Sinh Học 12 Bài 28: Loài
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Sinh học 12 bài 28: Loài vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Loài
- A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 28
- I. Khái niệm loài sinh học
- II. Cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
- B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 28
- C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 28
I. Khái niệm loài sinh học
1. Khái niệm
- Loài là 1 hay 1 nhóm các quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên, cho ra đời con có sức sống và khả năng sinh sản nhưng lại cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác tương tự.
- Cách li sinh sản là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt 2 quần thể là cùng loài hay khác loài => Hai quần thể cùng loài chỉ trở thành hai loài khác nhau khi chúng trở nên cách li sinh sản
- Loài thân thuộc là 2 loài có hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) nhưng cách li sinh sản với nhau
2. Hạn chế
- Chỉ áp dụng được cho loài sinh sản hữu tính, không áp dụng cho loài sinh sản vô tính.
- Khó biết được trong tự nhiên 2 quần thể nào thực sự cách li sinh sản với nhau và cách li ở mức độ nào.
II. Cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
1. Cách li trước hợp tử
- Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau (ngăn cản thụ tinh tạo ra hợp tử)
+ Cách li nơi ở: (sinh cảnh) – sống trong cùng khu vực địa lí nhưng trong sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối
Ví dụ: loài chó nhà và chó sói hoặc vịt nhà và loài vịt trời sống ở những sinh cảnh khác nhau...
+ Cách li tập tính: các quần thể khác nhau có những tập tính giao phối riêng → cách li sinh sản.
Ví dụ: 2 loài chim bói cá thân thuộc có tập tính kết đôi và giao phối khác nhau.....
+ Cách li thời gian (mùa vụ): Các cá thể thuộc các quần thể có các mùa sinh sản khác nhau, không thể giao phối với nhau được
Ví dụ: 2 loài sáo đen và sáo nâu có mùa sinh sản khác nhau.....
+ Cách li cơ học: do cấu tạo của cơ quan sinh sản khác nhau làm cho các cá thể thuộc các quần thể khác nhau không giao phối được với nhau
Ví dụ: Hươu cao cổ và hươu sao có cấu tạo cơ thể và cơ quan sinh sản khác nhau...
2. Cách li sau hợp tử
+ Là cơ chế ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tao ra con lai hữu thụ
Ví dụ: lừa có thể giao phối với ngựa tạo ra con la, nhưng con la bất thụ....
+ Cơ chế cách li có ý nghĩa duy trì sự toàn vẹn về những đặc điểm riêng của loài
+ Nếu 2 quần thể cùng loài trong tự nhiên vì lý do nào đó dẫn đến cách li sinh sản thì loài mới sẽ xuất hiện
B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 28
Câu 1. Điều nào không đúng khi nói về sự khác nhau giữa hai quần thể cùng loài?
- Khác nhau về tần số tương đối của các alen.
- Khác nhau về tần số tương đối của các kiểu gen.
- Khác nhau về tần số tương đối của các kiểu hình.
- Khác nhau về các kiểu hình.
Câu 2. Thực chất của quá trình hình thành loài là
- Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản không hoàn toàn với quần thể gốc.
- Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng đa hình, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
- Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
- Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra thành phần kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
Câu 3. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
1- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
2- Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
3- Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
4- Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
- 2, 3.
- 1, 4.
- 2, 4.
- 1, 3.
Câu 4. Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
- Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
Câu 5. Vì nguyên nhân nào, có lúc con người phải sử dụng tổng hợp các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc?
- Để biết chắc chắn hơn.
- Sử dụng tiêu chuẩn đơn giản trước, phức tạp sau.
- Mỗi tiêu chuẩn chỉ có tính tương đối.
- Tiêu chuẩn di truyền là tiêu chuẩn cuối cùng để khẳng định
Câu 6. Ở một hồ nước, người ta thấy có một số nhóm cá có kiểu hình giống nhau nhưng lại có tập tính săn mồi khác nhau. Phương pháp tốt nhất để có thể xác định chúng là các biến dị thuộc cùng một loài hay chúng là các cá thể của hai loài khác nhau là
- Nghiên cứu ADN vì ADN của các cá thể cùng loài chắc chắn là giống nhau.
- Nghiên cứu giải phẫu so sánh, đặc biệt là các cơ quan tương đồng.
- Quan sát chúng trong tự nhiên xem chúng có giao phối với nhau và sinh con hữu thụ bình thường hay không.
- Nghiên cứu sự phát triển phôi của chúng.
Câu 7. Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li
- Sinh thái.
- Sinh sản.
- Địa lí.
- Tập tính.
Câu 8. Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ, hoặc trên những phần khác nhau trên cơ thể vật chủ gọi là:
- Nòi địa lí.
- Nòi sinh thái.
- Nòi sinh học.
- Quần thể giao phối.
Câu 9. Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là
- Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của 2 loài bố mẹ.
- Hai bộ NST đơn bội khác loài trong tế bào nên gây khó khăn cho sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST làm cản trở quá trình phát sinh giao tử.
- Sự đa bội hóa giúp tế bào sinh dục ở cơ thể lai xa giảm phân bình thường và cơ thể lai xa hữu thụ.
- Cơ thể lai xa được duy trì bộ NST qua sinh sản sinh dưỡng.
Câu 10. Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là
- Nòi địa lí.
- Nòi sinh thái.
- Nòi sinh học.
- Quần thể.
Câu 11. Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?
- Tiêu chuẩn hình thái.
- Tiêu chuẩn địa lí, sinh thái.
- Tiêu chuẩn sinh lí, hóa sinh.
- Tiêu chuẩn di truyền.
Câu 12. Câu nào dưới đây nói về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
- Không có sự cách ly địa lý thì không thể hình thành loài mới.
- Cách ly địa lý có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
- Cách ly địa lý luôn dẫn tới cách ly sinh sản.
- Môi trường địa lý khác nhau là nguyên nhân chính tạo nên cách ly địa lý.
Câu 13. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì
- Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
- Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với quần thể cây 2n.
- Quần thể cây 4n có thể giao phấn được với quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.
- Quần thể cây 4n có các đặc điểm về hình thái, kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.
Câu 14. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý, nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu?
- Sự bất động của thực vật và động vật ít di động cách li sinh thái.
- Chọn lọc tự nhiên diễn ra trong các điều kiện địa lí khác nhau.
- Điều kiện sống của các khu vực sinh thái khác nhau.
- Nhân tố cách li sinh thái.
Câu 15. Ví dụ nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử?
- Cây lai giữa hai loài cà độc dược khác nhau thường bị chết.
- Con la là con lai giữa lừa và ngựa bị bất thụ.
- Tinh trùng của ngan thường chết trong ống dẫn trứng của vịt.
- Các loài bông khác nhau có thể cho ra các cây lai F1 hữu thụ, nhưng sang cây F2 thì không thụ tinh được.
Đáp án
1D | 2D | 3D | 4C | 5C | 6C | 7B | 8C | 9C | 10D |
11C | 12B | 13C | 14B | 15C |
----------------------------------------
Với nội dung bài Sinh học 12 bài 28: Loài các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của loài...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 28: Loài.Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:
C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 12 Bài 28
-
Lý Thuyết Sinh 12 Bài 28: Loài Và Các Cơ Chế Cách Li Sinh Sản Của Loài
-
Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 28: Loài
-
Sinh Học 12 Bài 28: Loài - HOC247
-
Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 28 (mới 2022 + 30 Câu Trắc Nghiệm): Loài
-
Sinh Học 12 Bài 28: Loài
-
Lý Thuyết Sinh 12 Bài 28: Loài - Tải Sách Mới
-
Giải Bài 28 Sinh 12: Loài - Tech12h
-
Lý Thuyết Sinh12 - : Bài 28: Loài
-
Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 28 (mới 2022 + Bài Tập): Loài
-
Loài Sinh Học 12 | SGK Sinh Lớp 12
-
Bài 28. Loài
-
Sinh Học 12 Bài 28: Loài
-
Sinh Học 9 Bài 28: Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Người
-
Loài Sinh Học 12 | SGK Sinh Lớp 12 - Học Tốt