Sinh Học 12 Bài 28: Loài - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Sinh Học 12 Chương 1: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa Sinh học 12 Bài 28: Loài ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm11 BT SGK 170 FAQ

Trong bài học này, các em sẽ được học các kiến thức như: khái niệm loài sinh học, hạn chế, cách li trước hợp tử, cách li sau hợp tử. Thấy được vấn đề loài xuất hiện và tiến hóa như thế nào và chỉ dưới ánh sáng sinh học hiện đại mới được quan niệm và giải quyết đúng đắn

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Khái niệm loài sinh học

2.2. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài

3. Luyện tập bài 28 Sinh học 12

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK & Nâng cao

4. Hỏi đáp Bài 28 Chương 1 Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Khái niệm loài sinh học

a. Một số khái niệm

- Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.

- Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.

- Các quần thể của một loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau

- Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định. Hai nòi địa lý khác nhau có khu phân bố không trùng lên nhau.

- Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp.

- Nòi sinh học: là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. Đây là sự phân hóa thường gặp ở các loài động, thực vật kí sinh.

b. Các tiêu chuẩn để phân biệt các loài thân thuộc

- Tiêu chuẩn hình thái : Dựa trên sự khác nhau về hình thái để phân biệt. Các cá thể của cùng một loài có chung một hệ tính trạng hình thái giống nhau. Trái lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái.

- Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái : Dựa vào khu phân bố của sinh vật để phân biệt.

+ Hai loài có khu phân bố riêng biệt

+ Hai loài có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn sẽ rất khó phân biệt.

- Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hoá : Dựa vào sự khác nhau trong cấu trúc và tính chất của ADN và prôtêin để phân biệt. Những loài càng thân thuộc thì sự sai khác trong cấu trúc ADN và prôtêin càng ít.

- Tiêu chuẩn cách li sinh sản : Giữa hai loài có sự cách li sinh sản (các cá thể không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng sinh ra con không có khả năng sinh sản hữu tính - bất thụ).

Mỗi tiêu chuẩn trên chỉ mang tính hợp lí tương đối. Vì vậy, tuỳ mỗi nhóm sinh vật mà vận dụng tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn khác là chủ yếu. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới phân biệt được các loài sinh vật một cách chính xác.

2.2. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài

a. Cách li trước hợp tử

- Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

- Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh) : do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.

+ Ví dụ:

Ví dụ:Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh)

- Cách li tập tính : do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.

+ Ví dụ: các loài ruồi giấm khác nhau có cách ve vãn bạn tình khác nhau

Cách li tập tính

- Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái) : do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.

+ Ví dụ: chồn hôi có đốm ở miền Tây có mùa giao phối vào cuối mùa hè còn chồn hôi có đốm ở miền Đông có mùa giao phối vào cuối mùa đông

Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái)

- Cách li cơ học : do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

+ Ví dụ: Hai loài rắn có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau

Cách li cơ học

b. Cách li sau hợp tử:

Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.

- Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.

- Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.

c. Vai trò của các cơ chế cách li :

- Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng

- Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

3. Luyện tập Bài 28 Sinh học 12

- Sau khi học xong bài này các em cần:

+ Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc. (các tiêu chuẩn : hình thái, địa lí – sinh thái, sinh lí – hóa sinh, di truyền).

+ Nêu và giải thích các cơ chế cách li trước và sau hợp tử.

+ Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 125 SGK Sinh học 12

Bài tập 2 trang 125 SGK Sinh học 12

Bài tập 3 trang 125 SGK Sinh học 12

Bài tập 4 trang 125 SGK Sinh học 12

Bài tập 5 trang 125 SGK Sinh học 12

Bài tập 3 trang 167 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 167 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 5 trang 167 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 28 trang 97 SBT Sinh học 12

Bài tập 39 trang 99 SBT Sinh học 12

Bài tập 41 trang 100 SBT Sinh học 12

4. Hỏi đáp Bài 28 Chương 1 Sinh học 12

- Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

- Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh học 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi Bài 29: Quá trình hình thành loài Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành loài Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Hình học 12 Chương 3

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 9 Lớp 12 Deserts

Tiếng Anh 12 mới Unit 5

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Ôn tập Vật lý 12 Chương 3

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Hoá Học 12 Chương 5

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Sinh Học 12 Chương 2 Tiến hóa

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 3 Lịch Sử VN

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Đề cương HK1 lớp 12

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Người lái đò sông Đà

Quá trình văn học và phong cách văn học

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đàn ghi ta của Lor-ca

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tây Tiến

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 12 Bài 28