Rối Loạn Tâm Thần Thực Tổn ICD 10 Có Nguyên Nhân Do đâu Và Triệu ...
Có thể bạn quan tâm
1. Phân biệt các rối loạn tâm thần thực tổn ICD 10
Các rối loạn tâm thần thực tổn được phân biệt trong Bệnh quốc tế 10 (ICD 10) như sau:
1.1. Mất trí trong bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là bệnh ở não, đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của vỏ não, làm suy giảm trí nhớ và dần dẫn đến mất trí nhớ.
Rối loạn tâm thần thực tổn có thể làm giảm sút trí nhớ
Bệnh được phân chia thành các nhóm sau:
-
F00.0: Mất trí do Alzheimer khởi phát sớm.
-
F00.1: Mất trí do Alzheimer khởi phát muộn.
-
F00.2: Mất trí do Alzheimer dạng hỗn hợp hoặc không điển hình.
-
F00.9: Mất trí do Alzheimer dạng không xác định.
1.2. Mất trí do bệnh mạch máu (F01)
Phân biệt bệnh dựa trên nguyên nhân gây bệnh mạch máu như:
-
Mất trí do bệnh mạch máu khởi phát sớm.
-
Mất trí do bệnh mạch máu dưới vỏ.
-
Mất trí do nhồi máu nhiều nơi.
-
Mất trí do mạch máu dưới vỏ và dưới vỏ hỗn hợp.
-
Mất trí do bệnh mạch máu không xác định.
-
Mất trí do các bệnh mạch máu khác.
Các vấn đề mạch máu não có thể gây ra rối loạn tâm thần thực tổn
1.3. Mất trí trong các bệnh lý khác (F02)
Bao gồm: Bệnh Pick, nhiễm HIV, bệnh Parkinson, bệnh Huntington, bệnh Creutzfeldt-Jakob, do những bệnh lý khác,...
1.4. Mất trí không xác định (F03)
1.5. Hội chứng quên thực thể không liên quan đến chất có cồn hoặc các chất gây nghiện khác (F04)
1.6. Mê sảng không do chất có cồn hoặc chất gây nghiện khác (F05)
1.7. Rối loạn tâm thần khác do tổn thương, bệnh cơ thể hoặc rối loạn chức năng não.
Được phân chia rất đa dạng như:
-
Các ảo giác thực tổn.
-
Các rối loạn căng trương lực thực tổn.
-
Các rối loạn cảm xúc thực tổn.
-
Các rối loạn hoang tưởng thực tổn.
-
Rối loạn phân ly thực tổn.
-
Rối loạn lo âu thực tổn.
-
Rối loạn cảm xúc không ổn định,...
1.8 Rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh lý, tổn thương hoặc mất chức năng ở não (F07).
Bao gồm hội chứng sau viêm não, rối loạn nhân cách thực tổn, hội chứng sau chấn động, rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn,...
1.9 Rối loạn tâm thần thực tổn không xác định hoặc có triệu chứng (F09).
2. Các nguyên nhân gây rối loạn tâm thần thực tổn
Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần thực tổn rất đa dạng, đặc điểm chung là chúng đều gây tổn thương não làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của não. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh này bao gồm:
2.1. Nguyên nhân do lão hóa sinh học
Ở cơ thể con người theo thời gian, có sự suy giảm nhất định về hình thái và chức năng các cơ quan trong cơ thể, được gọi chung là quá trình lão hóa. Trong đó, việc cung cấp máu cho não người bắt đầu thay đổi từ tuổi khoảng 45 - 50, từ đó làm giảm hoạt động của các tế bào não, ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ và gây ra nhiều rối loạn.
2.2. Nguyên nhân do thoái hóa não
Thoái hóa não là thoái hóa sinh học sớm của hệ thần kinh, xảy ra sớm hơn so với lão hóa sinh học. Người gặp tình trạng này có thể chỉ ở độ tuổi khoảng 40 - 60, tế bào não bị thoái hóa, suy giảm chức năng với nhiều biểu hiện như: chức năng tâm sinh lý biến đổi, trí tuệ giảm sút, rối loạn hành vi, nhân cách, có dấu hiệu thần kinh,...
Các bệnh thường gặp do thoái hóa não gồm: Pick, Alzheimer, thoái hóa thần kinh di truyền, Parkinson,...
2.3. Nguyên nhân do các tổn thương thực thể ở não
Các tổn thương thực thể ở não gây ra rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm: nghẽn mạch máu não, nhồi máu não rải rác, xuất huyết não, rối loạn tuần hoàn não, u não, chấn thương sọ não, vữa xơ mạch máu não, động kinh, nhiễm mỡ não, bệnh thủy thũng não do u,...
Nhiễm độc, nhiễm trùng có thể gây tổn thương não
2.4. Nguyên nhân do các bệnh nhiễm độc, nhiễm trùng
Gồm: viêm não do HIV, giang mai não, viêm não người lớn, viêm tắc thành cục nhiều động mạch, ngộ độc rượu, ngộ độc carbon monoxide,...
2.5. Nguyên nhân do các bệnh toàn thân hoặc hệ thống.
Bao gồm: tăng canxi huyết, lupus ban đỏ hệ thống, thiếu Vitamin B12, PP, cường giáp, nhược giáp, các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân,...
2.6. Nguyên nhân do các yếu tố tâm lý xã hội
Không thể phủ nhận nguyên nhân kích thích gây các rối loạn tâm thần thực tổn có liên quan đến yếu tố tâm lý, xã hội như: gặp khó khăn trong kinh tế, sinh hoạt, cô đơn, áp lực cuộc sống lớn, đột ngột mất người thân, thảm họa, cháy nhà,...
3. Triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn
Tùy theo tiến triển của bệnh rối loạn tâm thần thực tổn mà người bệnh có các triệu chứng khác nhau như:
3.1. Triệu chứng báo hiệu
Triệu chứng ban đầu của bệnh thường chỉ là giảm sút trí nhớ, trí tuệ như: lẫn lộn các đồ vật, để quên đồ đạc, quên tên mọi người,...
3.2. Triệu chứng toàn phát
Người bệnh sẽ gặp phải một loạt triệu chứng như:
Mất nhớ
Thời kỳ đầu, suy giảm trí nhớ chưa biểu hiện rõ ràng nhưng sau đó, tình trạng bệnh ngày càng nặng và không phục hồi. Người bệnh có thể quên sự việc vừa mới xảy ra hoặc những hoạt động thường ngày. Khi đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh chỉ sống với quá khứ hoặc chỉ còn những mảnh trí nhớ chắp vá không liên tục.
Rối loạn ngôn ngữ
Biểu hiện sớm là người bệnh khó tìm từ ngữ để biểu lộ ý tưởng, suy nghĩ, khó phát âm và khó nói chuyện trôi chảy. Sau đó, triệu chứng nặng sẽ xuất hiện như mất ngôn ngữ, mất nhận thức, không hiểu mình nói gì hoặc người khác nói gì,...
Rối loạn phối hợp động tác
Người bệnh gặp khó khăn trong các công việc hàng ngày khi cần phối hợp hoạt động của các cơ quan, đơn giản như tắm giặt, thay quần áo hoặc nặng hơn như di chuyển, sinh hoạt,... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn
Trầm cảm
Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần thực tổn thường có triệu chứng trầm cảm thất thường, không ổn định, có thể thay đổi nhanh từ giai đoạn trầm cảm nặng sang giai đoạn hưng cảm.
Triệu chứng loạn thần
Có đến 10 - 30% bệnh nhân gặp tình trạng hoang tưởng, gây chi phối hành vi, lo âu, bối rối hoặc kích động quá mức.
Biến đổi nhân cách và hành vi
Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh, thấy rõ các rối loạn như: hành vi lặp đi lặp lại, hành vi tăng động, xuất hiện những cơn kích động hung bạo,...
Phân loại rối loạn tâm thần thực tổn ICD 10 giúp việc điều trị và phòng ngừa dễ dàng hơn, do vậy việc phân chia này được áp dụng phổ biến hiện nay. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Chẩn đoán Hưng Cảm Icd 10
-
Giai đoạn Hưng Cảm - Health Việt Nam
-
RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC - Health Việt Nam
-
Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Phân Loại Một Số Rối Loạn Tâm Thần Và Hành Vi Theo ICD 10
-
RỐI LOẠN KHÍ SẮC - SlideShare
-
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC - SlideShare
-
Mã Bệnh F30: Giai đoạn Hưng Cảm ICD 10
-
Phân Loại Bệnh Tâm Thần Theo Tiêu Chuẩn ICD-10 - Hello Doctor
-
Quyết định 4293/QĐ-BYT 2019 Tài Liệu Hướng Dẫn Chẩn đoán đối ...
-
RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
-
Phác đồ điều Trị Các Rối Loạn Khí Sắc (cảm Xúc) Quân đội Nhân Dân
-
Tầm Soát Rối Loạn Lưỡng Cực Trên Bệnh Nhân Trong Giai đoạn Mắc ...
-
Các Rối Loạn Lưỡng Cực - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực Giai đoạn Hỗn Hợp: Chẩn đoán Và điều Trị