Sinh Học 12 Bài 28: Loài

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 12
Sinh học 12 Bài 28: Loài (8) 217 lượt xem Share

Để giúp các em có thể học và kiểm tra các kiến thức như: khái niệm loài sinh học, hạn chế, cách li trước hợp tử, cách li sau hợp tử eLib xin gửi đến các em bài giảng Sinh học 12 Bài 28. Nội dung chi tiết xem tại đây!

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm loài sinh học

1.2. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

3.3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Sinh học 12 Bài 28: Loài

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm loài sinh học

a. Một số khái niệm

- Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.

Loài sinh học- Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.

- Các quần thể của một loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau

- Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định. Hai nòi địa lý khác nhau có khu phân bố không trùng lên nhau

- Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp

- Nòi sinh học: là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. Đây là sự phân hóa thường gặp ở các loài động, thực vật kí sinh

b. Các tiêu chuẩn để phân biệt các loài thân thuộc

- Tiêu chuẩn hình thái : Dựa trên sự khác nhau về hình thái để phân biệt. Các cá thể của cùng một loài có chung một hệ tính trạng hình thái giống nhau. Trái lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái.

- Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái : Dựa vào khu phân bố của sinh vật để phân biệt.

  • Hai loài có khu phân bố riêng biệt
  • Hai loài có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn sẽ rất khó phân biệt.

- Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hoá: Dựa vào sự khác nhau trong cấu trúc và tính chất của ADN và prôtêin để phân biệt. Những loài càng thân thuộc thì sự sai khác trong cấu trúc ADN và prôtêin càng ít.

- Tiêu chuẩn cách li sinh sản: Giữa hai loài có sự cách li sinh sản (các cá thể không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng sinh ra con không có khả năng sinh sản hữu tính - bất thụ).

-Mỗi tiêu chuẩn trên chỉ mang tính hợp lí tương đối. Vì vậy, tuỳ mỗi nhóm sinh vật mà vận dụng tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn khác là chủ yếu. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới phân biệt được các loài sinh vật một cách chính xác.

1.2. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài

a. Cách li trước hợp tử

Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

- Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.

Ví dụ:Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh)

- Cách li tập tính:

  • Do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau
  • Ví dụ: các loài ruồi giấm khác nhau có cách ve vãn bạn tình khác nhau

Cách li tập tính

Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái):

  • Do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau
  • Ví dụ: chồn hôi có đốm ở miền Tây có mùa giao phối vào cuối mùa hè còn chồn hôi có đốm ở miền Đông có mùa giao phối vào cuối mùa đông

Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái)

- Cách li cơ học:

  • Do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau
  • Ví dụ: Hai loài rắn có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau

Cách li cơ học

b. Cách li sau hợp tử

Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.

  • Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển
  • Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ

c. Vai trò của các cơ chế cách li

  • Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng
  • Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Định nghĩa loài. Phân biệt cá thể, quần thể, nòi?

Hướng dẫn giải

Loài sinh học là nhóm cá thể có vốn gen chung, còn những tính trạng chung về hình thái sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác.

- Cá thể là tổ chức sống hoàn chỉnh.

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

- Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành các nòi.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời của các cá thể sinh vật cùng loài.

B. Quần thể tự phối tự nhiên là một tập hợp cá thể cùng loài, cùng kiểu gen, thích nghi với một điều kiện môi trường nhất định.

C. Quần thể ngẫu phối có cấu trúc ổn định về một số gen đặc trưng.

D. Về mặt di truyền học, quần thể được làm hai loại: quần thể giao phối và quần thể tự phối.

Hướng dẫn giải

Quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.

Vậy đáp án đúng là: A

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Phân biệt nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học:

Câu 2: Nêu vai trò của các cơ chế cách li đối với quá trình tiến hóa?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Mỗi loài giao phối là một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹn là do cách li

A. địa lí

B. sinh sản

C. sinh thái

D. di truyền

Câu 2: Tổ chức loài ở những sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh hay tự phối ít thể hiện tính tự nhiên và toàn vẹn hơn so với loài giao phối vì giữa các cá thể trong loài không có mối quan hệ

A. về dinh dưỡng

B. về nơi ở

C. mẹ - con

D. ràng buộc về mặt sinh sản

Câu 3: Trường hợp nào sau đây là các li sau hợp tử?

A. Vịt trời mỏ dẹt và vịt trời mỏ nhọn có mùa giao phối trong năm khác nhau.

B. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối

C. Cây lai giữa 2 loài cà độc dược khác nhau bao giờ cũng bị chết sớm

D. Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là cách li sau hợp tử?

A. Con lai không phát triển đến tuổi trưởng thành sinh dục

B. Những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi mặc dù ở cùng khu nhưng sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau

C. Con lai không sinh ra giao tử bình thường

D. Con lai không phát triển

Câu 5: Trong điều kiện tự nhiên, dấu hiệu nào là quan trọng nhất để phân biệt loài?

A. Cách li sinh sản

B. Cách li địa lí

C. Cách li sinh thái

D. Cách li sinh lí – sinh hóa

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Loài Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc. (các tiêu chuẩn : hình thái, địa lí – sinh thái, sinh lí – hóa sinh, di truyền).
  • Nêu và giải thích các cơ chế cách li trước và sau hợp tử.
  • Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.
  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
  • doc Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
  • doc Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
  • doc Sinh học 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
  • doc Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành loài
  • doc Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
  • doc Sinh học 12 Bài 31: Tiến hóa lớn
(8) 217 lượt xem Share Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sinh học 12 Bằng Chứng Tiến Hóa Chương 1 Sinh 12 Chương 6 Sinh 12 Sinh học 12

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Sinh 12

Chương 1: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị

  • 1 Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
  • 2 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
  • 3 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
  • 4 Bài 4: Đột biến gen
  • 5 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • 6 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • 7 Bài 7:TH: Quan sát các dạng ĐB số lượng NST với tiêu bản cố định và tạm thời

Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền

  • 1 Bài 8: Quy luật phân li
  • 2 Bài 9: Quy luật phân li độc lập
  • 3 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
  • 4 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
  • 5 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
  • 6 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
  • 7 Bài 14: Thực hành: Lai giống
  • 8 Bài 15: Bài tập chương I và chương II

Chương 3: Di Truyền Học Quần Thể

  • 1 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
  • 2 Bài 17: Cấu trúc di truyền và quần thể (tiếp theo)

Chương 4: Ứng Dụng Di Truyền Học

  • 1 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
  • 2 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
  • 3 Bài 20: Tạo giống mới nhờ công nghệ gen

Chương 5: Di Truyền Học Người

  • 1 Bài 21: Di truyền y học
  • 2 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và các vấn đề xã hội của DTH
  • 3 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học

Chương 1: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa

  • 1 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
  • 2 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
  • 3 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
  • 4 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
  • 5 Bài 28: Loài
  • 6 Bài 29: Quá trình hình thành loài
  • 7 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
  • 8 Bài 31: Tiến hóa lớn

Chương 2: Sự Phát Sinh Và Phát Triển Của Sự Sống Trên Trái Đất

  • 1 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
  • 2 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
  • 3 Bài 34: Sự phát sinh loài người

Chương 1: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật

  • 1 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
  • 2 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
  • 3 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
  • 4 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
  • 5 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Chương 2: Quần Xã Sinh Vật

  • 1 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
  • 2 Bài 41: Diễn thế sinh thái

Chương 3: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Bảo Vệ Môi Trường

  • 1 Bài 42: Hệ sinh thái
  • 2 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
  • 3 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
  • 4 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
  • 5 Bài 46: Thực hành Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
  • 6 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 12 Bài 28