khách chạy Theo tuyến quay định.

 

2 - Vạch nằm đứng

 

Vạch kẻ đường số 2.1: Xác định các bộ phận thẳng đừng của các công trình giao thông như trụ cầu, cầu vượt đường…để chỉ dẫn những chỗ nguy hiểm đối với phương tiện giao thông đi qua.

 

Vạch kẻ đường số 2.2: Là vạch trắng đen xen kẽ thẳng đứng, xác định cạnh dưới cùng của cầu và cầu vượt đường.

 

Vạch kẻ đường số 2.3: Là vạch đen trắng xen kẽ nằm ngang. Vạch kẻ xung quanh các cột tròn đặt trên các đẩo an toàn hoặc trên giải phân cách và các nới khác.

 

Vạch kẻ đường số 2.4: Là vạch xiên góc màu đen tạo với mặt phẳng ngang góc 30o rộng 0,15m dùng để kẻ trên các cột tín hiệu, cột rào chắn, cọc tiêu.

 

Vạch kẻ đường số 2.5: Kẻ ở thành rào có chắn, chỗ đường vòng có bán kính nhỏ, đường cao hơn so với khu vực xung quanh, dốc xuống với những nơi nguy hiểm khác.

 

Vạch kẻ đường số 2.6: Kẻ trên thành rào chắn bố trí ở những nơi đặc biệt nguy hiểm.

 

Vạch kẻ đường số 2.7: Kẻ ở thành các vỉa hè nơi nguy hiểm, thành dọc của đảo an toàn.

 

Nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường

Bộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường”, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và vạch đứng.

Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:

 

1. Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.

  • Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.

  • Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

  • Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.

  • Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình).

 

2. Vạch ngang đường: gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch đơn hay vạch kép:

  • Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.

  • Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.

Từ khóa » Những Quy định Về Vạch Kẻ đường