Sợi Cellulose Tái Sinh –Sự Giao Thoa Giữa Sợi Tự Nhiên Và Nhân Tạo
Trong những năm gần đây, khi công nghệ phát triển và nhận thức tiêu dùng của khách hàng thay đổi theo chiều hướng tích cực thì nhu cầu về Cellulose tái sinh là vật liệu tiêu biểu cho sự bền vững có thể đáp ứng được yêu cầu của môi trường cũng tăng theo. Vậy sợi Cellulose tái sinh hay sợi tái tạo là gì ? Lý do sợi tái sinh được ưa chuộng cũng như các thuộc tính của sợi tái sinh và phân loại, ứng dụng là gì ?
Sợi Cellulose tái sinh – sợi tái tạo là gì?
Sợi Cellulose tái sinh là sự kết hợp giữa các thành phần nguyên liệu tự nhiên và quy trình tổng hợp hóa chất tạo ra vật liệu mang tính bền vững.
Việc sản xuất sợi Cellulose tái sinh ngay từ những năm 1930 đã dẫn đến việc tạo ra một loại sợi mới. Cellulose là polyme tự nhiên tạo nên các tế bào sống của tất cả các loài thực vật. Xơ bông và bột gỗ như Viscose Rayon, Cuprammonium, Cellulose Axetat là một trong những Cellulose tự nhiên được sử dụng các quy trình và hóa chất riêng biệt để tạo nên sợi Cellulose tái sinh. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các vật liệu này cũng sẽ phân hủy sinh học tương tự như xơ Cotton, đây là một trong những tính chất vượt trội giúp sợi Cellulose tái sinh được ưu ái sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may và trở thành vật liệu bền vững.
Tại sao nên sử dụng sợi tái sinh ?
Nguồn cung cấp dồi dào: sợi tự nhiên như len, tơ tằm và bông với nguồn tài nguyên hạn chế và sợi tổng hợp Nylon, sợi Polyester và Acrylic thì gây hại cho môi trường trong quá trình sản xuất. Sợi Cellulose tái sinh được phát hiện như một nguồn tài nguyên dồi dào đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hiện đại.
Cải tiến để trở thành vật liệu bền vững : sợi Cellulose tái sinh được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, trên cơ sở đó chúng được phân loại thành nhiều loại khác nhau. Các phương pháp sản xuất được cải tiến liên tục nhằm giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng tới tính bền vững, đồng thời tối ưu hóa quy trình để vật liệu và quy trình thân thiện với môi trường hơn.
Phân hủy sinh học : sự phát triển không ngừng của thời trang nhanh làm gia tăng sản lượng các chất liệu với giá thành rẻ dẫn tới xu hướng chuyển từ nguồn gốc tự nhiên như bông, gai, len, tơ tằm,… sang sợi tổng hợp nhân tạo làm từ dầu mỏ Polyester, Acrylic…. Điều này đã trực tiếp tàn phá môi trường, gây ô nhiễm bởi các vi nhựa thải ra đại dương.Vì vậy vật liệu bền vững từ sợi tái sinh có khả năng tự phân hủy sinh học như các vật liệu tự nhiên là một trong những nguồn nguyên liệu cần được chú trọng hiện nay.
Một số sản phẩm vải tại synex
{{ content }}Các đặc tính chính của sợi tái sinh
Sợi tái sinh là một trong những sợi đầu tiên có nguồn gốc tự nhiên được kéo từ sợi Cellulose xử lý qua chất hóa học để chiết xuất các sợi Cellulose, vì vậy sợi tái sinh là sự kết hợp một phần tự nhiên và một phần nhân tạo với ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Khả năng hấp thụ ẩm cao
- Sợi mềm mại, trơn mượt giúp vải có độ rũ cao
- Quần áo dệt từ sợi này sẽ tạo cảm giác thoáng khí và thoải mái khi mặc
- Xơ Cellulose tái sinh dễ dàng pha trộn với các loại xơ khác, tạo ra các sản phẩm đa dạng
- Giá thành vải thấp nhưng mang lại sự sang trọng
Nhược điểm
- Không phải là một loại vải quá bền, đặc biệt độ bền suy giảm khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc hơi ẩm, dễ bị nấm mốc.
- Có thể co lại khi giặt nên phải giặt khô, quần áo dễ nhăn.
- Phương pháp sản xuất có hại cho môi trường và sự an toàn của người lao động nếu hóa chất sử dụng không được xử lý cẩn thận.
Các loại sợi Cellulose tái sinh thường dùng trong may mặc
Rayon, Viscose, Modal, Tencel/Lyocell, Bamboo, Acetate, Triacetate đều là các loại sợi tái sinh. Trong đó Rayon là một thuật ngữ chung cho các sợi Cellulose tái sinh bao gồm Viscose, Modal và Lyocell (Tencel/ Lenzing AG), Cuprammonium, Bamboo,… Việc phân loại sợi liên quan đến hệ dung môi hóa học được sử dụng để chuyển đổi Cellulose tự nhiên thành dẫn xuất Cellulose hòa tan và tái sinh sau đó:
Viscose
Trong nhiều năm qua, quy trình sản xuất Viscose chiếm ưu thế nhất để sản xuất sợi Cellulose tái sinh. Trong quy trình Viscose thông thường, Cellulose được xanthate hóa thông qua hóa chất carbon disulfide, đây cũng là một hóa chất nhạy cảm với môi trường.
Độ bền cơ học của xơ Viscose thấp hơn xơ bông, bị giảm bền mạnh trong môi trường nước, vải thường có độ sáng bóng và giá thành thấp thất so với các loại vải từ xơ Cellulose tái sinh khác. Xơ Viscose có thể pha trộn với sợi nhân tạo hoặc sợi tự nhiên để tạo thành các loại vải có trọng lượng và kết cấu khác nhau.
Sợi Lenzing Ecovero là một giải pháp thay thế bền vững cho Viscose, sợi vẫn được kéo từ bột gỗ tuy nhiên quy trình sản xuất và hệ thống khép kín chất thải được chứng nhận và kiểm soát. Vật liệu này tạo ra ít khí thải và tác động đến nước hơn tới 50% so với Viscose truyền thống.
Modal
Modal là một loại Cellulose tái sinh thứ hai sau Viscose, là một trong những loại vải sang trọng và mềm mại được làm từ bột gỗ cây sồi là loại cây sử dụng rất ít nước để trồng sau đó trải qua quá trình xử lý hóa học tương tự như các loại Rayon khác, ngoại trừ ít natri hydroxit hơn làm cho nó thân thiện với môi trường hơn cũng như sợi được sản xuất trong một hệ thống khép kín, không có hóa chất hoặc nước bị lãng phí trong quá trình này.
Modal với nhiều tính chất làm cho nó khác biệt với các loại Viscose truyền thống như khả năng không bị mất hình dạng khi ẩm ướt, thân thiện với môi trường do ít hóa chất hơn. Đôi khi loại vải này được sử dụng riêng và đôi khi nó được kết hợp với các loại sợi khác như Cotton và Spandex,…
Lyocell/ Tencel
Một bước tiến bền vững và thân thiện với môi trường hơn từ Modal là Lyocell hoặc Tencel – đây là thế hệ xơ Cellulose tái sinh mới nhất được sản xuất theo quy trình Lyocell – gỗ tinh chất lấy từ cây sồi hoặc bạch đàn được hòa tan trực tiếp trong NMMO (n-methyl morpholine n-oxide) ở nhiệt độ và áp suất cao. Quy trình sản xuất Lyocell không sử dụng carbon disulfide mà thay vào đó là amine oxide trong một hệ thống sản xuất khép kín ở đó hầu hết dung môi được thu hồi lại hoàn toàn. Đây là quy trình sản xuất hiệu quả và thân thiện với môi trường mặc dù chi phí sản xuất cao hơn xơ Viscose.
Vải Lyocell có độ bền tốt ở cả hai trạng thái khô và ướt, có khả năng hút ẩm cao hơn bông, dễ nhuộm màu, tích điện thấp, khả năng chịu nhiệt và ổn định hình dạng và tạo cảm giác cao cấp cho sản phẩm vượt trội hơn so với sợi Viscose. Xơ Lyocell có thể dùng để pha trong kéo sợi với các loại xơ khác như Polyester, len, tơ tằm, Cotton hay Viscose.
Cuprammonium
Vật liệu này sử dụng lớp xơ bao quanh bên ngoài của hạt bông và sản xuất dựa trên khả năng hòa tan của Cellulose trong dung dịch đồng Amoniac dẫn đến sự hình thành Cuprammonium Cellulose.
Xơ Cuprammonium có những tính chất hóa học và độ bền cơ lý gần như xơ Viscose nhưng có độ mảnh cao hơn. Độ bền giãn đứt của Cuprammonium thấp hơn sợi Viscose thường. Quy trình sản xuất Cuprammonium ít gây độc hại tới môi trường hơn so với quy trình sản xuất Viscose tuy nhiên giá thành sợi cao hơn do sử dụng kim loại quý (đồng) trong quá trình sản xuất. Nó cũng được mệnh danh là loại vải tốt nhất cho những người có làn da nhạy cảm.
Bamboo
Bamboo cũng là một trong những vật liệu tái sinh được kéo từ tre. Trong Bamboo sẽ được chia thành hai loại là sợi kéo bằng phương pháp cơ học và hóa học. Phương pháp kéo sợi hóa học được dùng phổ biến do có thể tạo ra sản lượng lớn và nhanh chóng hơn cơ học, phương pháp này tương tự như Viscose, bột tre sẽ trải qua quá trình xanthate hóa với hóa chất Natri Hydroxit và carbon disulfide với quy trình khép kín tái sử dụng các dung môi để hạn chế tối đa chất thải ra môi trường.
Giống như các chất liệu quần áo làm từ Cellulose khác, sợi tre có thể phân hủy sinh học trong đất bởi các vi sinh vật. Sợi tre bóng như tơ tằm, hồi ẩm và hút ẩm cao, một trong những đặc trưng nổi trội của vật liệu này khả năng kháng khuẩn và khử mùi, tuy nhiên tính năng này trên sợi kéo bằng phương pháp hóa học bị suy giảm do biến đổi định hướng phân tử bên trong sợi.
Axetat
Là một chất xơ nhân tạo có nguồn gốc từ Cellulose tinh chế từ bột gỗ, sử dụng phản ứng hóa học với axit axetic và anhiđrit axetic với axit sunfuric. Loại vải này có cảm giác và vẻ ngoài sang trọng. Nó thường được pha trộn với các loại sợi khác để tạo ra quần áo bền hơn
Ứng dụng sợi tái sinh trong dệt may
Các dòng xơ Cellulose tái sinh có thị phần lớn trong dệt may bởi khả năng phân hủy sinh học, năng suất sản xuất cao và sản lượng cung cấp dồi dào. Cellulose tái sinh là một loại sợi linh hoạt và có các đặc tính thoải mái giống như sợi tự nhiên với độ mềm mịn, thoáng mát, dễ chịu và thấm hút cao lý tưởng để sử dụng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.
Vải được ứng dụng chính cho quần áo thời trang như áo sơ mi, áo thun polo, đầm kiểu đến đồ ngủ, đồ lót và phù hợp với nhiều đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Bên cạnh đó, vật liệu này còn được dùng làm khăn tắm, áo choàng, khẩu trang và đồ nội thất gia đình như ga trải giường, rèm cửa
Vải Viscose thường được kết hợp in ấn tạo nhiều họa tiết bắt mắt và tăng thêm tính đa dạng cho các sản phẩm tái sinh
Kết luận
Tương ứng với từng loại sợi Cellulose tái sinh sẽ có những tính chất đặc trưng riêng cũng như giá thành có sự chênh lệch tuy nhiên cũng sẽ khó phân biệt chỉ bằng ngoại quan, do đó nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các loại mặt hàng này cần tìm một cơ sở uy tín để cung cấp vải. Với kinh nghiệm và là đơn vị uy tín – Synex sẽ là một sự lựa chọn hàng đầu cho các dòng sản phẩm sợi Cellulose tái sinh với chất lượng tốt nhất và giá thành cạnh tranh nhất.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Xơ Rayon Viscose Và Xơ Rayon Lyocell Là Các Loại Xơ
-
Vải Viscose (Rayon) Là Gì? Phân Loại, ưu Nhược điểm Và ứng Dụng ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Rayon Và Viscose (Các đối Tượng) - Sawakinome
-
Sự Khác Biệt Giữa Rayon Và Viscose Sự Khác Biệt Giữa Vải
-
Rayon Là Gì? Vải Rayon Có đặc điểm, Tính Chất Và ứng Dụng Gì Hiện ...
-
Vải Rayon Là Gì? Đánh Giá Chất Lượng Các Loại Vải Rayon - Gạo House
-
Chất Liệu Vải Rayon Là Gì | Ứng Dụng HOÀN HẢO Trong May Mặc
-
Vải Rayon Và Những điều Bạn Cần Biết Về Loại Vải Này
-
Tencel Professional, Viscose, Modal, Viscose, Rayon ... Bạn Có Phân ...
-
Rayon Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Vải Rayon BẠN NÊN BIẾT
-
Vải Viscose Là Gì? Vì Sao Vải Viscose Được Ưa Chuộng
-
Sự Khác Biệt Giữa Viscose Và Cotton - Strephonsays
-
CÁCH NHẬN BIẾT XƠ, SỢI, CÁC KIỂU DỆT VÀ CÁC LOẠI VẢI.
-
Lyocell: Loại Vải, Tính Chất, ưu điểm Và Nhược điểm
-
Vải Rayon Là Gì? Đặc Điểm, Tính Chất, Ứng Dụng Vải Rayon?