Vải Rayon Là Gì? Đặc Điểm, Tính Chất, Ứng Dụng Vải Rayon?

Rayon được biết đến là chất liệu cực kỳ thân thiện với môi trường và không thua kém gì các loại vải tự nhiên. Nếu bạn đang tò mò về chất liệu này, hãy cùng xưởng in đồng phục chúng tôi tìm hiểu ngay vải rayon là gì cùng các thành phần, ưu nhược điểm và ứng dụng của vải rayon bạn nhé! Bài viết này sẽ giúp bạn biết mọi thức về vải rayon nên đừng bỏ qua nhé!

1. Rayon Là Gì?

Rayon được biết đến với các đặc điểm của vải lụa, cotton, len, và các loại vải khác cho nên có thể được sử dụng để may hầu hết mọi quần áo. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc xác định chính xác sợi rayon là gì?

sợi rayon

Chính xác thì sợi rayon là một loại sợi bán tổng hợp được sản xuất từ các nguyên liệu như gỗ và các nông sản được tái sinh dưới dạng sợi cellulose.

Nếu bạn chưa biết về chất liệu cellulose, hãy tìm hiểu chi tiết tại đây: Cellulose Là Gì?

Rayon được sản xuất từ thành phần cellulose tự nhiên nên không được xếp vào nhóm vải sợi tổng hợp:

  • Về mặt kỹ thuật, sợi tổng hợp chỉ dành riêng cho những chất liệu là sợi tổng hợp hoàn toàn.
  • Về mặt sản xuất, rayon được phân loại là sợi bán tổng hợp với "sợi rayon được hình thành bằng cách tái sinh các vật liệu tự nhiên thành dạng có thể sử dụng được"

2. Vải Rayon Là Gì?

Vải rayon là một trong các loai vải thun có tính linh hoạt nhất được tạo nên từ cellulose tinh khiết. Tuy nhiên vải có độ mềm mại và bền chắc vượt trội khiến nhiều người vẫn còn hoang mang về thành phần cũng như đặc tính vải.

Tóm lại, vải rayon được làm từ sợi cellulose tạo ra từ bột gỗ. Có nghĩa là nguồn gốc rayon xuất phát từ các vật liệu tự nhiên, song quy trình làm ra loại vải này vẫn sử dụng một vài hóa chất nhất định nên được xem là loại vải bán tổng hợp.

3. Lịch Sử Phát Triển Vải Rayon

vải rayon là gì

Vải rayon bắt nguồn từ Châu Âu. Vào những năm 1860, khi ngành công nghiệp dệt tơ lụa của Pháp bắt đầu lâm vào khủng hoảng vì một căn bệnh ảnh hưởng đến con tằm. Nhà khoa học Louis Pasteur và Bá tước Hilaire de Chardonnet bắt đầu nghiên cứu để tìm cách khắc phục tình trạng này. Ông Chardonnet bắt đầu quan tâm đến việc tìm ra cách sản xuất sợi tơ nhân tạo và ông đã được cấp bằng sáng chế thành công khi tạo ra sợi từ cellulose (năm 1885). 40 năm sau đó, chất liệu này phổ biến với tên gọi là lụa nhân tạo. Đến năm 1925, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đặt tên là Rayon. Năm 1952, FTC chia vải rayon thành hai loại: sợi bao gồm cellulose tinh khiết (Rayon) và sợi bao gồm hợp chất cellulose (Acetate). Những năm 1950, hầu hết vải rayon được sử dụng chủ yếu để sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất và gia dụng thay vì trong may mặc. Sau này, vào năm 1955 chất liệu rayon được cải tiến và bắt đầu sử dụng rộng rãi trong may mặc. Đến nay, vải rayon được biết đến là một trong những loại vải được sử dụng rộng rãi nhất và là nguyên liệu của nhiều loại trang phục khác nhau.

4. Quy Trình Sản Xuất Vải Rayon

Trong quy trình sản xuất vải rayon sử dụng một số hóa chất nhưng thành phần sử dụng hoàn toàn từ tự nhiên. Rayon được chiết xuất chủ yếu từ gỗ. Sử dụng dung dịch xút để xử lý gỗ và biến gỗ thành cellulose.

Các cellulose thu được từ gỗ qua xử lý sẽ tiếp tục được biến đổi thành một dung dịch viscose. Sau đó, dung dịch này sẽ được sử dụng kéo thành nhiều sợi bằng máy kéo sợi và chúng sẽ được xử lý bằng dung dịch axit sunfuric.

Quá trình kéo tạo sẽ khiến các sợi viscose này cứng lại hình thành nên các sợi khác có tên gọi là các cellulose tái sinh

5. Đặc Tính Vải Rayon

đặc tính vải rayon

Đặc tính vải rayon mà bạn có thể biết đến như:

  • Là loại sợi cực kỳ đa năng
  • Vải mềm mịn, mát, thoáng khí, thoải mái khi mặc và rất bền.
  • Sợi vải rayon có đặc tính thoải mái bởi nguồn gốc vải hoàn toàn tự nhiên
  • Vải có kết cấu và mang lại cảm giác như vải lụa, cotton và len.
  • Rayon dễ dàng nhuộm tạo nên nhiều màu sắc khác nhau
  • Chất liệu rayon bền, chắc chắn và có thể giặt bằng máy thoải mái

6. Ưu Nhược Điểm Vải Rayon

Nói đến vải rayon ai cũng sẽ tò mò về ưu nhược điểm của chất liệu này.

Ưu điểm vải rayon

  • Giá thành không quá cao
  • Bề mặt vải khi sờ có cảm giác như lụa
  • Có độ rũ tốt
  • Thoáng khí nên mặc rất thoải mái
  • Có thể pha trộn tốt với những loại vải khác, đặc biệt là các sợi dệt
  • Dễ nhuộm màu để tạo ra các màu sắc đẹp

Nhược điểm vải rayon

Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại vải khác, vải rayon cũng tồn tại những nhược điểm như:

  • Bắt buộc phải được giặt khô
  • Quy trình sản xuất rất ô nhiễm và không thân thiện với môi trường
  • Dễ bị giãn, bạc màu và rất khó để phục hồi lại như cũ
  • Vải yếu và yếu hơn nhiều khi bị ướt
  • Hấp thụ nước và hơi ẩm nên dễ dấn đến mốc

7. Các Loại Vải Rayon

Vải rayon được phân thành 4 loại và được sử dụng khá phổ biến trong đời sống ngày nay.

các loại vải rayon

Vải viscose

Trong số những loại vải rayon thông dụng nhất hiện nay phải kể đến vải viscose sở hữu nhiều điểm tương đồng với vải cotton.

Bạn có thể cập nhật thông tin về chất liệu cotton tại bài viết này: Chất liệu cotton là gì?

Tên gọi viscose có nguồn gốc từ việc kết cấu của loại vải này khá tương đồng với hình dạng cấu trúc của sáp ong.

Vì có thành phần chính là bột gỗ nhưng quá trình sản xuất lại sử dụng thêm hóa chất nên loại vải này thường khó phân loại thành vải tổng hợp hay vải tự nhiên.

Vải viscose có khả năng thoáng khí và hút ẩm cực tốt nên luôn được lựa chọn cho các trang phục hằng ngày, đặc biệt là đồ thể thao. Bên cạnh đó, vải cũng được dùng may váy, áo cánh, áo khoác

  • Ưu điểm: giá rẻ, đa năng, thoáng khí, hút ẩm tốt, giữ màu tốt, rất mịn, tương đối nhẹ, bền và thoải mái cho người mặc.
  • Nhược điểm: có thểbị co rút khi giặt, dễ nhăn nhàu, có thể bị giảm chất lượng khi tiếp xúc lâu với ánh sáng, mẫn cảm với nấm mốc, sợi có thể dễ đứt khi ướt

Vải Lyocell

Vải Lyocell là một loại vải tự nhiên có tiếng thân thiện với môi trường. Lyocell được làm bằng bột gỗ từ các trang trại cây bền vững, vải dệt thông qua cong nghệ nano trong một quy trình khép kín, phục hồi hoặc phân hủy tất cả các dung môi và khí thải.

  • Ưu điểm: màu sắc phong phú, dễ nhuộm, hấp ẩm tốt, chống vi khuẩn, mềm mại và thoải mái, an toàn cho làn da nhạy cảm, đa năng, bền đẹp.
  • Nhược điểm: giá thành cao nhất trong số các loại vải rayon.

Vải Modal

Modal là một loại rayon thường được sử dụng trong dệt may mặc hàng tiêu dùng. Loại vải rayon này được coi là bán tổng hợp vì nó được làm từ sự kết hợp của các vật liệu hữu cơ và tổng hợp.

Thành phần chính của vải modal là cellulose từ các cây gỗ cứng như bạch dương và sồi.. trải qua một quá trình sản xuất phức tạp trước khi nó được đưa vào sợi có thể dệt được.

  • Ưu điểm: chất vải mềm min, sáng bóng, có khả năng hút ẩm tốt, thoáng khí, khi bị nhăn nhàu và có khả năng chống nhăn tự nhiên.
  • Nhược điểm: chi phí đắt hơn, dùng lâu sẽ bị hiện tượng lông tơ làm vải mất đẹp, có thể không phù hợp với một số người có làn da nhạy cảm.

Cuprammonium rayon

Cuprammonium rayon là một loại vải cũng được làm từ cellulose hòa tan trong dung dịch hỗn hợp đồng amoni.

Loại vải này thường được sản xuất trong các sợi nhỏ để sử dụng trong trang phục và áo cánh mùa hè. Có thể kết hợp với bông để tạo ra các loại vải có kết cấu với bề mặt trơn, mềm mịn.

  • Ưu điểm: mềm mịn, thoáng mát, thoải mái, đa năng.
  • Nhược điểm: dễ cháy, độ bền kém, khó phục hồi nếu bị co giãn

8. Ứng Dụng Vải Rayon Trong Đời Sống

Vải rayon với đa dạng chủng loại cùng những tính năng ưu việt nên được sử dụng phổ biến trong may mặc. Cụ thể:

  • Vải rayon may trang phục

Vải rayon với thành phần sợi cellulose tái sinh, có bề ngoài mềm mịn và cảm giác khi sờ mát mịn giống như lụa. Loại vải này rất mềm, có độ rũ tốt nên được sử dụng để may đầm và trang phục cho nữ.

Ngoài ra, vải rayon cũng rất thích hợp để may sari là trang phục truyền thống của Ấn Độ, khăn choàng, khăn quàng cổ, cà vạt và cả đồ lót.

ứng dụng vải rayon

  • Nội thất gia đình

Chất liệu rayon cũng được ưa chuộng để làm những sản phẩm đồ nội thất như khăn trải giường, ra trải giường, rèm cửa, rèm treo và các đồ dùng để bọc.

  • Sử dụng trong công nghiệp

Không chỉ sử dụng trong may mặc thời trang và đồ tiêu dùng, vải rayon còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm dùng trong y tế, sản phẩm không dệt, tạo nên sợi tire cord dùng để làm lốp xe ô tô

  • Các ứng dụng khác

Bật mí thêm với bạn về một ứng dụng khác của vải rayon chính là sử dụng tạo ra các sản phẩm vệ sinh của phụ nữ và tả không dệt, những sản phẩm chăm sóc cho phụ nữ từ vải rayon có độ thấm hút tối ưu và bền.

9. Hướng Dẫn Bảo Quản Vải Rayon

bảo quản vải rayon

Dưới đây là một vài lời khuyên của Xưởng in đồng phục Đà Nẵng chúng tôi về cách giặt và làm khô quần áo rayon của bạn để giữ cho chúng không bị hỏng. Đừng quên lưu lại bạn nhé:

  • Rayon kém bền hơn so với cotton, vải đặc biệt yếu khi bị ướt nên cần được giặt nhẹ nhàng với các loại chất tẩy rửa nhẹ.
  • Nên giặt riêng trang phục làm từ vải rayon để không làm hư hỏng chất liệu khi phải tiếp xúc với các loại vải khác, chẳng hạn như jean...
  • Đọc những lưu ý giặt ủi có trên quần áo rayon để thực hiện đúng yêu cầu giúp bảo quản chất liệu này tốt hơn.
  • Không nên treo quần áo rayon lên để khô vì sẽ khiến chúng bị kéo giãn và mất form dáng ban đầu. Nên đặt áo quần rayon trên mặt phẳng ngang để phơi khô.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu qua tất tần tật thông tin về vải rayon. Hi vọng rằng bạn đã có thể trả lời được câu hỏi vải rayon là gì cũng như những vấn đề liên quan đế chất liệu này. Có thể nói vải rayon rất "được" mà đúng không nào, đây cũng là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn khi chọn lựa những sản phẩm trong tiêu dùng hằng ngày đấy.

Nếu bạn có thắc mắc, hãy để lại lời nhắn và chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp ngay cho bạn trong thời gian sớm nhất nhé:

Xưởng In Đồng Phục Đà Nẵng

Hotline: 0905016801

Email: kinhdoanh.bici.vn@gmail.com

Từ khóa » Xơ Rayon Viscose Và Xơ Rayon Lyocell Là Các Loại Xơ