Vải Rayon Và Những điều Bạn Cần Biết Về Loại Vải Này
Nội dung
Vải Rayon là một loại vải mới lạ trên thị trường nên nhiều người vẫn chưa thể phân biệt Rayon với các loại vải công nghiệp khác. Bài viết sau, Đồng Phục Tiến Bảo sẽ cung cấp những thông tin về đặc điểm của vải Rayon và ứng dụng của nó.
Vải Rayon là gì ?
Vải Rayon là một trong những loại vải thun linh hoạt nhất được làm từ cellulose. Đây là loại vải khá phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng vì vải mềm mại và độ bền chắc vượt trội của nó. Sợi cellulose để làm ra vải Rayon được tạo ra từ bột gỗ. Dù Rayon có nguồn gốc từ các vật liệu tự nhiên, tuy nhiên vì quy trình làm ra loại vải này vẫn có sử dụng một số hóa chất nhất định.
Một trong những loại vải Rayon phổ biến nhất hiện nay là vải Viscose. Vì loại này có nhiều ưu điểm tương đồng và vượt trội hơn hẳn so với vải cotton. Đặc biệt, loại này có khả năng thoáng khí và hút ẩm tốt. Đây là lựa chọn phổ biến trong các trang phục thường ngày và thể thao dành cho mọi lứa tuổi. Một số loại vải Rayon khác cũng khá quen thuộc là vải Modal, vải Lyocell, vải Cuprammonium Rayon, vải Viscoes.
Vải lanh là gì? Đặc điểm nổi bật của vải lanh
Bạn biết gì về Vải chiffon
Vải satin có ưu điểm gì?
Quy trình sản xuất vải rayon
Mặc dù quy trình sản xuất vải Rayon có sử dụng một số hóa chất nhưng các thành phẩn cơ bản vẫn đến từ tự nhiên. Vải được sản xuất chủ yếu từ gỗ và một dung dịch xút (caustic soda) được dùng để xử lý gỗ và biến gỗ thành cellulose.
Hầu hết mọi người không biết rayon fabric là một loại vải có thể phân hủy sinh học. Sau khi thu được các cellulose từ việc xử lý gỗ, người ta tiếp tục được biến đổi nó để tạo thành một dung dịch viscose.
Tiếp theo, dung dịch này sẽ được kéo thành nhiều sợi bằng máy kéo sợi. Kết thúc quá trình kéo sợi, chúng sẽ được xử lý bằng dung dịch axit sunfuric. Quá trình xử lý với axit này sẽ khiến các sợi Viscose này cứng lại. Từ đó hình thành nên các sợi có tên gọi là các cellulose tái sinh (regenerated cellulose).
Vải Rayon được biết đến với độ mềm mại và đặc tính cực kỳ siêu bền của mình. Vì vậy mà nó được dùng phổ biến để làm quần áo mùa hè. Nhất là những trang phục công sở như áo sơ mi, váy … Một số nơi ở Ấn Độ còn dùng vải Rayon làm trang phục truyền thống Ấn Độ, còn có tên gọi là Kurta.
Lịch sử ra đời của Rayon
Vào những năm 1860, khi ngành công nghiệp dệt tơ lụa của Pháp bắt đầu lâm vào khủng hoảng. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do những con tằm bị bệnh nên không thể sản xuất được tơi. Để khắc phục tình trạng này, Louis Pasteur và Bá tước Hilaire de Chardonnet bắt đầu nghiên cứu một loại sợi mới thay cho tơ tằm. Chardonnet mong muốn tìm ra cách sản xuất tơ nhân tạo và thành công vào năm 1885. Ông đã được cấp bằng sáng chế thành công khi tạo ra sợi từ cellulose từ gỗ, đây là một bước tiến vĩ đại trong ngành may mặc.
Khoảng 40 năm sau đó, chất liệu này được người ta gọi với cái tên lụa nhân tạo. Đến năm 1925,vải Rayon được Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) công nhận chính thức là tên của loại lụa nhân tạo này.
Cũng chính năm 1925, FTC đã chia Rayon Fabric thành hai loại. Một là loại sợi bao gồm cellulose tinh khiết, còn gọi là Rayon. Hai là loại sợi bao gồm hợp chất cellulose, được gọi là Acetate.
Vào những năm 1950, hầu hết các Rayon được sản xuất và sử dụng trong các sản phẩm trang trí nội thất. Ngành may mặc chưa thật sự “thích nghi” và “làm quen” được với loại vải này. Đến năm 1955, chất liệu Rayon mới được cải tiến thực sự và có tính phổ cập hơn trong lĩnh vực may mặc. Ngày nay, đây được xem là một trong những loại vải được sử dụng rộng rãi nhất.
Đặc điểm của vải Rayon
Không quá lời khi nói rằng sợi vải Rayon là một loại sợi cực kỳ đa năng. Nó hầu như có thể dùng cho mọi thiết kế, mọi loại trang phục và ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Như đã đề cập, vải Rayon rất mềm, mát, thoải mái, rất bền và đặc biệt là không tích nhiệt. Đó cũng là lý do tại sao nó lại thường được dùng nhiều vào mùa hè và những khí hậu ẩm ướt.
Dù chỉ là một loại sợi bán tổng hợp nhưng vải Rayon có đặc tính thoải mái không kém vải có nguồn gốc tự nhiên. Nó có kết cấu mềm như thun, mịn như lụa, độ thấm hút tốt như cotton.
Dường như loại vải này là “hội tụ tinh hoa” của tất cả những loại vải công nghiệp khác. Vải Rayon cũng có tính bám màu cao nên có thể dễ dàng nhuộm nhiều màu sắc khác nhau. Điều này cũng góp phần làm cho vải Rayon phổ biến vì có nhiều mẫu mã, họa tiết. Loại vải này khá bền, giặt tay hay giặt máy đều không phải là vấn đề khi sử dụng nó.
Ưu nhược điểm của vải Rayon
Ưu điểm của vải Rayon
Vải Rayon tuy có chất lượng cực kỳ tốt, nhưng giá thành không quá cao. Nó có độ rũ khá ổn nên để làm một số loại màn treo cũng rất đẹp. Loại vải này rất thoáng khí, độ thoáng khí thật sự không thua kém là bao so với vải cotton cao cấp.
Vải viscose là gì? Vải visco có may được chân váy không
Điểm cuốn hút nhất của vải Rayon là nó rất có thẩm mỹ. Trang phục làm từ vải Rayon tạo nên một sự sang trọng, quý phái mà chỉ vải cao cấp mới có được. Ngoài ra, Rayon cũng khá là “dễ tính”. Chúng ta hoàn toàn có thể pha trộn Rayon với những loại vải khác để tạo ra dòng vải mới.
Nhược điểm của vải Rayon
Dù hoàn hảo đến đâu, vải Rayon cũng có những khuyết điểm riêng của nó. Đầu tiên phải kể đến việc sản xuất Rayon theo mô hình công nghiệp rất có hại cho môi trường. Vải Rayon dệt thật sự thân thiện với thiên nhiên vì không có thành phần nylon, dễ tiêu hủy. Nhưng quy trình làm ra vải Rayon ngày nay thì vẫn không tránh khỏi việc thải ra một số chất độc hại.
Vải Rayon có khá nhiều đặc điểm của vải tự nhiên nên nó cũng dễ nhăn, giãn và bạc màu. Một khi loại vải này đã hư hỏng thì rất khó để trở về hiện trạng như cũ. Tính ứng dụng cao, thích hợp để làm đồ nội thất nhưng khi so với các loại vải Poly khác thì Rayon vẫn còn khá thua kém. Độ hấp thụ dầu cơ thể, nước, và hơi ẩm của vải cực tốt. Đây là ưu điểm, cũng là nhược điểm vì đặc tính này sẽ làm vải dễ mốc.
Phân loại vải rayon
Vải Rayon được phân loại thành 4 loại. Mỗi loại có đều có những đặc điểm chung của Rayon và những đặc trưng riêng khác.
Vải Viscose Rayon
Vải Viscose là một trong những loại vải Rayon phổ biến và được ưa chuộng nhất. Tên gọi Viscose có nguồn gốc xuất phát từ kết cấu của loại vải. Trong quá trình sản xuất Viscose, nó có cấu trúc khá tương đồng với hình dạng cấu trúc của sáp ong.Dù có thành phần chính là bột gỗ nhưng quá trình sản xuất lại có dùng hóa chất. Do đó mà loại vải này thường khó phân loại thành vải tổng hợp hay vải tự nhiên.
Viscose là một loại vải giá rẻ trong các loại của Rayon. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy Viscose trong các sản phẩm chứa cotton. Đôi khi thì có thể tìm thấy nó trong vải nhung sang trọng và taffeta. Viscose còn được ứng dụng trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Về mặt tính chất hóa học, Viscose giống như cotton. Nhưng nó cũng có nhiều điểm khác biệt, sự khác biệt này chủ yếu tùy thuộc vào cách sản xuất.
Vải Visocse có ưu điểm là đa năng, có thể pha trộn rất tốt với các loại sợi khác. Nhìn chung, Visocse có nhiều đặc trưng mà vải Rayon có. Đó là độ thoáng khí, giữ màu tốt, hấp thụ cao, rất mịn. Vải không giữ nhiệt cơ thể, tương đối nhẹ, bền và thoải mái, rẻ. Nhược điểm của loại này chính là có thể co lại khi giặt, dễ dàng nhăn.
Vải Lyocell Rayon
Vải Lyocell Rayon là một loại vải thân thiện với môi trường. Nó chình là đại diện cho cột mốc quan trọng trong sự phát triển của hàng dệt may bền vững. Lyocell là một loại vải tự nhiên có nguồn gốc từ vải Rayon.
Nó được con người tạo ra từ bột gỗ ở các trang trại cây. Hàng dệt Lyocell được tạo ra thông qua việc sử dụng công nghệ nano trong một quy trình khép kín. Sau những quá trình xử lý, loải vải này có khả năng phân hủy 100%. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất là sự đa dạng và thoải mái đặc biệt. Bạn có thể trải nghiệm “tính năng” này với quần áo làm từ vải Lyocell.
Vải phi bóng là gì? Những thông tin mà bạn cần biết
Ưu điểm của Lycorell Rayon là màu sắc phong phú, dễ nhuộm. Nó cũng hấp thụ độ ẩm, chống vi khuẩn, mềm mại và thoải mái. Lycorell là sự lựa chọn tuyệt vời cho làn da nhạy cảm nên cũng thường được dùng cho trẻ sơ sinh. Nhược điểm lớn nhất của loại vải này là giá thành. Lycorell có giá thành đắt nhất trên thị trường khi so sánh với “những người anh em” khác của nó. Modal hay Visocse thì có giá thành “mềm” hơn một chút.
Vải Modal Rayon
Vải Modal còn được gọi là vải Rayon HWM. Nó là một loại Rayon bán tổng hợp thường được sử dụng trong dệt may tiêu dùng. Nguyên liệu chính của vải Modal là cellulose từ các cây gỗ cứng. Điển hình như là bạch dương và sồi. Tuy nhiên, vật liệu cây thô này trải qua một quá trình sản xuất phức tạp. Sau đó mới được đưa vào sợi mới dệt được một tấm vải thành phẩm.
Ưu điểm thì vải Modal có rất nhiều, vượt trội nhất vẫn là chất vải rất mềm, sáng bóng và tươi sáng. Vải khả năng hút ẩm tốt và rất khô và thoáng khí như những loại Rayon khác.
Điểm đặc biệt nằm ở chỗ là khả năng chống nhăn tự nhiên. Bạn hoàn toàn không cần ủi sau khi giặt để giữ phẳng áo như một số loại khác. Với nhiều ưu điểm như vậy nên giá của vải này cũng đắt hơn một chút. Ngoài ra, vì bản chất vẫn là một loại vải bán tổng hợp nên sử dụng lâu sẽ bị hiện tượng lông tơ. Điều này làm vải mất tính thẩm mỹ, khó pha trộn với các loại vải khác.
Một số người có làn da nhạy cảm có thể dị ứng với Modal vì hiện tượng xổ lông này. Nếu xét về khía cạnh độ bền, vải Modal vẫn còn thua kém so với vải Poly công nghiệp.
Các thông tin bạn cần biết về vải gấm
Vải Cuprammonium Rayon
Cuprammonium Rayon là một cái tên còn khá xa lạ với những ai không phải là “dân trong nghề’ trong ngành dệt may. Loại vải này cũng một loại vải Rayon được làm từ cellulose. Khác biệt nằm ở chỗ, cellulose sau khi được chiết ra sẽ cho vào hòa tan trong dung dịch hỗn hợp đồng amoni để thu sợi vải.
Vải chiffon may váy công sở đẹp
Cuprammonium Rayon thường được sản xuất được các sợi nhỏ. Do đó mà nó thường được sử dụng trong trang phục và áo cánh mùa hè nhẹ. Đôi khi, sợi Cuprammonium Rayon cũng kết hợp với bông để tạo ra các loại vải có kết cấu với bề mặt trơn, mềm mịn. Điểm sáng là độ mềm, mịn của bề mặt vải nhưng nhược điểm là độ bền không cao, độ co giãn kém và rất dễ cháy.
Ứng dụng vải Rayon trong may mặc
Vải Rayon dùng may đồng phục
Vải Rayon là sợi cellulose tái sinh, rất mềm, ít ôm cơ thể, và có độ rũ tốt. Do đó nên nó được dùng nhiều để làm đầm cho nữ và các trang phục công sở. Áo quần làm từ vải này có đặc tính là sang trọng, uyển chuyển và rất cuốn hút. Vải Rayon ngày càng đa dạng hơn về màu sắc, nó trở thành những ưu tiên hàng đầu của các quý cô khi chọn quần áo. Đặc biệt, với sự mát mẻ và mềm mịn, chị em công sở những năm gần đây rất thích dùng Rayon để may áo tập thể , dùng làm vải may váy đầm.
May đồng phục công sở TPHCM
May váy đồng phục công sở giá rẻ TPHCM
Nội thất gia đình
Với vẻ ngoài sang trọng cùng tính chất mềm mịn, vải Rayon cũng được người tiêu dùng ưa chuộng để làm nội thất gia đình. Trong số đó, không thể không kể đến các loại chăn ga, gối đệm làm từ Rayon. Một số sản phẩm khác rèm cửa, rèm treo, nội thất, bọc sofa, bọc ghế cũng bán chạy trên thị trường. Khăn tắm bằng vải Rayon được đánh giá cực kỳ cao do tính hút ẩm tốt và trọng lượng nhẹ. Đây là món đồ không thể thiếu của nhiều người mỗi khi có những chuyến đi công tác, du lịch.
Sử dụng trong công nghiệp
Vải Rayon còn được sử dụng để sản xuất sản phẩm công nghiệp. Phổ biến nhất là các sản phẩm phẫu thuật y tế, sản phẩm không dệt. Ví dụ như sợi tire cord dùng để làm lốp xe ô tô, hoặc làm băng phẫu thuật.
Cách bảo quản chất liệu vải rayon
Vải Rayon tuy có độ bền đứng “top” đầu, nhưng vẫn cần sự bảo quản cẩn thận để “gia tăng tuổi thọ” của vải. Vải Rayon kém bền hơn so với cotton, nhất là khi bị ướt. Vì vậy mà bạn nên ưu tiên hình thức giặt khô. Tránh giặt đồ làm từ Rayon với chất tẩy rửa mạnh và luôn sử dụng nước lạnh để giặt.
Bạn có thể giặt một vài quần áo từ vải khác chung với đồ làm từ vải Rayon. Nhưng việc này chỉ dùng cho những trường hợp gấp gáp. Nếu có thời gian hoặc bộ đồ có ý nghĩa đặc biệt thì bạn phải chú ý giặt riêng và nhẹ nhàng nhất có thể. Nếu đồ dùng từ vải Rayon của bạn màu trắng thì nên tránh giặt chung với đồ màu.
Không nên treo quần áo làm từ vải Rayon lên và đợi khô. Vì vải sẽ bị kéo giãn và làm mất hình dạng trang phục ban đầu. Tốt nhất thì bạn nên đặt quần áo nằm ngang trên một mặt phẳng để phơi khô.
Nếu bạn muốn mặc quần áo rayon mà không phải bận tâm quá nhiều thì chị em nên dùng vải Rayon pha trộn. Những loại vải pha trộn đang có mặt trên thị trường là Rayon trộn với Polyester, Rayon trộn với len… Những loại vải trộn này ít nhiều đã khắc phục được nhược điểm của sợi tự nhiên nên dễ hơn trong việc bảo quản. Dù vậy nhưng để thoải mái, an toàn và dễ chịu nhất thì chỉ có vải Rayon tinh khiết.
Vải Rayon tuy có nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế của vải tự nhiên chưa khắc phục được. Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn cho mình những loại phù hợp. Và nếu có bất cứ thắc mắc vì về vải Rayon và may trang phục từ loại vải này thì bạn có thể liên hệ với Đồng Phục Tiến Bảo để được giải đáp. Cũng đừng quên ghé thăm Fanpage của chúng tôi để cập nhập nhưng mẫu mã và xu hướng thời trang liên tục nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Đánh GiáĐịa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Fanpage: May Áo Đồng Phục Công Ty Tiến Bảo
Website: dongphuctienbao.com
Điện thoại: 0902 335 112 – Mr. Tiến
Email: f5.dongphuc@gmail.com
Từ khóa » Xơ Rayon Viscose Và Xơ Rayon Lyocell Là Các Loại Xơ
-
Vải Viscose (Rayon) Là Gì? Phân Loại, ưu Nhược điểm Và ứng Dụng ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Rayon Và Viscose (Các đối Tượng) - Sawakinome
-
Sự Khác Biệt Giữa Rayon Và Viscose Sự Khác Biệt Giữa Vải
-
Rayon Là Gì? Vải Rayon Có đặc điểm, Tính Chất Và ứng Dụng Gì Hiện ...
-
Vải Rayon Là Gì? Đánh Giá Chất Lượng Các Loại Vải Rayon - Gạo House
-
Chất Liệu Vải Rayon Là Gì | Ứng Dụng HOÀN HẢO Trong May Mặc
-
Tencel Professional, Viscose, Modal, Viscose, Rayon ... Bạn Có Phân ...
-
Rayon Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Vải Rayon BẠN NÊN BIẾT
-
Vải Viscose Là Gì? Vì Sao Vải Viscose Được Ưa Chuộng
-
Sự Khác Biệt Giữa Viscose Và Cotton - Strephonsays
-
CÁCH NHẬN BIẾT XƠ, SỢI, CÁC KIỂU DỆT VÀ CÁC LOẠI VẢI.
-
Lyocell: Loại Vải, Tính Chất, ưu điểm Và Nhược điểm
-
Sợi Cellulose Tái Sinh –Sự Giao Thoa Giữa Sợi Tự Nhiên Và Nhân Tạo
-
Vải Rayon Là Gì? Đặc Điểm, Tính Chất, Ứng Dụng Vải Rayon?