Quy định Về Vạch Kẻ đường Khi Tham Gia Giao Thông

Quy định về vạch kẻ đường khi tham gia giao thôngÝ nghĩa các loại vạch kẻ đườngTải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Quy định về các loại vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu có mục đích hướng dẫn, điều khiển giao thông. Tuy nhiên không phải ai tham gia giao thông đều đã nhận biết và nắm rõ ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường được quy định trong luật giao thông đường bộ!

  • Cách nhận biết biển báo cấm
  • Cách nhận biết biển báo nguy hiểm

Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu tuy vậy không phải lái xe nào cũng nhớ, nhận biết và hiểu được ý nghĩa của chúng. Trong bài viết này sẽ chia sẻ những loại vạch kẻ đường thường thấy để giúp bạn nắm rõ và không vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông.

Ý nghĩa các loại vạch kẻ trên đường

Các loại vạch kẻ đường

Vạch số 1-1

- Nhận dạng: là loại vạch liền màu trắng, rộng 10 cm

- Ý nghĩa: dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm.

* Các xe không được phép đè lên vạch này.

Vạch số 1-2

- Nhận dạng: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm

- Ý nghĩa: Xác định mép phần xe chạy trên các trục đường.

* Các xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.

Vạch số 1-3

- Nhận dạng: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm.

- Ý nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên.

* Các xe chạy không được phép đè qua vạch.

Vạch số 1-4

- Nhận dạng: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm.

- Ý nghĩa: xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.

Vạch số 1-5

- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3.

- Ý nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.

Vạch số 1-6

- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1

- Ý nghĩa: dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.

Vạch số 1-7

- Nhận dạng: Vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m

- Ý nghĩa: Vạch được kẻ theo đường cong theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau.

Vạch số 1-8

- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,4m.

- Ý nghĩa: Vạch dùng để quy định ranh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy.

Vạch số 1-9

- Nhận dạng: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.

- Ý nghĩa: Vạch quy định ranh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.

Vạch số 1-10

- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu vàng.

- Ý nghĩa: Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.

Vạch số 1-11

- Nhận dạng: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét.

- Ý nghĩa: Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.

Vạch số 1-12

- Nhận dạng và ý nghĩa: Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy.

* Lưu ý: Trong trường hợp không có biển báo Stop, đèn báo hiệu hay người điều khiển giao thông thì vạch này không có hiệu lực

Ngoài ra, khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất, trong trường hợp đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn và việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

Vì vậy, khi tham gia giao thông trên đường, tất cả các lái xe phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu tuy vậy không phải lái xe nào cũng nhớ, nhận biết và hiểu được ý nghĩa của chúng nên cần phải nắm và hiểu để đi đúng phần lề đường quy định khi tham gia giao thông, đồng thời tuân thủ đúng quy định pháp luật đảm bảo an toàn giảm bớt đi những tai nạn không đáng.

Từ khóa » Những Quy định Về Vạch Kẻ đường