Rayon Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Vải Rayon BẠN NÊN BIẾT
Rayon là một loại sợi được làm từ những nguyên liệu có trong tự nhiên và có ưu điểm về độ thoáng mát và siêu nhẹ. Chính vì vậy mà chúng thường xuyên được ứng dụng trong việc may các trang phục mùa hè, đặc biệt là quần áo đi biển. Trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm Rayon là gì cũng như những ưu và nhược điểm của chất liệu này mà bạn nên biết dưới đây nhé!
Nội dung
- Tìm hiểu về vải Rayon
- Vải Rayon là gì?
- Lịch sử ra đời của Rayon
- Các loại sợi Rayon
- Viscose
- Lyocell
- Modal Rayon
- Tính ứng dụng của vải Rayon
- Ưu và nhược điểm của vải Rayon
- Ưu điểm của Rayon
- Nhược điểm của Rayon
- Cách giặt trang phục làm từ vải Rayon
Tìm hiểu về vải Rayon
Vải Rayon là gì?
Rayon là một loại sợi được sản xuất từ các nguồn tự nhiên như bột gỗ hay những sản phẩm nông nghiệp được tái chế dưới dạng sợi Cellulose. Điểm đặc biệt của sợi Rayon chính là chúng có hết những đặc tính của các chất liệu khác như lụa, cotton hay vải linen… nên có thể sử dụng trong hầu hết các loại trang phục khác nhau.
Rayon được sản xuất từ Cellulose tự nhiên và có sử dụng thêm một số loại chất hóa học khác nên được xem là một loại sợi bán tổng hợp. Về mặt sản xuất, Rayon được xếp vào loại sợi được hình thành bằng cách tái sinh các vật liệu có trong tự nhiên thành những chất liệu có thể sử dụng được.
Tóm lại, Rayon là gì? Rayon là một loại vải được làm từ sợi Cellulose tinh khiết, thường được tạo ra từ bột gỗ. Mặc dù Rayon có nguồn gốc từ các vật liệu tự nhiên, nó đòi hỏi một số hóa chất nhất định, vì vậy nó được coi là một loại vải bán tổng hợp.
TIPS: Cách phân biệt vải Rayon đơn giản nhất chính là khi vải Rayon ướt bạn sẽ thấy có cảm giác chúng khá bám vào tay và lâu khô hơn so với những chất liệu thông thường. Nếu là vải Rayon màu trắng khi ướt chúng vẫn duy trì được độ trắng như ban đầu chứ không chuyển sang màu trắng ngà hay trắng đục như những loại vải khác.
Lịch sử ra đời của Rayon
Vào những năm 1860, khi ngành công nghiệp dệt tơ lụa của Pháp bắt đầu lâm vào khủng hoảng vì một căn bệnh ảnh hưởng đến con tằm nên Louis Pasteur và Bá tước Hilaire de Chardonnet bắt đầu nghiên cứu để khắc phục tình trạng này. Chardonnet bắt đầu quan tâm đến việc tìm ra cách sản xuất tơ nhân tạo và vào năm 1885, ông đã được cấp bằng sáng chế thành công khi tạo ra sợi từ cellulose.
Khoảng 40 năm sau đó, chất liệu này được biết đến với tên gọi là lụa nhân tạo. Đến năm 1925, được Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đặt tên là Rayon. Năm 1952, FTC đã chia Rayon Fabric thành hai loại: sợi bao gồm cellulose tinh khiết (Rayon) và sợi bao gồm hợp chất cellulose (Acetate).
Vào những năm 1950, hầu hết các Rayon được sản xuất và sử dụng trong các sản phẩm trang trí nội thất và gia dụng thay vì trong may mặc. Sau này vào năm 1955 chất liệu Rayon mới được cải tiến thực sự và bắt đầu sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc. Ngày nay Rayon được xem là một trong những loại vải được sử dụng rộng rãi nhất và có mặt ở hầu hết các loại trang phục khác nhau.
Các loại sợi Rayon
Hiện nay, một số loại sợi Rayon được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:
Viscose
Đây là một loại chất liệu được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các trang phục hiện nay. Sở dĩ có tên gọi là Viscose là bởi chúng có kết cấu tương đồng với cấu trúc của sáp óng. Đặc điểm của loại vải Visoce chính là rất rẻ và được sử dụng phổ biến với các loại chất liệu khác như cotton, nhung hay vải taffeta. Chất liệu này khá thoáng khí, có thể thấm hút mồ hôi và thường xuất hiện trong các bộ trang phục thường ngày hay quần đi biển, quần áo mùa hè…
Lyocell
Lyocell là một loại chất liệu được đánh giá thân thiện với môi trường và đánh giá một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực may mặc. Lyocell là từ bột gỗ và chúng được dệt thông qua sử dụng công nghệ nano khép kín. Ưu điểm của Lyocell chính là có khả năng phân hủy 100%, dễ dàng nhuộm màu và thấm hút, không gây kích ứng như những loại vải khác. Tuy nhiên, chúng lại có mức giá cao hơn hẳn so với những chất liệu được làm từ Rayon thông thường.
Modal Rayon
Nguyên liệu chính của loại vải Modal Rayon này chính là từ các Cellulose có trong các thân cây gỗ cứng như cây bạch dương hay cây sồi. Sau khi trải qua một quá trình sản xuất phức tạp chúng mới được đi vào dệt. Chất vải này thường khá mềm, không bị nhăn tuy nhiên chúng lại khó pha trộn với các loại chất liệu khác. Bên cạnh đó, sau khi sử dụng một thời gian dài bề mặt vải thường xuất hiện lông tơ đôi khi sẽ khiến những ai có làn da nhạy cảm bị ngứa ngáy, khó chịu.
Tính ứng dụng của vải Rayon
Nhờ vào những đặc điểm nổi bật của chất liệu vải sợi này nên chúng được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Việc sử dụng phổ biến nhất có lẽ chính là tạo ra các sản phẩm như quần áo, áo đi biển, các loại trang phục mùa hè, ga giường, rèm cửa… Bên cạnh tính ứng dụng trong lĩnh vực may mặc thì chất liệu vải Rayon cũng có thể được sử dụng để sản xuất đồ gia dụng, dây lốp hay băng gạc phẫu thuật nhờ khả năng thấm hút tốt.
Ưu và nhược điểm của vải Rayon
Ưu điểm của Rayon
+ Bề mặt của chất liệu vải Rayon thường khá mềm mịn, bóng mượt, có cảm giác giống như chất liệu vải lụa vậy đó!
+ So với những loại chất liệu khác thì vải Rayon thường có mức giá rất bình dân. Tuy không tốn kém thé nhưng chúng lại có một vẻ ngoài sang trọng không kém gì những chất liệu cao cấp, đắt tiền khác.
+ Thoáng khí, có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Nhờ vào đặc điểm này nên khi mặc bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, thích hợp với những trang phục vào mùa hè.
+ Có thể dễ dàng pha trộn với các loại sợi khác như cotton, linen,…
+ Rayon được xem là một chất liệu an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh việc ứng dụng trong lĩnh vực may mặc thì Rayon còn có thể sử dụng làm gạc thấm hút, băng bó vết thương đó!
+ Dễ dàng nhuộm màu để tạo ra những cuộn vải có màu sắc đẹp mắt, thu hút hơn.
Nhược điểm của Rayon
+ Chất liệu vải Rayon có thể bị co lại trong quá trình giặt nếu như bạn giặt không đúng cách. Chính vì thế những trang phục được làm từ chất liệu Rayon tuyệt đối không nên giặt khô mà chỉ nên giặt bằng tay hoặc máy.
+ Không nên là ủi trực tiếp ở nhiệt độ cao lên bề mặt vải bởi Rayon có khả năng chịu nhiệt kém, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ vô tình khiến chất liệu vải bị ảnh hưởng.
+ Mặc dù là một loại chất liệu có nguồn gốc từ tự nhiên thế nhưng trong quá trình sản xuất vẫn sử dụng một vài loại chất hóa học khác. Nên phương pháp sản xuất có thể có hại cho môi trường và không an toàn với công nhân sản xuất nếu như các hóa chất sử dụng không được xử lý cẩn thận.
Cách giặt trang phục làm từ vải Rayon
Trước khi giặt, bạn hãy dành thời gian để đọc nhãn mác. Hầu hết các trang phục hiện nay thường đi kèm nhãn mác ở mặt trái với những cách hướng dẫn giặt phù hợp. Do đó, điều đầu tiên mà bạn cần làm chính là đọc nhãn trước khi đem đi giặt. Hãy kiểm tra xem các trang phục đó có thể giặt bằng tay hay không? Trong trường hợp không thể giặt bằng máy thì phải giặt bằng tay.
Hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên lựa chọn các loại chất tẩy rửa nhẹ hoặc pha loãng với 1 lượng nước lớn để tránh làm hỏng màu sắc vốn có của vải.
Khi giặt các trang phục làm từ chất liệu Rayon bạn nên sử dụng nước lạnh. Tránh dùng nước nóng bởi chúng sẽ khiến vải bị co rút hoặc hư hỏng.
Khi giặt bằng tay, bạn nên sử dụng một loại bột giặt nhẹ và nước lạnh rồi thực hiện theo những thao tác dưới đây:
- Cho nước lạnh vào trong xô. Nếu sử dụng nước ấm thì chỉ nên cao hơn nhiệt độ phòng một chút. Cho nước giặt vào cùng với nước và dùng tay xoay nhẹ để nước giặt hòa tan.
- Ngâm trong xà phòng khoảng chừng 10 phút sau đó vò để loại bỏ các vết bẩn. Rửa liên tục với nước sạch cho đến khi hết xà phòng.
- Vắt nhẹ để loại bỏ bớt nước. Lưu ý, không nên vắt quá mạnh để làm ảnh hưởng đến chất liệu vải.
- Sau khi giặt xong nên phơi ở nơi bóng râm, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng của mặt trời.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cũng như những ưu và nhược điểm của chất liệu vải Rayon. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn không còn phải băn khoăn xem chất liệu Rayon là gì nữa nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác để biết được những thông tin hữu ích.
>> Xem thêm:
- Vải Spandex là gì? Đặc điểm, tính chất và cách giặt quần áo vải Spandex
- Da lộn là gì? Da lộn có bền không? Cách làm sạch da lộn BỀN ĐẸP
Từ khóa » Xơ Rayon Viscose Và Xơ Rayon Lyocell Là Các Loại Xơ
-
Vải Viscose (Rayon) Là Gì? Phân Loại, ưu Nhược điểm Và ứng Dụng ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Rayon Và Viscose (Các đối Tượng) - Sawakinome
-
Sự Khác Biệt Giữa Rayon Và Viscose Sự Khác Biệt Giữa Vải
-
Rayon Là Gì? Vải Rayon Có đặc điểm, Tính Chất Và ứng Dụng Gì Hiện ...
-
Vải Rayon Là Gì? Đánh Giá Chất Lượng Các Loại Vải Rayon - Gạo House
-
Chất Liệu Vải Rayon Là Gì | Ứng Dụng HOÀN HẢO Trong May Mặc
-
Vải Rayon Và Những điều Bạn Cần Biết Về Loại Vải Này
-
Tencel Professional, Viscose, Modal, Viscose, Rayon ... Bạn Có Phân ...
-
Vải Viscose Là Gì? Vì Sao Vải Viscose Được Ưa Chuộng
-
Sự Khác Biệt Giữa Viscose Và Cotton - Strephonsays
-
CÁCH NHẬN BIẾT XƠ, SỢI, CÁC KIỂU DỆT VÀ CÁC LOẠI VẢI.
-
Lyocell: Loại Vải, Tính Chất, ưu điểm Và Nhược điểm
-
Sợi Cellulose Tái Sinh –Sự Giao Thoa Giữa Sợi Tự Nhiên Và Nhân Tạo
-
Vải Rayon Là Gì? Đặc Điểm, Tính Chất, Ứng Dụng Vải Rayon?